28 thg 12, 2012

“Tuyên bố ngoại giao về chủ quyền biển đảo” nhìn từ góc độ pháp lý.


Hiện nay, tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam, Trung Quốc và một số quốc gia trong khu vực đang là vấn đề chính trị “nóng” của toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Phía Trung Quốc liên tiếp có các hành động ngang ngược, xâm phạm chủ quyền và cản trở các hoạt động bình thường về kinh tế, an ninh – quốc phòng… trong phạm vi lãnh thổ của các quốc gia trong khu vực tranh chấp.
Trước những hành động phi nghĩa đi ngược lại với chính các điều ước quốc tế, các thỏa thuận và hiệp ước chung mà Nhà nước Trung Quốc đã kí kết, tham gia hoặc tuyên bố. Bộ Ngoại giao Việt Nam thường trao công hàm tới đại sứ quán nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và phát ngôn phản đối trên phương tiện truyền thông đại chúng.
Ngày 29 – 5 – 2011 (sau sự kiện phía Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02), bà Nguyễn Phương Nga - người phát ngôn của Bộ ngoại giao Việt Nam nói: "… Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam…"
Sau một loạt hành động vi phạm chủ quyền và lợi ích quốc gia Việt Nam tháng 10 – 2012, Trả lời câu hỏi của phóng viên, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Lương Thanh Nghị nói: “VN yêu cầu TQ tôn trọng chủ quyền của VN, không có thêm những hoạt động sai trái tương tự, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa VN và TQ cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông”…
Lời phát ngôn cũng như các hoạt động ngoại giao trên không chỉ là các biện pháp ngoại giao đơn thuần, và càng không thể chứng minh Nhà nước Cộng hòa xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam bất lực trước những hành vi khiêu khích bằng vũ lực, quân sự của Trung Quốc như phản hồi trên một số báo mạng, số ít thành viên của các mạng xã hội hay một vài blogger nếu ta nhìn từ góc độ pháp lý:
           Thứ nhất, nếu Nhà nước Việt Nam tiến hành ngay các biện pháp vũ trang hoặc quân sự để trả đũa hành vi của Trung Quốc chính là phá bỏ đi lợi thế trong việc nắm giữ các chế định pháp lý bảo vệ mình đồng thời vi phạm các điều ước, công khai xóa bỏ các tuyên bố thỏa thuận đã đạt được trong giải quyết vấn đề Biển Đông. Hành động này không bao giờ cần thiết cho một Nhà nước, một dân tộc nhược yếu nắm giữ chính nghĩa cần sự động viên, trợ giúp của nhân loại tiến bộ.
Thứ hai, việc tuân thủ các điều ước, thỏa thuận đã ký kết (trong đó có Việt Nam và Trung Quốc) và việc tiến hành các hoạt động ngoại giao trên mang tầm ý nghĩa và đạt hiệu quả pháp lý rất cao trong việc Nhà nước Việt Nam khẳng định trên trường quốc tế về chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển xung quanh nó. Theo luật công pháp quốc tế, các nguyên tắc “công nhận, không phản ứng và estopel” cho phép một quốc gia sử dụng chính các “Tuyên bố ngoại giao” và các hoạt động ngoại giao cụ thể như: ký kết các điều ước, trao công hàm phản đối… là một biện pháp tiên quyết và quan trọng hàng đầu trong khẳng định chủ quyền liên tục và bảo vệ lợi ích quốc gia đối với vùng lãnh thổ đang bị tranh chấp.
Cũng cần phải thấy rằng: hành vi cương quyết, chính xác nhưng mềm mỏng về ngoại giao của Nhà nước ta đang và sẽ tạo nên lợi thế lớn trong lập luận và chứng cứ nếu như vụ việc tranh chấp này được đưa ra Tòa án JCJ (tòa án quốc tế trong giải quyết các vấn đề tranh chấp chủ quyền và lợi ích quốc gia về biển đảo). Có thể lấy ví dụ điển hình về trường hợp giải quyết giữa Singapore và Malaysia trong tranh chấp hòn đảo chiến lược Pedra Branca của tòa án quốc tế JCJ (Singapore được lợi từ phán quyết này bởi tôn trọng các điều ước, luật pháp quốc tế).
Ngoài ra, trên phương diện lợi ích kinh tế, vấn đề hội nhập kinh tế biển Việt Nam ra thế giới, thu hút đầu tư quốc tế; tạo thời cờ thuận lợi củng cố thêm sức mạnh an ninh quốc phòng, đặc biệt là tiềm lực hải quân để tự bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc thì yêu cầu tiên quyết là phải đảm bảo một môi trường đầu tư ổn định, hòa bình; phải tôn trọng và thi hành đầy đủ các điều khoản của điều ước và pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển chủ quyền xung quanh nó.
Trong lịch sử xây dựng và giữ nước của cha ông ta hàng ngàn năm nay, chúng ta có thể tự hào về những chiến thắng vang dội của trận thủy chiến Bạch Đằng năm 938, trận thủy chiến với quân Nguyên Mông năm 1288, Hay gần nhất là những thành tựu ngoại giao như “hiệp định sơ bộ 6 – 3 - 1946”, “tạm ước 14 – 9 - 1946” của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa để rồi thắng lợi nhất định sẽ về ta, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản sẽ giữ vững chủ quyền biển đảo cho Tổ quốc, cho nhân dân.
Nguyễn Nam

27 thg 12, 2012

"Ranh" ngôn thời @

- Ăn ít lâu no, ăn nhiều... hao của.

- Bỏ thì thương, vương thì... ớn.

- Ai làm... người khác chịu.

- Bụng làm, dạ... tháo.

- Đầu bạc răng... vàng

- Giấy rách giữ lấy... bán ve chai.

- Người chết hết của, người còn của... cũng hết.

- Còn... nói còn tát.

- Một thời để yêu và một... đời để... trả nợ.

- Siêng nhặt chật... nhà.

- Dậu đổ... trộm leo.

- Hát hay không bằng hay hát, hát dở chi bằng... đừng hát.

Việt Nam không cần đa nguyên, đa đảng!


Đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá CNXH, trước hết là trên lĩnh vực tư tưởng là vấn đề có ý nghĩa sống còn của cách mạng Việt Nam, là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
Hiện nay, các TLTĐ tăng cường hoạt động phá hoại tư tưởng đối với Việt Nam. Mục tiêu của chúng là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCS, hướng Việt Nam theo con đường XHCN. Để thực hiện được âm mưu đó, các TLTĐ trong nước đã câu kết với các “Trung tâm phá hoại tư tưởng”, các chuyên gia chiến tranh tâm lý ở nước ngoài, huy động tối đa lực lượng, phương tiện tuyên truyền, xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, trong đó chúng đòi Việt Nam phải thực hiện đa nguyên, đa đảng.
Đa nguyên chính trị xuất hiện vào đầu thế kỷ XVIII, khi giai cấp tư sản còn là giai cấp tiến bộ trong đấu tranh bảo vệ sự đa dạng, bình đẳng của các nhóm xã hội có lợi ích khác nhau, phát triển quyền tự do dân chủ tư sản, là một khuynh hướng xã hội – triết học, tuyệt đối hóa sự đa dạng đối kháng của các nhóm, đảng phái, tổ chức chính trị khác nhau trong xã hội. Hệ thống đa đảng là hệ thống mà ở đó có nhiều đảng chính trị có khả năng điều hành chính phủ một cách độc lập hay liên minh với nhau.
Việt Nam không chấp nhận đa nguyên, đa đảng vì những lý do sau:
- Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không phải là chế độ chính trị của thể chế XHXN.
Đa nguyên chính trị xuất hiện khi giai cấp tư sản còn là giai cấp tiến bộ trong xã hội. Khi các tổ chức độc quyền xuất hiện, đa nguyên chính trị mất dần ý nghĩa ban đầu, trở thành thủ đoạn để điều chỉnh lợi ích trên nguyên tắc cạnh tranh giữa các nhóm, tổ chức độc quyền và là bình phong “dân chủ” che đậy sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội tư bản.
Khi CNXH xuất hiện, đa nguyên chính trị trở thành công cụ tư tưởng để giai cấp tư sản chống lại các nhà nước XHCN, phong trào công nhân và các trào lưu tiến bộ trên thế giới. Bằng việc đòi mở rộng quyền tự do dân chủ đã thực hiện chế độ đa đảng nhằm vô hiệu hóa và từng bước đẩy ĐCS ra khỏi vị trí lãnh đạo xã hội.
- Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không đảm bảo được dân chủ đích thực.
Bản chất của dân chủ là mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Không phải là cứ thực hiện đa đảng, nhiều đảng cạnh tranh thì sẽ dân chủ. Một ví dụ điển hình, người Mỹ luôn hô hào nước họ có “tự do”, “dân chủ” thực sự, người dân được tự do biểu tình, báo chí tự do phanh phui những chuyện nhạy cảm, các đảng phái cạnh tranh, hạ uy tín lẫn nhau. Nhưng điều đó không phải là bản chất thực sự của dân chủ. Đa đảng của nước Mỹ thực chất chỉ là một đảng, là sự cầm quyền của đảng tư sản; dân chủ ở Mỹ là dân chủ tư sản, không phải là dân chủ của đa số; thực chất đa đảng đối lập trong xã hội tư sản chỉ là nhằm mục tiêu đảm bảo quyền lợi cho giai cấp tư sản.
Dân chủ không phụ thuộc vào cơ chế độc đảng hay đa đảng mà nó phụ thuộc vào bản chất của chế độ cầm quyền phục vụ cho giai cấp nào.
- Lịch sử cách mạng Việt Nam đã khẳng định Việt Nam không cần đa đảng.
Tháng 8/1945, ĐCS Việt Nam đã lãnh đạo toàn dân tộc đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền, lập ra nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Toàn bộ cách mạng Việt Nam là do ĐCS Việt Nam lãnh đạo. Nhân dân Việt Nam đã lựa chọn ĐCS Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất của mình.
- ĐCS Việt Nam – một chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã và đang xây dựng đất nước vững mạnh, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của ĐCS, sự nghiệp cách mạng ở nước ta đã đem lại những quyền cơ bản cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động. Đó là độc lập, tự do cho dân tộc, quyền bình đẳng với các quốc gia trên thế giới.
- Dư luận quốc tế và nhân dân các nước dân chủ, tiến bộ trên thế giới đánh giá cao, ủng hộ ĐCS và chế độ nhất nguyên ở Việt Nam.
Nếu Việt Nam thực hiện đa đảng thì đất nước sẽ lâm vào cảnh hỗn loạn, mất ổn định, ĐCS mất vai trò lãnh đạo xã hội, Việt Nam không còn là đất nước phát triển theo con đường XHCN, mọi thành quả cách mạng sẽ bị tiêu tan. Điển hình là bài học đau xót về thực thi dân chủ sai nguyên tắc ở Liên xô trong thời gian cải tổ. Những đơn thuốc “công khai hóa”, “dân chủ hóa”, “đa nguyên chính trị” được đưa ra nhằm cải tổ chủ nghĩa xã hội lại tạo thời cơ, điều kiện thuận lợi cho các thế lực chống đối hoạt động ráo riết hơn, dẫn đến hậu quả tất yếu là chủ nghĩa xã hội ở Liên xô đã sụp đổ.
Có thể nói, ĐCS Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật. (Điều 4 – Hiến pháp 1992)
Dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, đất nước ta đã giành được những thắng lợi to lớn. Trong thời gian tới cần tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo duy nhất của đảng để đưa con thuyền cách mạng vững bước tới tương lai.
Nguyễn Nam

Việt Nam có vi phạm nhân quyền ?


Phần 2: Vấn đề nhân quyền tại Việt Nam – nhìn dưới góc độ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam
Có lẽ ai cũng hiểu rằng muốn đánh giá đúng thực chất nhân quyền của một nước thì phải căn cứ vào chủ trương, chính sách của Nhà nước đó trong thực tế đang vận hành như thế nào? Đem lại hiệu quả, lợi ích gì trên tất cả các bình diện của đời sống kinh tế- xã hội?
Đi lên từ một nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Việt Nam có quyền tự hào về những cố gắng và tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện nhân quyền thông qua các biểu hiện cơ bản sau đây:
Về kinh tế, thành tựu lớn nhất không chỉ chúng ta hoan nghênh mà được cả dư luận thế giới chú ý là đường lối, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đúng đắn do Đảng đề ra. Các nghị quyết của Đảng thừa nhận có 6 thành phần kinh tế đồng thời cũng đã thể chế hoá trong Hiến pháp. Hiến pháp thừa nhận chế độ kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bao gồm 6 thành phần: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư  bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Chúng ta tôn trọng 6 thành phần kinh tế có nghĩa là chúng ta tôn trọng tất cả sức vóc, của cải vật chất của nhân dân, những người có năng lực, có điều khiện tham gia phát triển thành phần kinh tế nào đều được Đảng và Nhà nước hoan nghênh và tạo điều kiện. Đây là nội dung biểu hiện nhân quyền cụ thể nhất của công dân Việt Nam  về mặt kinh tế.
Về chính trị, Việt Nam công khai nói rõ trong Hiến pháp: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đây là điểm mà thế giới đánh giá cao. Nhà nước Việt Nam không theo hình thức của Nhà nước tư sản kiểu “tam quyền phân lập”. Các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước Việt Nam làm nhiện vụ độc lập, nhưng lại có sự phân công, phối hợp chặt chẽ với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quan điểm trên thể hiện sự dân chủ và tính nguyên tắc, đã được nhân dân thảo luận kỹ và đồng tình.
Tại Việt Nam dân chủ hoá đời sống xã hội đang được từng bước mở rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhà nước Việt Nam đã ban hành quy chế dân chủ cơ sở, được đông đảo cán bộ và nhân dân đồng tình, hưởng ứng, do vậy vai trò, vị trí của người lao động làm chủ cơ sở được đề cao. Đương nhiên, việc thực hiện ở mỗi nơi, mỗi lúc có khác nhau, nhưng việc xây dựng được quy chế dân chủ ở cơ sở rõ ràng là một cố gắng lớn. Việt Nam rất coi trọng giải quyết nguyện vọng chính đáng của nhân dân, nhiều việc oan sai được giải toả, đem lại sự công bằng cho mọi người.
Về mặt xã hội, có thể nói rằng , quan điểm  đúng đắn của Đảng ta đã nói rõ trong các Văn kiện Đại hội Đảng cũng như được thể chế hoá trong Hiến pháp: tăng trưởng kinh tế đi liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo sự công bằng và tiến bộ xã hội. Đây là quan điểm thể hiện sự khác biệt về chất giữa chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ tư bản chủ nghĩa. Một trong những biểu hiện được Liên Hợp quốc đánh gia cao nhất là chính sách xoá đói giảm nghèo của Việt Nam trong những năm qua đã thu được những kết quả tốt đẹp, thể hiện khá rõ nét ở nhiều vùng núi, vùng sâu, vùng xa với “điện, đường, trường, trạm” mọc lên ở nhiều nơi.
Về giáo dục, khoa học, Việt Nam rất coi trọng giáo dục khoa học. Hiến pháp xác định giáo dục khoa học là quốc sách hàng đầu. Trên thực tế nạn xoá mù chữ đã được xoá bỏ, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Đây cũng là tiêu chí quan trọng của nhân quyền. Thế nhưng, những thế lực thù địch Nhà nước Việt Nam cố tình “lờ đi” không thừa nhận những thành tựu này là vì lẽ gì?
Về văn hoá, Nghị quyết TW 5 (khoá XIII) chỉ rõ, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hoá thống nhất trong đa dạng và đa dạng trong thống nhất của 54 cộng đồng các dân tộc anh em sống trên dải đất hình chữ S này. Mặc dù còn khó khăn nhiều mặt, nhưng năm 2000, riêng việc nghiên cứu phục hồi nền văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, Nhà nước ta đã đầu tư hơn 20 tỷ đồng. Đấy cũng là sự tôn trọng quyền của công dân trong việc hưởng thụ văn hoá.
Về tự do báo chí, quyền tự do báo chí được Hiến pháp thừa nhận, ghi trong điều 69: “Công dân có quyền được tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin”. Quốc hội đã thông qua Luật Báo chí, Luật Xuất bản để cụ thể hoá Hiến pháp. Chưa bao giờ báo chí ta phát triển mạnh mẽ như 26 năm đổi mới vừa qua. Hiện nay cả nước có 894 cơ quan báo chí, trong đó có 759 cơ quan báo in với 1003 ấn phẩm, 67 đài phát thanh truyền hình TW và địa phương, 68 cơ quan báo điện tử và tạp chí điện tử, gần 17 000 phóng viên được cấp thẻ nhà báo. Các cơ quan báo chí này đều để nhằm phục vụ lợi ích cho nhân dân lao động Việt Nam.
Tóm lại, tại Việt Nam người dân hoàn toàn được hưởng các quyền tự do dân chủ. Những người cố tình phủ nhận những thành tựu cuả Việt Nam trong vấn đề đảm bảo quyền con người phải chăng là vì sự thiếu thiện chí với Việt Nam hay là vì một mưu đồ chính trị sâu xa nào khác???
Búa liềm

Việt Nam có nhất thiết phải thực hiện đa nguyên, đa đảng?


Chủ nghĩa đa nguyên ra đời vào cuối thế kỷ XVIII, nhấn mạnh sự đa dạng trong đời sống xã hội, không có sự phân chia giai cấp, đa lực lượng, đa đảng phái, quan hệ với nhau theo nguyên tắc hiệp thương, xây dựng nhà nước phúc lợi chung.
Đòi Việt Nam phải đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập thực chất là gì?
Ở Việt Nam, một số người muốn đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập thực chất là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, hướng lái Việt Nam theo con đường của các nước tư bản phương Tây và Mỹ: có nhiều phe phái, đảng phái cùng nhau điều hành đất nước. Nền dân chủ “kiểu Mỹ” thực chất chỉ có trên lý thuyết, còn trên thực tế, nước Mỹ là do một đảng thống trị, đó là đảng của chủ nghĩa tư bản, dù là Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa. Quyền lực tập trung vào tay của giai cấp tư sản chứ không phải thuộc về nhân dân. Vậy, về thực chất, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập cùng hướng đến mục tiêu duy nhất là đảm bảo quyền lợi cho giai cấp tư sản.
Đa nguyên, đa đảng sẽ dẫn Việt Nam đến đâu?
Theo lý luận của các thế lực thù địch, đa nguyên, đa đảng sẽ đưa nước ta tiến tới nền dân chủ toàn diện, đất nước sẽ phát triển hơn, đời sống nhân dân sẽ tốt đẹp hơn. Nhnưg thực tế thì không phải như vậy. Đất nước ta sẽ rơi vào cảnh hỗn loạn, mất ổn định, bất ổn về kinh tế, chính trị, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội sẽ bị chặn lại, Đảng cộng sản mất vai trò lãnh đạo xã hội, mọi thành quả cách mạng của nhân dân ta đều sẽ tiêu tan. Liên xô, Ba Lan, Ucraina,… là những “tấm gương” về thực hiện đa nguyên, đa đảng. Những chiêu bài “công khai hóa”, “dân chủ hóa”, “đa nguyên chính trị” đưa ra nhằm cải tổ chủ nghĩa xã hội, lại tạo “thời cơ”, điều kiện thuận lợi cho các thế lực thù địch hoạt động ráo riết hơn, quyết liệt hơn và chúng đã thành công, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ.
Việt Nam không thực hiện đa nguyên, đa đảng là vì sự ổn định và phát triển của nền dân chủ, của mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định, đảm bảo sự ổn định và phát triển của đất nước, tiến tới xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa mà ở đó  con người thực sự được ấm no, hạnh phúc.
Mặt khác, ở Việt Nam, quyền lực thuộc về quần chúng nhân dân, mọi công dân đều có quyền tham gia quản lý xã hội trực tiếp hoặc gián tiếp, mọi ý kiến đóng góp đều được đảm bảo thực hiện.
Chính vì các lý do đó mà Việt Nam không cần đa nguyên, đa đảng.
Hoa nắng

25 thg 12, 2012

Đạo đức, lối sống sinh viên đang tụt dốc


“Mù” lịch sử, sống cá nhân

“SV ngày nay đang xem nhẹ, thậm chí quay lưng lại với giá trị truyền thống của dân tộc, một bộ phận HS-SV thờ ơ với truyền thống, không hiểu gì về văn hóa dân tộc, sùng bái văn hóa ngoại, lối sống ngoại mà kết quả của môn thi lịch sử tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ trong mấy năm gần đây đã nói lên điều này” - ThS Trần Hoàng Phong (Trường ĐH Đồng Tháp) nêu ý kiến.

Theo thầy Phong trong khoảng 1.800 SV thuộc 9 trường ĐH, 6 trường trung học và học nghề, 2 xí nghiệp trên địa bàn TPHCM đã được khảo sát, có tới 40,75% không biết sự kiện lịch sử hoặc lai lịch nhân vật lịch sử của con đường mình đang sống, tên trường đang/đã theo học; 43% cho rằng Việt Nam có 100 dân tộc khác nhau, 23% kể sai hoặc không kể được tên một danh nhân văn hóa hoặc danh tướng trong lịch sử, 60% kể sai hoặc không kể được một di tích lịch sử văn hóa cũng như di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn thành phố.

Trong khi đó, thạc sĩ Đào Thị Vân Anh – Trung tâm nghiên cứu GDPT, Viện Nghiên cứu giáo dục (Trường ĐHSP TP.HCM) phân tích: Trong tổng số 200 SV các Trường ĐHSP TP.HCM, ĐH Kinh tế, ĐH Bách Khoa… được hỏi về biểu hiện đạo đức của SV, đánh giá mức độ hành vi đạo đức của bản thân, tự đánh giá hạnh kiểm… có 41% cho rằng đạo đức SV hiện nay đang ở mức đáng lo ngại, 11,5% ý kiến ở mức “báo động về sự xuống cấp đạo đức” và chỉ có 33% ý kiến ở mức độ trung bình, chỉ có 5,5% cho rằng “nhìn chung là tốt”.

Theo nghiên cứu của TS Huỳnh Văn Sơn cho thấy sự lệch chuẩn về lối sống, đạo đức lẫn suy nghĩ của SV khá rõ. Cụ thể, 36% SV cho biết làm theo lương tâm sẽ bị thua thiệt, 41% bảo rằng không nhất thiết phải sống cao thượng, 28% có tư tưởng trả thù, báo oán…
Đạo đức, lối sống sinh viên đang tụt dốc, Giáo dục - du học, loi song sinh vien, dao duc sinh vien, sinh vien, chay diem, truong dai hoc, sinh vien mu lich su, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
Các nhà nghiên cứu lo ngại về đạo đức SV
Ở một khía cạnh khác, cô Lê Thị Tần – giảng viên khoa lý luận chính trị, Trường ĐH An Giang cho rằng, đạo đức SV đang xuống cấp nghiêm trọng. SV đang tồn tại chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỉ, thực dụng, vụ lợi ngày càng nhiều. Một bộ phận SV thể hiện lối sống xa hoa, lãng phí, đua đòi, tiêu xài những đồng tiền không lợp lý và vô cảm trước những khó khăn của người khác.

Nhiều SV thể hiện một lối sống thiếu trung thực, cơ hội, chạy chọt vì lợi ích cá nhân như điểm số, thi cử. Ngoài ra một bộ phận khác thì luôn có hành động nói không đi đôi với làm và đa số SV sống xa nhà nên cũng có lối sống buông thả, hưởng thụ, thiếu hoài bão, thiếu quyết tâm và có nhiều tệ nạn nghiện hút, cờ bạc, xa đọa…

Nhân cách thầy là tấm gương đạo đức
Đạo đức, lối sống sinh viên đang tụt dốc, Giáo dục - du học, loi song sinh vien, dao duc sinh vien, sinh vien, chay diem, truong dai hoc, sinh vien mu lich su, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
SV lên lớp cần được dạy chữ và dạy người (Ảnh: SV Trường ĐH Sư phạm TPHCM)
Cô Lê Bích Thủy – Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM) cho rằng, nếu học ở phổ thông thầy cô gần gũi với HS bao nhiêu thì lên ĐH thầy cô lại xa rời SV bấy nhiêu. GV là người gắn bó với cái tên ThS, TS, PGS, GS cạnh tên môn, trong khi đó SV chỉ là hàng trăm cái tên gắn với khoa, khóa, lớp học rộng lớn hàng trăm con người cùng ngồi, cùng chép, cùng chờ chuông reo.

“Không có những sự trao đổi, hỏi han về tâm tư nguyện vọng, tình cảm, không có sự chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống, vì “không có thời gian”, “không liên quan” “không có tâm huyết” nên SV học được sự thờ ơ và học được bài học lớn: “Không chia sẻ, không quan tâm”.

Ở góc độ khác, bà Bùi Trân Phượng - hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen TP.HCM cho rằng, rất cần thiết phải rèn luyện tính trung thực cho SV và cần phải tạo ra diện mạo một nền “giáo dục sạch” bằng việc chấm dứt “đạo văn” đang phổ biến hiện nay bởi nếu không tạo ra chuẩn mực đạo đức cho SV Việt Nam thì chúng ta tự đóng cửa và không thể hợp tác hội nhập với nền giáo dục tiên tiến, hội nhập.

PGS.TS Ngô Minh Oanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục (Trường ĐHSP TP.HCM), vai trò của người GV trong việc giáo dục đạo đức cho SV ở các trường ĐH, CĐ là rất quan trọng. Người giảng viên có thể là người ‘thần tượng” của sinh viên, có thể sử dụng công cụ hữu hiệu nhất thông qua “Dạy chữ để dạy người” thậm chí với những bài học “không lời” cũng có thể đem lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên để được như vậy người GV phải là “vừa hồng, vừa chuyên” xem việc truyền nghề như thể thực chất; người thầy không chỉ dạy chữ mà còn dạy người.

"Nhân cách của người thầy chính là tấm gương đạo đức có sức thuyết phục nhất đối với sinh viên. Sự giáo dục “không lời” mà đem lại hiệu quả cao" - PGS.TS Ngô Minh Oanh khẳng định.
Theo Lê Huyền (Vietnamnet)

23 thg 12, 2012

Chuyện súng đạn ở Mỹ


Không khí bi thương bao trùm nước Mỹ trong ngày 14-12, che phủ không khí rộn ràng đón Giáng sinh đang đến rất gần, với vụ thảm sát bằng súng tại Trường Tiểu học Sandy Hook ở thị trấn Newtown, bang Connecticut. Đây là một khu vực rất bình yên mà mười năm qua chưa từng có vụ án mạng nào xảy ra, ngoại trừ duy nhất một vụ tự tử.
Trường Sandy Hook có khoảng 600 trẻ em từ mẫu giáo đến lớp 4 và 42 giáo viên. Danh tính thủ phạm được xác định là Adam Lanza 20 tuổi. Thông minh nhưng lầm lì, ít nói, sống gần như cách biệt hoàn toàn với cộng đồng là những gì bạn bè và người quen miêu tả về kẻ giết người. Adam Lanza đã bắt đầu ngày mới theo một cách đầy kinh hoàng khi nổ súng vào mẹ mình, bà Nancy, ngay tại nhà. Kế đến Adam đã lái xe tới Trường Sandy Hook gần đó gây thêm tội ác khiến không chỉ nước Mỹ mà cả thế giới phải rúng động. Nhiều gia đình ở Mỹ có con cùng trang lứa với các học sinh bất hạnh đã hoàn toàn bị sốc và bật khóc khi nghe tin này trên truyền hình.
Có mặt ngay sau vụ thảm sát, cảnh sát tìm thấy tại hiện trường một khẩu súng trường Bushmaster cỡ nòng 5,6mm. Theo đại diện cảnh sát Connecticut, trung úy Paul Vance, nghi phạm nã súng rất nhiều phát vào mỗi nạn nhân chứ không chỉ một lần. Ngoài ra, y còn sử dụng một khẩu súng lục Glock 9mm và một khẩu súng bán tự động Sig Sauer.
Khi nghe thấy tiếng nổ, các giáo viên ở các khu vực khác trong tòa nhà đã tìm cách bảo vệ các em nhỏ bằng cách khóa cửa phòng và cho các em trốn vào các hốc tủ hoặc trong phòng vệ sinh.
Cảnh sát sau khi đến trường học đã nhanh chóng chuyển các học sinh đến nơi an toàn và niêm phong trường học. Bên ngoài trường, đông đảo phụ huynh vội vã kéo tới, quẫn trí và điên cuồng tìm kiếm các con của mình, còn sống hay đã chết.
Ngày 15-12, một phát ngôn viên cảnh sát đã công bố tên các nạn nhân đồng thời khẩn khoản yêu cầu các nhà báo tại cộng đồng Newtown tôn trọng sự riêng tư của các gia đình đang đau khổ. Danh sách gồm tên 12 bé gái và tám bé trai, trong đó 16 em mới 6 tuổi. Nạn nhân nhỏ tuổi nhất là bé Noah Pozner vừa mới tổ chức sinh nhật lần thứ sáu hồi tháng trước. Một nạn nhân khác là bé Josephine Gay vừa lên 7 vào ngày 11-12, ba ngày trước vụ thảm sát. Sáu nạn nhân người lớn đều là phụ nữ, lớn tuổi nhất là cô Mary Sherlach, 56 tuổi, chuyên viên tâm lý của trường. Cô Sherlach cùng với cô hiệu trưởng Dawn Hochsprung thiệt mạng khi cố gắng ngăn cản tay súng.Trong lời phát biểu từ Nhà Trắng vài giờ sau khi vụ việc xảy ra, Tổng thống Obama đau buồn nói rằng "tim của chúng ta tan vỡ hôm nay" và đã ứa lệ nhiều lần khi nói về các nạn nhân "Chúng ta đã trải qua quá nhiều thảm kịch như thế này trong vài năm qua. Và mỗi lần nghe tin, tôi phản ứng không phải trong tư cách một tổng thống mà trong tư cách là cha mẹ".
Tổng thống Obama cũng kêu gọi hành động để chấm dứt bạo lực xảy ra thêm tại những nơi công cộng, đồng thời ra lệnh các cơ quan nhà nước treo cờ rủ.
Đây là một trong hai vụ tấn công trường học đẫm máu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, sau vụ Cho Seung Hui, một người Mỹ gốc Hàn Quốc, xả súng tại Trường Đại học Công nghệ Virginia hồi tháng 4-2007 giết chết 32 người.
Riêng trong năm nay thì đây là lần tấn công lớn thứ ba. Vụ thứ nhất khiến 12 người chết và 59 người bị thương xảy ra tại rạp chiếu phim Century ở thị trấn Aurora bang Colorado lúc nửa đêm hôm 20-7, khi hung thủ John Holmes 24 tuổi mang theo một súng trường AR15 và ba súng ngắn đã xả súng vào đám đông khán giả đang xem buổi khai trương bộ phim Người Dơi.
Vụ thứ hai xảy ra hồi tháng 8 khiến sáu người bị giết tại một ngôi đền thờ đạo Sikh tại Oak Creek, bang Wisconsin, trong buổi hành lễ ngày Chủ nhật 5-8. Tay súng Wade Michael Page, 40 tuổi, có liên quan đến nhóm cực đoan phân biệt chủng tộc, đã bị cảnh sát bắn hạ ngay tại hiện trường.
Vụ thảm sát tại Trường Sandy Hook lại một lần nữa khiến nước Mỹ bước vào cuộc tranh luận sôi sục về vấn đề kiểm soát việc sở hữu và sử dụng súng, mặc dù tên giết người đã được xác định là một kẻ rối loạn về nhân cách.
Nhóm lợi ích ảnh hưởng đến luật quản lý và sử dụng súng
Người nước ngoài đến Mỹ thường ngạc nhiên khi thấy súng đạn được bày bán tự do như một mặt hàng bình thường. Người mua chỉ cần có đủ các điều kiện về tuổi quy định, không có tiền sử phạm tội hoặc bệnh tâm thần và được cảnh sát cho phép thì có thể mua súng và được cấp giấy phép sở hữu súng. Người mua chỉ cần tự khai vào một biểu mẫu, người bán gửi bản khai đó cho cảnh sát, sau khi đối chiếu với hệ thống hồ sơ lưu trữ toàn quốc về nhân thân của công dân Mỹ, cảnh sát sẽ trả lời có cho phép mua súng hay không (mọi liên lạc đều qua mạng), còn nếu thấy có vấn đề, cảnh sát lập tức đưa người đó về đồn thẩm tra.Ai chưa biết cách dùng súng thì không được mua súng. Nơi bán súng thường có bãi thử súng. Người mua súng phải qua sát hạch tương tự khi lấy bằng lái xe: sát hạch lý thuyết rồi sát hạch thực tế khả năng dùng súng. Có giấy phép rồi hằng năm phải trình xét.
Quản lý súng lỏng lẻo như vậy là kết quả các cuộc vận động lobby của Hiệp hội Súng quốc gia (National Rifle Association of America - NRA) vốn là một tổ chức do những thợ săn và người thích súng lập ra năm 1871. Có tới tám Tổng thống Mỹ từng là thành viên NRA: Grant, Theodore Roosevelt, Eisenhower, Kennedy, Nixon, Reagan, George H.W. Bush, đặc biệt ông Bush con (George W. Bush) được coi là tổng thống thân thiện nhất với súng.
Thời xưa, khi việc người dân sở hữu súng chưa gây ra lắm rắc rối thì NRA chủ yếu mở các khóa huấn luyện cách sử dụng súng an toàn, kỹ thuật bắn súng và săn bắn. Từ thập niên 60 của thế kỷ XX trở đi, khi nhiều người Mỹ lên tiếng đòi kiểm soát súng thì NRA đã từ vai trò câu lạc bộ những người yêu súng trở thành đoàn thể chính trị phản đối việc cấm súng.
Ngày nay NRA có 4,3 triệu hội viên và là một trong những đoàn thể có thế lực nhất nước Mỹ. Họ từng chi 10 triệu USD cho cuộc tranh cử tổng thống năm 2008. TờWashington Post cho biết trong lần bầu cử Quốc hội gần đây, 4/5 ứng viên do NRA ủng hộ đều trúng cử. Vì thế các chính khách rất ngại chống lại NRA.
Lịch sử Hoa Kỳ gắn liền với súng đạn
Nước Mỹ đứng đầu thế giới về tai họa do súng gây ra, trung bình hằng năm có khoảng 100.000 người thương vong bởi súng, trong đó khoảng 30.000 người tử vong. Tổng số người Mỹ chết vì tai nạn súng trong nước cho đến nay nhiều hơn tổng số lính Mỹ chết trong tất cả các cuộc chiến tranh ở ngoài nước.
Có đến sáu trong số 44 tổng thống Mỹ là nạn nhân của các vụ ám sát bằng súng.
Trên thế giới không nước nào dân chúng sở hữu súng với mức độ cao như nước Mỹ: 314 triệu dân Mỹ hiện nay làm chủ khoảng 200 triệu súng các loại và bình quân mỗi người lớn có hơn một khẩu súng.
Trong khi dư luận quốc tế ngày càng mạnh mẽ ủng hộ việc cấm súng ở Mỹ thì phần lớn người Mỹ lại nghĩ khác. Một điều tra của Viện Gallup cho thấy số người Mỹ phản đối cấm súng tăng lên theo thời gian: năm 1990 là 20%, năm 2010 là 54%.
Đây thật là điều khó hiểu đối với người dân các nước khác, thế nhưng với nước Mỹ thì vấn đề này mang tính lịch sử.
Những tốp người châu Âu đầu tiên vượt biển tới đây khai phá đất hoang đều phải dùng súng để tự vệ, chống thú dữ, đánh đuổi người bản xứ để chiếm đất, xây dựng nên các vùng thuộc địa dưới sự thống trị của thực dân Anh. Luật pháp một số nơi vào thời ấy yêu cầu dân khẩn hoang phải có vũ khí để cùng mọi người chiến đấu với kẻ địch. Toàn bộ đàn ông các thuộc địa này đều tự vũ trang thành các đội dân quân.
Khi nhà cầm quyền thực dân đòi dân quân Mỹ nộp súng thì họ chẳng những không nộp mà còn đi xa hơn nữa khi dân Mỹở 13 thuộc địa tuyên bố thành lập một quốc gia độc lập với Anh quốc. Tiếp đó họ tiến hành cuộc chiến tranh Độc lập 1775-1781 chống lại thực dân Anh và giành thắng lợi. Trong các cuộc nội chiến tàn khốc 1862-1865 giữa hai miền Nam Bắc, rồi cuộc Tây tiến tranh cướp đất và vàng, mọi mâu thuẫn đều được giải quyết bằng súng đạn.
Hiến pháp Mỹ được thông qua năm 1789 chỉ có bảy điều nhưng lại có tới 27 tu chính án, trong đó tu chính án số II có tiêu đề Quyền giữ và mang vũ khí, được thông qua ngày 15-12-1791 bảo đảm các công dân Mỹ có quyền sở hữu và mang súng. Về sau chính quyền hơn một nửa số bang ở Mỹ tán thành Học thuyết Castle, tức học thuyết chủ trương cho phép cá nhân được tự vệ chính đáng kể cả sát thương thay vì rút lui khi bị tấn công và thể hiện nó bằng luật Stand your Ground (Đứng nguyên tại chỗ, nếu không tôi sẽ bắn), tức luật cho phép nổ súng khi bị đe dọa.
Về vấn đề ủng hộ hay phản đối kiểm soát súng, người Mỹ đang có sự phân hóa rõ rệt.
Những người phản đối việc cấm súng chiếm đa số, trong đó bao gồm cả Hội NRA và đảng Cộng hòa, cho rằng thông thường cảnh sát chỉ đến hiện trường sau khi đã xảy ra hành động phạm tội, vì thế mang theo súng là cách tự vệ tốt nhất của người dân khi đối mặt với hung thủ.
Trong buổi nói chuyện trên đài truyền hình tin tức Fox hôm 15-12 ngay sau cuộc thảm sát, dân biểu Cộng hòa Louis Gohmert lập luận rằng vấn đề không phải là một quốc gia tràn ngập súng mà là công dân không được trang bị súng đầy đủ. Ông cho rằng các nạn nhân trong vụ nổ súng tại Trường Sandy Hook có lẽ đã được cứu, nếu giáo viên được mang súng đến trường. Ông nói: "Nghe câu chuyện về hành động anh hùng của vị hiệu trưởng, tôi ước gì bà ấy có một khẩu súng trường trong văn phòng của bà. Như vậy khi nghe tiếng súng bà sẽ mang nó ra, mà không phải lao ra, một cách anh hùng, với hai tay không".
Phe chống lại việc sở hữu súng thuộc nhóm thiểu số. Trong cuộc đấu tranh không cân sức ấy, người ta ghi nhận có không ít người Mỹ đòi hỏi phải kiểm soát thật chặt chẽ sao cho súng không lọt vào tay những kẻ tội phạm hay người có vấn đề về tâm thần. Đảng Dân chủ ủng hộ quan điểm này. Nhìn chung các Tổng thống Dân chủ đều cố gắng tìm cách đưa ra luật lệ để kiềm chế việc sử dụng súng.
Trên thực tế, cuộc chiến chống lại súng ống ở nước Mỹ không khả thi vì nhiều lý do.
Thứ nhất, đa số người Mỹ ủng hộ việc sở hữu súng. Không ứng cử viên Tổng thống nào dám công khai chống súng nếu không muốn chuốc lấy thất bại trên chính trường. Đó là chưa nói phần lớn chính khách Mỹ đều mê súng.
Thứ hai, Hội NRA, mà đứng sau nó là những tay buôn súng có máu mặt, là một tổ chức có đủ tài chính và thực lực để triệt hạ bất cứ một dự luật hoặc bất cứ mưu đồ nào làm tổn thất đến lợi ích ngành công nghiệp súng ống nổi tiếng của nước Mỹ.
Thứ ba, muốn chống súng hữu hiệu, nhất thiết phải sửa quy định sử dụng súng trong Hiến pháp. Nhưng đây gần như là một "nhiệm vụ bất khả thi", bởi theo Điều 5 Hiến pháp Hoa Kỳ, phải có đủ 2/3 số thành viên của Hạ viện và Thượng viện xét thấy cần thiết, hoặc theo yêu cầu của cơ quan lập pháp ở 2/3 các bang thì Quốc hội mới được sửa đổi Hiến pháp và triệu tập Đại hội để đề xuất những sửa đổi. Điều này gần như không bao giờ xảy ra.
Phải chăng có một thứ "văn hóa súng đạn"
Bất chấp những lời kêu gọi sau mỗi vụ xả súng kinh hoàng, có vẻ như nước Mỹ vẫn không có sự sẵn sàng về chính trị để chấm dứt tình trạng sa lầy kéo dài lâu nay quanh vấn đề toàn dân sở hữu súng. Thậm chí người dân còn đổ xô đi mua súng để phòng thân sau mỗi vụ thảm sát.
Việc người dân sử dụng súng ở Mỹ trở thành một tập quán có thể nói nôm na là "văn hóa súng đạn" có nguồn gốc xa xưa từ thời nội chiến (1861-1865) với khẩu hiệu nổi tiếng: "Abraham Lincoln giải phóng con người, nhưng Samuel Colt mới đem lại bình đẳng".
Samuel Colt (1814-1862) là người đầu tiên chế ra súng lục ổ xoay. Ông nổi tiếng đến mức người ta gọi tất cả súng ngắn là súng Colt. Các nhà lập quốc Hoa Kỳ đã coi việc được dùng súng là quyền cơ bản của con người, chỉ đứng sau quyền tự do ngôn luận và quyền này được ghi trong điều 2 Tuyên ngôn nhân quyền từ năm 1791.
Năm 1981, sau khi Tổng thống Reagan bị bắn trọng thương, những người chống súng đã nỗ lực vận động đưa ra một dự luật ngăn chặn bớt súng đạn với một số hạn chế như: cấm bán cho dân một số loại vũ khí tấn công của quân đội, người mua súng phải đợi năm ngày để kiểm tra nhân thân, đặt ra một số lệ phí và giấy phép sử dụng súng... Dù chỉ có một số điều khoản nhưng dự luật đã bị ngâm đến năm 1994 mới được Quốc hội thông qua và Tổng thống Bill Clinton phê chuẩn. Tuy nhiên lệnh này chỉ có thời hạn 10 năm, sau đó nếu Quốc hội không ủy quyền kéo dài thời hạn thì lệnh cấm tự động hết hiệu lực. Năm 2004 (thời Tổng thống George W. Bush), dưới sức ép của NRA, Quốc hội Mỹ đã không tuyên bố kéo dài thời hạn thi hành lệnh trên, đồng nghĩa với việc lệnh cấm đó thất bại. Hậu quả là những loại súng như AK-47, súng lục TEC-9 là những vũ khí tấn công vốn chỉ cảnh sát mới được dùng, nay cũng được bán cho dân.
Chính việc sở hữu súng dễ dàng như vậy nên đã hình thành một thứ "văn hóa súng đạn" tại Mỹ, được cổ xúy bởi một bộ phận không nhỏ giới thanh niên Mỹ bất mãn, có vấn đề tâm lý trong cuộc sống hiện đại nhưng không được xã hội quan tâm đúng mức. Kết quả là sự tồn tại của quyền sử dụng súng là sự hình thành nền văn hóa băng nhóm cũng phát triển mạnh mẽ. Việc sử dụng súng để thanh toán lẫn nhau là khá phổ biến trong giới tội phạm Mỹ.
Vì vậy, tuy hiện có 38 bang cấm mang súng vào trường trung học và 16 bang cấm mang vũ khí vào đại học, nhưng luật nhìn chung vẫn lỏng lẻo và không nhất quán.
* * *
Vụ thảm sát ở Trường Tiểu học Sandy Hook hồi giữa tuần qua, mà nạn nhân phần lớn là trẻ em, đã khiến cả nước Mỹ bàng hoàng và giận dữ. Đặc biệt với các bậc phụ huynh có con nhỏ, chắc chắn phải mất một thời gian dài mới vượt qua được tâm trạng bất an, lo lắng từng ngày khi đưa con đến trường và ngóng đợi đến giờ đón con, cho tới khi có thể nguôi ngoai bi kịch tồi tệ vừa diễn ra. Còn đối với những con chim non ở trường tiểu học này, nỗi ám ảnh hãi hùng sẽảnh hưởng đến tâm hồn trẻ thơ không biết đến bao giờ mới phai nhạt.
Mới đây, một liên minh các thị trưởng, trong đó gồm Thị trưởng thành phố Boston Thomas Menino và Thị trưởng New York Michael Bloomberg, đã đồng loạt kêu gọi hành động. "Đây là lúc cần có một chính sách quốc gia để loại bỏ những kẽ hở pháp luật về súng đạn" - Thị trưởng Menino nói.
Có lẽ người dân Mỹ cũng đang chờ đợi xem liệu điều này sẽ trở thành hiện thực hay không trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama, khi mà ông không còn chịu áp lực chính trị như đã từng có trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng vừa qua.
  • Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

21 thg 12, 2012

@ Vui một tí

1. Bôi thuốc sâu để cai sữa
Một cặp vợ chồng ở Tiền Giang, cai sữa mãi cho đứa con 2 tuổi không được, hết bôi cao con hổ, dán băng keo thậm chí xát ớt vào ti vợ đều không cản được ham muốn của đứa bé. Ma xui quỷ khiến thế nào, anh chồng đã thử bôi thuốc trừ sâu vì nghĩ đơn giản rằng, thuốc phun vào lúa thì con sâu không dám cắn lúa, trẻ con cũng vậy.
Ai ngờ bôi buổi sáng  chiều đi làm về thì thấy tay hàng xóm lăn đùng ra chết. Hiện công an đang tiến hành điều tra vụ việc
2. Sếp và thư ký đi công tác, đến tối sếp hỏi: “Chúng ta sẽ ngủ như thế nào đây? Như vợ chồng hay như đôi tình nhân?”
- Như vợ chồng – Cô thư ký trả lời
Lập tức sếp quay mặt vào tường và ngủ liền một mạch:D
3. - E cho a SĐT của e để a e mìh 8 chơi
- Dợ, hai ba bửa tém một bửa! (237817)
- K! Chuyện tắm rửa của e thì a k cần biết. Sđt của e á!
- Dợ, nem séo bửa k tém k tém! (5670808)
- Trời! 5,6 ngày e k tắm luôn hả? A đag hỏi sđt của e mà?
- Tém 9 bửa 1 nem k tém (8971508)
- Con lạy mẹ
4.Một bà lão đang hấp hối thì thào với cháu gái:
Bà muốn để lại trang trại cho cháu. Nó bao gồm gia súc, khu nhà, nhiều thiết bị khác và 22.398.750 USD.
Cô cháu gái, cảm thấy mình sắp sửa giàu có, liền sốt sắng hỏi:
- Ôi bà ơi, bà thật hào phóng. Nhưng cháu không hề biết bà có trang trại cơ đấy! Thế nó ở đâu vậy bà?
Trong hơi thở cuối cùng, bà lão thì thầm:
- Facebook.
5. GỪNG CÀNG GIÀ CÀNG CAY
Anh chàng nọ lái xe lên núi vào lúc sáng sớm. Đột nhiên anh thấy một ông lão nhảy ra giữa đường chặn xe của anh lại.
Đứng bên vệ đường là một cô gái xinh đẹp
.
Ngắm người đẹp chưa được vài giây đã thấy ông lão quát”
- Thằng kia! Không muốn chết thì hãy xuống xe hít đất ngay!
Anh chàng lấm lét nhìn khẩu súng kíp trên tay ông lão”
- Nhưng…
- Làm ngay, không thì tao bắn.
Anh chàng lái xe đành nằm xuống xe và bắt đầu hít đất , vừa làm vừa đoán xem ông lão là ai? Muốn gì?
Được vài chục cái, anh chàng định đứng dậy thì ông lão quát”
- Tiếp tục! – Tôi… tôi…
- Muốn ăn đạn à? Cứ như vậy, anh chàng liên tục chống đẩy suốt gần cứng cả người, nằm vật ra nền đất”
- Tiếp đi – Ông lão giương súng quát.
- Cháu sắp chết rồi, bác bắn đi.
Ông lão nhìn kĩ anh chàng tội nghiệp rồi nhẹ nhàng .. .. .. ..
- Tốt rồi! Anh làm ơn cho con gái của ta đi nhờ xuống núi được không? ^^

Trung Quốc không ngừng thêm dầu vào lửa

Hy vọng trước đó về khả năng quá trình chuyển giao lãnh đạo của Trung Quốc sẽ giúp giảm bớt căng thẳng ở Biển Đông đã phai mờ khi Bắc Kinh ngày càng thể hiện một lập trường quyết đoán hơn trong các vùng biển tranh chấp.

Quy định mới công bố gần đây của Trung Quốc cho phép tàu tuần tra nước này vào năm tới bắt đầu được quyền "ngăn chặn và khám xét" bất cứ tàu nước ngoài nào đi vào khu vực trên Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền chính là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với tự do hàng hải tại một khu vực có tầm quan trọng rất lớn đối với thương mại toàn cầu.
Như đổ thêm dầu vào lửa, Bắc Kinh mới đây còn phát hành hộ chiếu mới cho công dân nước mình trên đó có in bản đồ bao gồm tất cả các lãnh thổ tranh chấp trên Biển Đông và xa hơn. Đông thái này đã thổi bùng những căng thẳng ngoại giao mới với các bên tuyên bố chủ quyền Biển Đông khác.
Chưa hết là chuyện Campuchia, quốc gia thân cậy của Trung Quốc, từ chối đưa các tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra này vào chương trình nghị sự chính thức của Hội nghị Thượng đỉnh các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa kết thúc. Vì lý do này, Philippine đã lên tiếng phản đối chính thức quyết định loại bỏ vấn đề trên của nước chủ nhà.
Có nhiều nguyên nhân giải thích tại sao Trung Quốc trở nên quả quyết hơn đối với các tranh chấp lãnh thổ. Nhằm củng cố quyền lực, giới lãnh đạo mới tại Bắc Kinh rõ ràng không muốn liều lĩnh đánh mất sự ủng hộ của dân chúng nếu rút lại quan điểm ngày càng cứng rắn của mình đối với vấn đề là di sản từ thời Hồ Cẩm Đào.
Ảnh minh họa
Giống như việc Israel vừa thử thách cam kết của Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa tái đắc cử đối với Trung Đông bằng cách tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào dải Gaza, Tập Cận Bình cũng có thể đang muốn thăm dò cái gọi là "xoay trục chiến lược" của Mỹ về châu Á - Thái Bình Dương bằng cách đe dọa các đồng minh khu vực của Mỹ. Hơn 2 năm sau cuộc "xoay trục", vẫn còn đó những câu hỏi chưa rõ đáp án về ý đồ, tính khả thi và ảnh hưởng của chiến lược này.
Trong khi đó, các quốc gia khu vực cũng đang đặt cược lớn hơn vào tranh chấp theo những cách khác nhau, có thể không phải chỉ để thử quyết tâm của Trung Quốc và ghi điểm số chính trị ở trong nước mà còn để khuyến khích sự can dự chiến lược nhiều hơn từ phía Mỹ.
Thử thách sự chuyển hướng chiến lược của Mỹ
Thời gian Trung Quốc đưa ra những sự khiêu khích gần đây thể hiện một số điều đáng quan tâm. Trong Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tổ chức tại Hà Nội năm 2010, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton đã trực tiếp đưa Mỹ vào tranh chấp Biển Đông khi tuyên bố Mỹ có "lợi ích quốc gia" trong "tự do hàng hải" ở Tây Thái Bình Dương, bao gồm cả các vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Quyết định chọn Đông Nam Á là điểm đến nước ngoài trong nhiệm kỳ thứ 2 của Obama, ít nhất là về mặt biểu tượng, đã cho thấy cam kết khẳng định vai trò của Mỹ như "một mỏ neo cho sự ổn định và thịnh vượng" tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
"Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương có lợi ích gắn kết chặt chẽ với trật tự kinh tế, an ninh và chính trị của châu Á", cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Tom Donilon nói về chuyến công du châu Á gần đây của Obama, với các điểm dừng chân tại Campuchia, Myanmar và Thái Lan. "Thành công của Mỹ trong thế kỷ 20 gắn liền với thành công của châu Á".
Trong khi nhấn mạnh khía cạnh kinh tế của chính sách "xoay trục", thể hiện ở việc thúc đẩy thỏa thuận thương mại tự do toàn khu vực, hay còn gọi là Dự án Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Washington cũng đồng thời thể hiện thái độ nước đôi trng khía cạnh quân sự nhiều ý nghĩa hơn.
Một nghiên cứu mới đây của David Berteau và Michael Green, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington, có nêu, "Bộ Quốc phòng đã không trình bầy đủ chi tiết về chiến lược đằng sau kế hoạch bố trí lực lượng, hay gắn kết chiến lược đó với các nguồn lực theo cách phản ánh đúng hơn thực tế ngân sách hiện nay".
Mỹ vừa qua tuyên bố kế hoạch bổ sung thêm vài nghìn lính và điều chuyển khoảng 10% tài sản hải quân về khu vực trong thập niên tới. Giả sử chính phủ Obama trung thực về các kế hoạch của mình, vẫn có hai lý do khiến Mỹ thể hiện sự mập mờ trong chiến lược như vậy:
-         Mỹ có chủ đích tránh đối kháng với Trung Quốc và trao quyền cho những người ôn hòa thay vì cho những nhóm diều hâu trong lực lượng quốc phòng-an ninh Mỹ.
-         Những bất ổn tài chính nghiêm trọng có thể ảnh hưởng xấu đến cam kết và khả năng hoạt động dài hạn của Mỹ.
Trong những tháng qua, cả Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta và Ngoại trưởng Clinton đều đã nhiều  lần trấn an Trung Quốc rằng chính sách "xoay trục" của Mỹ không nhằm kiềm chế sự vươn lên của nước này. Để củng cố cho những khẳng định đó, Hải quân Mỹ mới đây đã tuyên bố mở cửa cho Trung Quốc tham gia vào các cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương RIMPAC 2014. Trong khi tích cực phát triển khả năng "chống tiếp cận" (A2/AD) và tiềm lực hải quân, Trung Quốc dường như vẫn chưa tin những phát biển hòa giải của Mỹ hay cảm thấy thoái chí bởi sự chuyển hướng chiến lược ấy.
Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM) đang đứng trước thách thức cơ bản về ngân sách: ngay cả khi chính quyền cam kết duy trì đều đặn tiềm lực của Mỹ ở châu Á trong khi cắt giảm cơ cấu lực lượng ở những nơi khác, con số 486 tỷ USD dự kiến cắt giảm cũng có nghĩa sẽ làm lõm các tài sản của tư lệnh khác theo hướng cuối cùng sẽ phải rút lại lực lượng trong cơ cấu PACOM khi khủng hoảng nổi ra ở Trung Đông hay nơi khác", Green viết trong báo cáo của CSIS.
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter vừa nói, cắt giảm thêm 500 tỷ USD ngân sách quốc phòng theo điều khoản "tiết kiệm" của luật ngân sách vừa được quốc hội thông qua sẽ gây "xáo trộn, lãng phí và nguy hại, không chỉ với quốc phòng mà còn với mọi chức năng khác của chính phủ".
Được đà lấn tới
Một số nhà phân tích chiến lược tin rằng việc Mỹ không chắc chắn khả năng tài trợ cho chính sách "xoay trục" đã càng khuyến khích thành phần diều hâu trong giới lãnh đạo mới của Trung Quốc, bảo gồm cả những người muốn mở rộng giới hạn các tranh chấp lãnh thổ như một cách làm dân tộc chủ nghĩa để củng cố quyền lực và tính chính danh ở trong nước.
Với những sự khiêu khích gần đây và khả năng ASEAN không thể thực thi các nguyên tắc dù chỉ mang tính tạm thời về một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông có ràng buộc pháp lý, một số nhà phân tích chiến lược cũng đặt vấn đề liệu các tranh chấp lãnh thổ và tiềm năng cản trở tự do hàng hải của chúng có sẽ dẫn tới một cuộc đối đầu vũ trang giữa Mỹ và Trung Quốc trong những năm tới.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland phát biểu trong phần trả lời về phản ứng của Mỹ đối với tuyên bố "ngăn chặn và khám xét" tàu nước ngoài của Trung Quốc mới đây: "Tất cả các bên liên quan nên tránh mọi hành động khiêu khích hay đơn phương có thể làm gia tăng căng thẳng hay phá hoại triển vọng về một giải pháp thương lượng".
Trong khi đó, phát ngôn viên Lầu Năm Góc George Little thì phát biểu: "Là một cường quốc Thái Bình Dương, chúng tôi có lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải và phát triển kinh tế - thương mại không bị cản trở và thượng tôn pháp luật. Đồng minh, đối tác và sự hiện diện xuyên suốt của chúng tôi tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều nhằm hỗ trợ các mục tiêu này".
Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cũng cảnh báo kế hoạch chặn và kiểm tra tàu nước ngoài của Trung Quốc sẽ làm gia tăng "mức độ quan ngại và lo lắng trong tất cả các bên, đặc biệt các bên cần tiếp cận, lui tới và tự do đi qua".
Bất chấp nhiều cảnh báo và báo động, vẫn chưa rõ Trung Quốc sẽ sẵn sàng liều lĩnh với một cuộc đối đầu toàn diện trong khu vực hay không. Quyết định "ngăn chặn và khám xét" ban đầu do các quản chức đảo Hải Nam công bố, vẫn chưa hoàn toàn được giới lãnh đạo cấp cao chấp nhận. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cam kết giữ tự do hàng hải trên Biển Đông, nhưng cũng rất mập mờ về những những hành vi cấu thành "sự xâm nhập trái phép" hay vi phạm chủ quyền Trung Quốc của tàu nước ngoài.
Các quan chức cấp cao tỉnh Hải Nam như Wu Shicun, tổng giám đốc văn phòng đối ngoại tỉnh Hải Nam, đã cố gắng trấn an các nước láng giềng vốn đang rất lúng túng bằng khi nói rằng các quy định/lệnh cấm mới chỉ áp dụng đối với các tàu tham gia các hoạt động phi pháp (điều cũng không được định nghĩa rõ ràng) trong khu vực 12 hải lý, hay vùng nội thủy, của Trung Quốc.
Ngoài ra, những hành động gần đây của Trung Quốc cũng nhằm phản ứng lại sự quả quyết của các đồng minh Mỹ trong khu vực, như nỗ lực mua lại các đảo tranh chấp của Nhật, Philippine kêu gọi Mỹ can dự chiến lược nhiều hơn. Nhưng khi mỗi bên cùng lớn tiếng và đe dọa nhau thì nguy cơ xảy ra xung đột tại Biển Đông sẽ tiếp tục tăng lên.
Tuanvietnam.net

20 thg 12, 2012

Thanh niên và những kỳ vọng phía trước


Mỗi khi nghe câu hát: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
Lòng tôi lại dâng trào những cảm xúc về một thời trai trẻ đầy lý tưởng và những hoài bão lớn lao. Đã dành gần trọn tuổi trẻ ở chiến trường, đã sống, đã chiến đấu vì độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đến nay chứng kiến những thành tựu của công cuộc đổi mới, chứng kiến những đóng góp của Thanh niên vào “công trình vĩ đại” ấy, tôi luôn đặt trong tâm thức của mình sự “lạc quan” về tương lai của nước nhà.
Trong thời gian qua, trước những hành động ngang ngược, khiêu khích của nước láng giềng trên Biển Đông, những người lính già như tôi không khỏi bất bình. Nhưng đến nay sức đã kiệt, đôi chân đã mỏi, đôi mắt đã mờ… Đóng góp được gì cho Tổ quốc bây giờ?
- Đi biểu tình à? Chắc không được. Sức khỏe đã không cho phép như các bạn sinh viên nữa. Mà kỳ thực ra, đi biểu tình “mất” nhiều hơn là “được”. Biển Đông không thể giải quyết một sớm một chiều bằng cách này? Mặt khác xem xét kĩ mới thấy hầu hết các lời kêu gọi biểu tình đều xuất phát từ một số các đối tượng chống đối, thù địch với Đảng, Nhà nước Việt Nam. Thực ra đây chỉ là một thủ đoạn của họ nhằm kích động gây mất ổn định an ninh trật tự ở các thành phố lớn; thăm dò thái độ của thanh niên, sinh viên, các tầng lớp trong xã hội trước những vấn đề nhạy cảm của đất nước. Nhưng tôi tin đa số thanh niên, sinh viên mình đều có cách nhìn nhận đúng đắn về vấn đề này; sự nhiệt tình, tri thức của các bạn không dễ bị lợi dụng đơn giản như vậy.
- Hay ngồi ở nhà cổ súy cho các hành động biểu tình trên? Mạng xã hội bây giờ phát triển nhanh thật. Blog của tôi hàng ngày có hàng chục lời mời đi biểu tình. Nhưng đọc kĩ mới thấy hầu hếu những người kêu gọi biểu tình này chỉ biết đọc những thông tin trái chiều, lợi dụng lòng yêu nước để kích động biểu tình nhưng thực chất kèm theo đó là các luận điệu đả kích chính quyền, tiến đến các hoạt động chống Đảng, Nhà nước… Đọc đã thấy ức chế tâm lý lắm rồi.
Tốt hơn hết là suy nghĩ cách nào đó đóng góp cho Tổ quốc, để những người lính đảo bớt cực nhọc giúp họ vững tay súng, cách nào đó để ngư dân bớt khổ giúp họ yên tâm bám biển, cách nào để phát triển kinh tế biển nhanh, bền vững… Điều này cần hơn hết những lời răn dạy về lòng yêu nước qua Blog, sự dũng cảm qua những phát ngôn đầy sự khiêu khích, sự lãng phí thời gian, công sức đi “Biểu tình” để phục vụ cho lợi ích của một “nhóm chống đối” nào đấy. Và viết những dòng tâm huyết tin tưởng, kỳ vọng vào thế hệ trẻ như lời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại buổi đối thoại với Thanh niên nhân Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X: Yêu cầu quan trọng nhất là các bạn phải có hoài bão lớn, có ý chí và bản lĩnh với lòng yêu nước và tự hào dân tộc cao độ, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước".
                                                              Hoa đất