25 thg 1, 2013

Cần hiểu đúng về chủ trương giải quyết vấn đề biển Đông của Đảng, Nhà nước


Thời gian gần đây tình hình Biển Đông đang có những diễn biến hết sức phức tạp, vì những hành động ngày càng leo thang và ngang ngược từ phía Trung Quốc. Vấn đề Biển Đông càng căng thẳng hơn sau sự kiện tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Bình Minh và tàu Wiking II của Tập đoàn dầu khí Việt Nam; việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập Bộ chỉ huy quân sự và Hội đồng đại biểu nhân dân “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa; đưa 23 ngàn tàu đánh cá với gần 100 ngàn ngư dân rầm rộ đến đánh bắt hải sản tại vùng biển quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và đặc biệt trong tháng 11/2012 Trung Quốc đã cấp hộ chiếu phổ thông điện tử cho công dân của nước này, trong đó có in hình bản đồ Trung Quốc bao gồm đường đứt đoạn (hộ chiếu “đườnglưỡi bò”)… ngày 30/11/2012, trong khi tàu Bình Minh 02 của Việt Nam đang tiến hành thăm dò địa chấn bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế thì bị 2 tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 16025 và 16028 cố tình cản trở và gây đứt cáp, bất chấp các lực lượng chức năng của Việt Nam đã phát tín hiệu cảnh báo; hay gần đây là việc công bố chính thức nội dung và đưa vào hiệu lực “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển Hải Nam” trong đó đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam vào phạm vi áp dụng; tổ chức tập trận tại đảo Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa, tổ chức khai thông và cung cấp dịch vụ 3G, CDMA tại đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa, phê duyệt “Quy hoạch phát triển du lịch tàu khách thành phố Tam Á 2012-2022” trong đó có tuyến đi tới các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa.
         
Việt Nam kiên quyết khẳng định “Việt Nam có chủ quyền lãnh thổ không bàn cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán với vùng biển trên biển Đông”
Những hành động trên từ phía Trung Quốc đã tạo ra làn sóng phản đối trong người dân Việt Nam yêu nước ở trong và ngoài nước. Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều cuộc tiếp xúc song phương và đa phương lên án Trung Quốc đang vi phạm nghiêm trọng chủ quyền về mặt lãnh thổ đối với Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần gửi Công hàm yêu cầu phía Trung Quốc ngừng ngay các hành động trên và khẳng định: Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý về chủ quyền lãnh thổ không bàn cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán với vùng biển trên Biển Đông. Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ ngay các hoạt động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sau vụ 9/6/2011 tại bãi Tư Chính, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bằng lời  lẽ mạnh mẽ tuyên bố rằng toàn  đảng, toàn dân và toàn quân sẽ bảo vệ quyền lợi của tổ quốc. Đồng thời chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đi thăm đảo Cô Tô ngoài khơi tỉnh Quảng Yên sát biên giới Trung quốc cũng tuyên bố sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ biển đảo. Tháng 6/2012, Quốc Hội nước ta thông qua luật biển được sự đồng tình ủng hộ của các nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế, đây là cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam và  là cơ sở Việt nam sử dụng, quản lý và bảo vệ các vùng biển và các nguồn tài nguyên trên biển.
Ngày 14/1/2013, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước một số hoạt động vừa qua của Trung Quốc ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định: “Những hoạt động nêu trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp, trái với tinh thần DOC, không có lợi cho hòa bình ổn định trong khu vực và quan hệ Việt Nam-Trung Quốc."Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: "Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ ngay các hoạt động sai trái đó".
Tranh chấp trên Biển Đông cũng là vấn đề nóng trên các hội nghị, diễn đàn trong khu vực và trên thế giới. Các nước, các tổ chức quốc tế lên án mạnh mẽ  những hành động ngang ngược trên từ phía Trung Quốc, nhấn mạng đường lưỡi bò mà Trung Quốc đưa ra về chứng cứ lịch sử không xác thực, vi phạm nghiêm trọng luật biển quốc tế 1982.

Việt Nam chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông
Vấn đề trên Biển Đông là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp, dễ bùng nổ dẫn đến xung đột. Đảng, Nhà nước ta khẳng định kiến quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo với chủ trương là giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và các thỏa thuận, cơ chế liên quan, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác ở khu vực Biển Đông.
Nhân dân Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và kiên cường đấu tranh bảo vệ tổ quốc trước sự xâm lược của các thế lực ngoại bang phương bắc và gần đây là hai thực dân, đế quốc: Pháp, Mỹ. Bao lớp cha ông đã không quản ngại gian khổ hy sinh, cả nước dồn sức người sức của cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc với bao nhiêu chiến thắng vang dội nghi trong sử sách khiến kẻ thù kinh hồn, bạt vía. Chúng ta được quyền tự hào về một dân tộc Việt Nam anh hùng, giàu lòng yêu nước, không khuất phục trước kẻ thù xâm lược hùng mạnh hơn gấp nhiều lần. Đồng thời thực tiễn lịch sử cho thấy tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam, chúng ta có thể nhún nhường để có hòa bình, và mối bang giao hữu hảo với các dân tộc, chúng ta chỉ thực hiện quyền tự vệ chính đáng của một dân tộc bị kẻ thù xâm lược, để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc Việt Nam.
Trong suốt phần lớn thế kỷ XX, Việt Nam vừa trải qua hai cuộc đấu tranh chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước anh dũng, kiên cường, với bao hy sinh, tổn thất, hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta mong muốn duy trì hòa bình tạo điều kiện đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH phát triển đất nước nâng cao đời sống cho nhân dân và tiềm lực của Việt Nam trên mọi lĩnh vực.
Tuy nhiên liên quan tới vấn đề giải quyết tranh chấp biển Đông thời gian qua cũng có một số ý kiến cho rằng “Đảng, Nhà nước ta nhu nhược”, tại sao không dám “đánh” Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền biển đảo? Hãy thử hỏi và tự mình trả lời liệu chúng ta được gì và mất gì khi xung đột vũ trang xảy ra? Liệu Việt Nam có thể giành được chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng phương cách đó? (nói như vậy không có nghĩa là dân tộc ta nhu nhược, đó là phương cách cuối cùng khi đối phương đẩy chúng ta vào hoàn cảnh buộc phải tự vệ chính đáng trong tình hình hiện nay). Mặt khác, hoàn cảnh thế giới hiện nay, chúng ta thấy rằng giải quyết vấn đề Biển Đông phải khéo léo tránh để các thế lực thù địch kích động dân ta vào tuyến đầu đối địch để chúng tư lợi cho riêng mình….
Nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện thì mới có thể thấy chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta trong giải quyết vấn đề Biển Đông.
 Cảnh giác trước âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch phản động
Tuy nhiên các đối tượng phản động với bản chất phản cách mạng đã cố tình không hiểu chủ trương giải quyết vấn đề biển Đông đúng đắn trên của Đảng, Nhà nước ta. Chúng đã triệt để lợi dụng vấn đề này tăng cường tuyên truyền, xuyên tạc cho rằng Đảng, Nhà nước ta nhu nhược, rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đang “tuyên truyền ru ngủ người dân, chấp nhận làm chư hầu cho Trung Quốc”; kích động quần chúng nhân dân xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc, bản chất của những hành động trên không hề thể hiện tình yêu với tổ quốc, mà là những hành động chống Đảng, Nhà nước, làm giảm niềm tin, chia rẽ mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân, ảnh hưởng đến sức mạnh của toàn dân tộc. Hơn bao giờ hết, trong bối cảnh tình hiện nay, nhìn nhận vấn đề thấu đáo mỗi người dân Việt Nam hãy đặt niềm tin vào chủ trương bảo vệ chủ quyền của Đảng, Nhà nước; cảnh giác tránh không để mắc mưu của các đối tượng phản động chia rẽ làm giảm sức mạnh của toàn dân tộc.
DTC - YN

24 thg 1, 2013

Xuyên tạc nội dung Hiệp định Paris – Hành động của những kẻ phản bội dân tộc


          Thời gian qua, nhân gần đến ngày kỷ niệm 40 năm ký hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973), trên một số trang mạng Internet đăng tải nhiều bài viết với luận điệu xuyên tạc, phản động; mà nội dung cơ bản chúng cho rằng cuộc đấu tranh của dân tộc ta giải phóng dân tộc thống nhất đất nước là cuộc chiến “nồi da nấu thịt”, “huynh đệ tương tàn”, rằng cuộc chiến đó là một sai lầm của Cộng Sản VIệt Nam dưới sự chỉ đạo của Bắc Kinh và Liên Xô.
Hiệp định Paris - Mốc son thắng lợi của cách mạng Việt Nam
          Có thể nói những luận điệu trên đã xuyên tạc lịch sử, chỉ có những kẻ  thiếu hiểu biết, cố tình “bới lông tìm vết” mới có thể phủ nhận một cách trắng trợn những thành quả cách mạng giải phóng dân tộc mà cả dân tộc Việt nam không quản ngại gian khổ, hy sinh mới dành được.
          Thiết nghĩ, để có thể vạch rõ bản chất sai trái của những luận điệu trên, chúng ta hãy ngược dòng trở lại với lịch sử.
Sau khi giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ ta đã buộc Pháp phải ký hiệp định Giơnevơ rút quân đội ra khỏi Miền Bắc Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm căn cứ, nước Việt Nam tạm thời chia cắt làm hai miền. Lợi dụng cơ hội Pháp bại trận, đế quốc Mĩ từng bước gạt Pháp để độc chiếm miền Nam Việt Nam; chúng đã hậu thuẫn, hỗ trợ thành lập chính quyền Việt Nam cộng hòa do Ngô Đình Diệm làm Tổng thống, tiến hành củng cố hệ thống ngụy quyền trên khắp miền Nam. Một chính quyền tay sai mới, cực kì phản động, hiếu chiến và rất trung thành với đế quốc Mĩ , do Ngô Đình Diệm cầm đầu, được thiết lập. Chúng đại diện cho quyền lợi của giai cấp địa chủ và tư sản mại bản -một thế lực phản động đã bị cách mạng đánh đổ, được Mỹ nâng dậy, nên có tư tưởng phục thù rất sâu sắc. Miền Nam Việt Nam từ chỗ là thuộc địa kiểu cũ của thực dân Pháp, trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mĩ.
Như vậy có thể thấy sự hình thành của chính quyền Việt Nam cộng hòa (VNCH) không phải do ý chí và nguyện vọng của nhân dân Miền Nam, mà là “hệ thống tay sai” do Mỹ dựng lên để thực hiện âm mưu xâm lược nước ta bằng hình thức “thuộc địa kiểu mới” với bản chất không khác “thuộc địa kiểu cũ” đó là thức hiện cai trị và bóc lột nhân dân ta.
Với bản chất tay sai, phản quốc, phát xít, được sự giúp đỡ của Mỹ, ngụy quyền đã xây dựng, củng cố ngụy quân, hình thành bộ máy bạo lực và tiến hành các chiến dịch tố cộng, diệt cộng, tàn sát nhân dân Miền Nam. Chúng nêu khẩu hiệu hành động:  "Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”, nhằm kích thích quân đội, cảnh sát và những tên tay sai ác ôn điên cuồng đánh phá cơ sở cách mạng, giết hại những người yêu nước những người tán thành đấu tranh thống nhất đất nước. Mà đỉnh điểm của nó là việc ban hành luật phát xít “0159” thiết lập ba toà án quân sự đặc biệt để công khai chém giết đồng bào ta.
Biết bao các cuộc thảm sát đẩm máu, dã man của chế độ VNCH trên khắp Miền Nam là minh chứng cho tội ác “trời không không dung, đất không tha” của chúng. Miền Nam Việt Nam trở thành một địa ngục trần gian mà ở đó, quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc của con người bị chà đạp một cách trắng trợn.
          Nhân dân Miền Nam bị đẩy vào tình cảnh khốn cùng đã vùng lên đấu tranh mạnh mẽ. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hàng loạt các cuộc nổi dậy đã nổ ra trên khắp Miền Nam, mà tiêu biểu nhất là phong trào “Đồng khởi” Bến Tre. “Đồng khởi” 1959 – 1960 của nhân dân miền Nam là một đòn giáng mạnh và bất ngờ vào tập đoàn thống trị Mĩ – ngụy, làm cho chúng hết sức hoang mang, lo sợ.
          Từ thực tiễn lịch sử  trên cho chúng ta thấy rõ ràng rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện cuộc đấu tranh cách mạng chống Mỹ, lật đổ chế độ VNCH, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của đại bộ phận nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Miền Nam nói riêng. Đây là cuộc đấu tranh chính nghĩa, chống sự xâm lược của đế quốc Mỹ và hệ thống tay sai, ôm chân đế quốc phản bội tổ quốc, do đó, nó không phải là cuộc chiến “nồi da nấu thịt”.
          Nguyện vọng đó được thể hiện hùng hồn ở bao thế hệ nối tiếp nhau những thanh niên, học sinh, sinh viên, cha rồi đến con, anh rồi đến em  trong cả nước khí thế lên đường, không quản ngại gian khổ, hy sinh, “Đường ra trận mùa này đẹp lắm”, mà lòng phơi phới niềm tin về một ngày đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào, đất nước giành được độc lập, non sông thu về một mối. Biết bao nhiêu tấm gương anh dũng hy sinh của những chiến sỹ cách mạng kiên trung, có gia đình cha rồi lại con xung phong lên đường tham gia cách mạng đã ngã xuống hy sinh; có những người mẹ có đến 9 người con là liệt sỹ.
Không phải là ý chí, nguyện vọng chung của đại đa số người dân Việt Nam, thì thử hỏi làm sao Đảng Cộng sản Việt Nam có khả năng huy động được một lực lượng đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia, làm sao những người lính và những người dân có thể quên lợi ích riêng, đóng góp sức người, sức của, có thể hy sinh cái quý giá nhất trên đời là “sự sống”, hiến máu sương vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Những ai phủ nhận điều đó là có tội, chúng ta mãi mãi các thế hệ người dân Việt Nam không bao giờ được quên sự hy sinh vì tổ quốc đó.
Hiện nay, với truyền thống bao dung, vị tha của người dân Việt Nam, với bản chất cách mạng chân chính Đảng, Nhà nước ta đang thực hiện chính sách khép lại quá khứ, xóa bỏ kỳ thị nhằm đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu chung là cùng xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh. Đã có nhiều người trước kia tham gia chế độ VNCH, thâm chí có những người giữ chức vụ rất cao, có lòng hướng về quê hương, họ đã rũ bỏ quá khứ, hận thù và có đóng góp nhất định cho sự phát triển của tổ quốc.
Tuy nhiên, vẫn còn đó một bộ phận còn mang nặng tư tưởng hận thù, chưa nhận thức được quá khứ sai lầm, vẫn có những hành động chống Đảng, Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, và đặc biệt là chúng dám xuyên tạc sự thật về lịch sử. Xin những kẻ phản quốc này hãy mau tỉnh ngộ, đừng suốt ngày la ó những lời nhảm nhí, để còn có đường quay trở về với đất mẹ Việt Nam. Đó cũng là sự bao dung cuối cùng dành cho các ngươi đó!

  ĐTC-YN

22 thg 1, 2013

Suy diễn vô căn cứ


Ngay sau vụ xét xử 14 bị cáo ở Nghệ An về tội “Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”, theo Điều 79, Bộ luật Hình sự, năm 1999, trên một số trang mạng và báo chí nước ngoài, một số người đã có những bình luận và phản ứng khác nhau. Họ biện minh rằng, những bị cáo “chẳng làm gì hơn là sử dụng các quyền tự do ngôn luận, báo chí đã được luật quốc tế về quyền con người và Hiến pháp quốc gia ghi nhận” và lớn tiếng cho rằng, Nhà nước ta là độc tài(!). Đáng chú ý là một số bài viết còn suy diễn thiếu căn cứ, móc nối vụ việc trên với những vấn đề trong quan hệ quốc tế giữa nước ta và các nước khác. Họ cho rằng, việc gần đây Việt Nam “liên tiếp trấn áp giới bất đồng chính kiến” có liên hệ đến quan hệ với Hoa Kỳ, đặt vấn đề “phải chăng đây là dấu hiệu chuyển hướng ngoại giao của Việt Nam?”; “đây là cuộc đấu tranh giữa hai phái bảo thủ và cấp tiến trong đảng, liên quan đến quan hệ quốc tế giữa Việt Nam với một số nước lớn”… (!)
Theo suy luận của họ, việc Nhà nước ta đưa ra xét xử các vụ án về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” là vì “Hoa Kỳ đứng đằng sau”; “Hoa Kỳ là “điểm hội tụ” của các thế lực thù địch bên ngoài… nhằm lật đổ thể chế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”… Rồi suy diễn: “Phe bảo thủ trong Đảng đang dùng các vụ xử nhà báo và blogger này để phá hoại mọi nỗ lực nhượng bộ với Hoa Kỳ của phe cấp tiến”…(!)
Vậy thực chất của vụ án xét xử 14 bị cáo ở Nghệ An về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, theo khoản 1 và khoản 2 - Điều 79 - Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam như thế nào? Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng cả về quy mô và tính chất hoạt động của các bị cáo. Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2011, các bị cáo đã được tổ chức “Việt Nam canh tân cách mạng đảng” (gọi tắt là Việt Tân) - một tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài kết nạp, đưa sang Thái Lan, Mỹ, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia... để huấn luyện. Họ đã nhận tiền, phương tiện của Việt Tân và được tổ chức phản động này giao nhiệm vụ về nước, lên kế hoạch hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân . Về nước họ đã phát triển lực lượng trên nhiều địa bàn; lợi dụng chiêu bài đấu tranh chống tham nhũng, bảo vệ chủ quyền biển đảo, họ đã viết bài đưa lên mạng xã hội xuyên tạc quan điểm, đường lối chính sách của Ðảng, Nhà nước…
Trước tòa với những chứng cứ “hai năm rõ mười” các đối tượng đều đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình, hứa sẽ cải tạo, sửa đổi để trở thành người tốt, có ích cho xã hội, không bao giờ tái phạm. Như vậy là tội trạng của các bị cáo đã rõ. Và việc đưa ra xét sử vụ án là đúng người, đúng tội nhằm bảo đảm an ninh quốc gia của đất nước, tuyệt nhiên không có liên quan đến chính sách đối ngoại của Đảng ta và càng không phải của “phe, nhóm” nào.
Đây không phải là cá biệt, mà đã thành tiền lệ, hầu hết các vụ án liên quan đến tội xâm phạm an ninh quốc gia đều được các thế lực chống phá cách mạng nước ta cả trong và ngoài nước lợi dụng để tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật, bôi nhọ Đảng, Nhà nước, bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh; phá hoại quan hệ quốc tế, tiến tới tập hợp lực lượng, xây dựng căn cứ, trang bị vũ khí cho lực lượng chống đối trong nước nhằm từng bước đi đến lật đổ Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Việc người ta tung lên mạng những điều suy đoán, bình luận hỏa mù nói trên không nằm ngoài ý đồ chính trị thâm độc đó.
Trước hết, người ta xuyên tạc đường lối đối ngoại độc lập tự chủ của Đảng ta, phá hoại quan hệ quốc tế của Nhà nước ta, cho rằng những nỗ lực của Việt Nam trong thời gian qua chỉ là những thủ đoạn chính trị nhất thời, lúc thì ngả theo nước này, lúc thì theo nước khác...
Thứ hai, người ta gây ảo tưởng trong nhân dân rằng có thể dựa vào nước lớn này hoặc nước khác để bảo vệ Tổ quốc mà xao nhãng tinh thần độc lập dân tộc, ý chí tự lực tự cường và tinh thần sẵn sàng xả thân vì độc lập tự do của Tổ quốc, của quân và dân ta.
Ba là, nhân sự kiện xét xử các bị cáo tội hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân, họ bịa đặt, dựng chuyện để bôi nhọ hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, rằng sở dĩ các bị cáo bị đưa ra xét xử chẳng qua chỉ là để “điều chỉnh quan hệ quốc tế giữa các phe phái trong Đảng mà thôi”(!)
Thiết nghĩ vẫn cần phải nhắc lại đường lối đối ngoại trước sau như một của Đảng ta đã được ghi trong Văn kiện Đại hội lần thứ XI: Việt Nam “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ hòa bình, hợp tác và phát triển… vì lợi ích quốc gia, dân tộc… là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.
Việt Nam ngày nay tuy không quên quá khứ nhưng luôn luôn hướng tới tương lai, xây dựng và phát triển các quan hệ quốc tế với tất cả các nước, theo nguyên tắc “bình đẳng, cùng có lợi", trước hết vì lợi ích của dân tộc.
NGỌC THƯ

Đôi điều suy nghĩ về vụ án Hồ Đức Hòa và đồng bọn hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân


Trong 2 ngày 8 và 9 tháng 01 năm 2013, TAND tỉnh Nghệ An đã đưa vụ án Hồ Đức Hòa và đồng bọn hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân ra xét xử. Theo bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An, thì Hồ Đức Hòa đã tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân, sang Thái Lan dự khóa đào tạo hoạt động theo phương thức “bất bạo động” nhằm lật đổ Nhà nước Việt Nam. Sau khi về nước, Hòa có nhiệm vụ lôi kéo người tham gia tổ chức Việt Tân, kích động những người khiếu kiện… tiến hành hoạt động gây rối trật tự tiến tới thực hiện bạo loạn, lật đổ chính quyền. Tính đến thời điểm bị bắt, Hồ Đức Hòa đã lôi kéo được 16 người tham gia tổ chức Việt Tân.
Liên quan đến vụ án này, trên một số trang web, blog cá nhân như chuacuuthe.org, anhbasam.wordpress.vn… đã đưa tin cho rằng Hồ Đức Hòa là một con chiên ngoan đạo, dám dấn thân đấu tranh cho công lý và hòa bình…Thiết nghĩ, là một con chiên ngoan đạo đáng lẽ ra Hồ Đức Hòa phải vâng lời răn dạy “người giáo dân tốt cũng là người công dân tốt” của Đức Thánh cha Benedict 16, đáng lẽ ra Hồ Đức Hòa phải hoạt động theo đường hướng “Sống phúc âm trong lòng dân tộc” của Giáo hội Công giáo Việt Nam hơn 20 năm qua. Hoạt động “dấn thân vì công lý” của Hồ Đức Hòa (theo ngu ý của một số cá nhân nào đó) đã làm ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp của Nhà nước Việt Nam và Giáo hội Công giáo Việt Nam. Hoạt động theo chân những đàn anh Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Lý “bán linh hồn cho quỷ dữ”, “cõng rắn về cắn gà nhà” của Hồ Đức Hòa đã bị 6 triệu tín đồ Công giáo Việt Nam tẩy chay, phản đối. Nhân dân Việt Nam, bất kể theo tôn giáo nào đều không bao giờ chấp nhận hành động bán rẻ quê hương, đất nước, rước ngoại bang về giày xéo đồng bào mình. Tuy nhiên, điều đáng mừng là Hồ Đức Hòa và đồng bọn đã nhận ra sai trái, ăn năn, hối cải, khai báo thành khẩn về hành vi phạm tội của mình và xin hưởng lượng khoan hồng của pháp luật. Do đó, TAND tỉnh Nghệ An đã tuyên: Hồ Đức Hòa tuy là đối tượng chủ mưu cầm đầu nhưng trong quá trình điều tra đã ăn năn, hối cải, giúp cơ quan điều tra làm rõ hành vi phạm tội của đồng bọn nên xử phạt 13 năm tù, những đối tượng khác chịu mức án từ 3-4 năm tù (về bản án, bên chuacuuthe.org, anhbasam.wordpress.vn… đều đưa tin sai sự thật, các anh đã tăng thêm cho mỗi bị cáo 02 năm tù giam so với bản án mà Tòa đã tuyên) Một bản án thật hợp tình, hợp lý, được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ. Người Việt có truyền thống đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại. Rất mong các anh sau khi mãn hạn tù sẽ đi đúng đường, đóng góp công sức xây dựng quê hương, đất nước. Qua đây cũng là một bài học cảnh tỉnh cho những ai còn có ý định theo chân đàn anh Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Lý chống Nhà nước, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, đi ngược lại tâm nguyện của nhân dân Việt Nam.
Còn đối với mấy anh chuacuuthe.org, thanhnienconggiao.com.vn, anhbasam.wordpress.vn tôi không hiểu các anh có ý đồ gì nhưng tôi có lời khuyên chân thành là muốn tạo dựng được niềm tin cho người đọc thì các anh phải đưa tin chính xác. Trong thời đại Internet bùng nổ, người dân có nhiều nguồn tiếp cận thông tin, cái kiểu đưa tin “cả vú lấp miệng em”, bất kể đúng sai của các anh trước sau gì cũng bị mọi người tẩy chay thôi.
Người Viễn Xứ

18 thg 1, 2013

CẦN CẢNH GIÁC VỚI THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG GÓP Ý SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP ĐỂ XUYÊN TẠC ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP 1992


Hiến pháp là đạo luật cơ bản và quan trọng nhất của Nhà nước. Trải qua các thời kỳ, nước ta đã có Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Đến nay, sau hơn mười năm, trước sự thay đổi của tình hình trong nước, thế giới và khu vực, đồng thời để Hiến pháp bám sát hơn với bối cảnh lịch sử của đất nước trong tình hình mới việc Quốc hội thông qua sửa đổi Hiến pháp 1992 là rất cần thiết và phù hợp.
Ngày 23/11/2012, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 38/2012/QH13 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, bắt đầu từ ngày 2/1/2013 và kết thúc vào ngày 31/3/2013.
Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là dịp quan trọng để toàn dân đóng góp những ý kiến tâm huyết, trí tuệ của mình đối với đất nước, dân tộc. Qua đó phát huy quyền làm chủ của các tầng lớp nhân dân, của các cấp, các ngành, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Hiến pháp, thi hành Hiến pháp, pháp luật và góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Tuy nhiên những ngày gần đây, sau khi dự thảo Hiến pháp được đưa ra lấy ý kiến góp ý rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân, đã có không ít những ý kiến thể hiện sự định kiến với Đảng, Nhà nước ta. Trong đó, có không ít người lợi dụng việc góp ý sửa đổi Hiến pháp để đưa ra những quan điểm, góp ý thiếu thiện chí, đi ngược lại với truyền thống, đạo lý của dân tộc ta. Thậm chí, có những ý kiến còn cho rằng sửa đổi Hiến pháp cần phải bắt đầu từ việc xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp 1992, tức là xóa bỏ vai trò lãnh đạo Nhà nước, xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chúng ta biết rằng, Điều 4 dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 quy định: 1)Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. 2) Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. 3) Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Với những nội dung được quy định trong Điều 4, rõ ràng đã thể hiện được vị trí, vai trò và trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Vậy mà, có những ý kiến quy chụp, định kiến, thiếu thiện chí lại cho rằng: “Điều 4 làm nghèo khổ nhân dân, làm nguy hại đất nước như vậy mà sao cứ để nó đóng gông mãi vào Hiến pháp Việt Nam cho được”. Từ đó, kêu gọi cần xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp, thực hiện đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam.
Thật là phi lý và nực cười. Với những con người có tâm huyết, có thiện chí, trách nhiệm với đất nước, với Tổ quốc và nhân dân mình sẽ không bao giờ đưa ra những ý kiến như vậy.
Chúng ta thấy rằng, tại sao ở Việt Nam việc Đảng Cộng sản là lực lượng duy nhất giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội? Theo tôi, việc Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội là điều hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với thực tiễn lịch sử Việt Nam. Bởi vì, thứ nhất, đa nguyên, đa đảng không đồng nghĩa với vấn đề dân chủ. Dân chủ là tổ chức và thiết chế của bộ máy nhà nước để trao quyền lực vào tay nhân dân. Nói cách khác, là hệ thống, cơ chế hoạt động của Bộ máy nhà nước, trong đó quyền lực thuộc về tay nhân dân. Như vậy, một đảng hay đa đảng mà quyền lực thuộc về tay nhân dân thì đó đều là xã hội có dân chủ thực sự. Điều này đã được chứng minh rất rõ ở Việt Nam. Thứ hai, thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã cho thấy, có những thời kỳ chúng ta đã xuất hiện và tồn tại nhiều đảng phái chính trị khác nhau, nhưng chỉ đến khi Đảng cộng sản Việt Nam xuất hiện và lãnh đạo xã hội thì mới đưa cách mạng Việt Nam đến thành công, mới lãnh đạo nhân dân ta giành được độc lập, tự do. Bởi vậy, trong bối cảnh, tình hình lịch sử của Việt Nam, việc Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với thực tế của Việt Nam. Đây là sự lựa chọn của lịch sử Việt Nam. Thứ ba, ngược dòng lịch sử chúng ta thấy rằng. Ở Liên xô (cũ), trong quá trình sửa đổi Hiến pháp đã xóa bỏ Điều 6 Hiến pháp quy định vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Liên xô và hệ quả là đất nước Liên xô lâm vào khủng hoảng, loạn lạc, kết cục là sự tan rã, sụp đổ của Nhà nước Liên xô, một thành trì của cách mạng thế giới.
Ấy vậy cho nên, chúng ta cần cảnh giác với những lời lẽ góp ý thiếu thiện chí, lợi dụng việc góp ý sửa đổi Hiến pháp để lồng ghép những nội dung không có lợi cho đất nước, dân tộc và nhân dân ta.
                                                                                   Người con đất Việt

Bác bỏ những luận điểm “đa nguyên, đa đảng”


Các thế lực thù địch chủ nghĩa xã hội công khai đòi các nước XHCN thực hiện dân chủ, đa nguyên, đa đảng. Chúng tìm mọi cách chứng minh đa nguyên, đa đảng đồng nhất với tự do, dân chủ và quyền con người. Mặt khác chủ nghĩa đế quốc tìm mọi cách tuyên truyền bôi nhọ các nước xã hội chủ nghĩa, quy mọi sai sót trong hoạt động điều hành đất nước của các Đảng Cộng sản cho cái gọi là bản chất “ độc đoán” , “ chuyên quyền”. Chủ nghĩa đế quốc đã đưa ra và tuyệt đối hóa các hình mẫu: “ chủ nghĩa xã hội nhân đạo”, “ chủ nghĩa xã hội dân chủ”,… Những mô hình này đều chung một đặc điểm là loại trừ nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội như chuyên chính vô sản, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nguyên tắc chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa đế quốc chĩa mũi nhọn tấn công quyết liệt vào các Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo, giữ vai trò quyết định tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa trong mỗi nước.
Một mặt chúng tập trung đánh vào cơ sở lí luận tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mac-Lenin, đả phá nguyên tắc sống còn của Đảng là tập trung dân chủ, gây áp lực buộc các Đảng Cộng sản từ bỏ lí tưởng của chủ nghĩa xã hội, trở thành Đảng dân chủ cải lương. Mặt khác, bộ máy tuyên truyền của các nước đế quốc tư bản triệt để lợi dụng khó khăn, sai lầm, thiếu sót của Đảng Cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa để đả kích, bôi nhọ, gây mâu thuẫn nội bộ, chia rẽ Đảng với quần chúng. Các thế lực thù địch tăng cường gây sức ép đòi xóa bỏ chuyên chế vô sản ở các nước xã hôi chủ nghĩa, đòi hỏi các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam và dân tộc đã chọn định hướng  XHCN phải bầu cử  theo chế độ đa nguyên, đa đảng. Chúng âm mưu qua “tuyển cử tự do” để tài trợ, giúp đỡ các phần tử đối lập ở nước này tìm mọi cách giành được số phiếu tối đa, giành từng bước thiết lập “ chuyên chính tư sản” , xóa bỏ chính quyền cách mạng ở các nước xã hội chủ nghĩa.
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang đi lên CNH- HĐH, xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, tuyệt đối trung thành với nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức được âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch trong việc chuyển hóa, thay đổi, hướng lái chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo hướng tư bản chủ nghĩa, quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng.
Mặt khác, thấy rõ đa nguyên, đa đảng là tạo điều kiện cho các thế lực thù địch tiến hành lợi dụng chống phá, sâu xa có thể tái diễn kịch bản “cách mạng màu, cách mạng nhung”…gây mất ổn định chính trị, bạo loạn, lật đổ,… các thế lực thù địch không bao giờ từ bỏ mục tiêu tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa cộng sản mà Việt Nam là một trong những mục tiêu chiến lược trọng điểm.
Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không đảm bảo được dân chủ đích thực. Bản chất của dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Muốn thực hiện được nó thì trước tiên người lao động phải xây dựng nên một chính đảng cùng một chính phủ duy nhất đại diện cho quyền lực mình. Với một chế độ chính trị xã hội, thì hoặc quyền lực thuộc về giai cấp bóc lột mà thôi. Không có thứ quyền lực hay dân chủ cho mọi giai cấp. Bản chất của đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập trong xã hội tư bản nhằm một mục tiêu duy nhất là đảm bảo cho giai cấp tư sản bóc lột. Giáo sư người Mỹ Paul Mishles (trường đại học InDiana) khẳng định : “ Mọi đói nghèo, thất nghiệp, thất học, đều do lỗi của hệ thống, lỗi từ chủ nghĩa tư bản Mỹ gây ra” , “ Nước Mỹ tự xưng là đa đảng nhưng thực chất chỉ là một đảng, đó chỉ là đảng của chủ nghĩa tư bản, dù là đảng cộng hòa hay dân chủ”… Với lí do đó đa nguyên đa đảng không bao giờ đi tới một nền dân chủ đích thực, vì vậy Việt Nam không bao giờ chấp nhận đa nguyên đa đảng, không chấp nhận cái gọi là tự do dân chủ.
Đảng Cộng sản Việt Nam – một chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã và đang không ngừng xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế trong nền chính trị nhất nguyên. Nền chính trị nhất nguyên ở nước ta là do dân ta chọn lựa từ những trải nghiệm trong lịch sử đấu tranh giai cấp, giải phóng dân tộc và xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp cách mạng ở nước ta đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động. Đó là độc lập, tự do cho dân tộc, là quyền tự quyết dân tộc, quyền bình đẳng với mọi quốc gia khác trong việc lựa chọn con đường phát triển đi lên của mình; là quyền tự do lập hiến và lập pháp, lựa chọn và xây dựng nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa của nhân dân, là quyền bình đẳng giữa các dân tộc , giữa các thành phần kinh tế, quyền tự do làm giàu theo pháp luật, phát huy dân chủ gắn liền với giữ vững kỷ cương xã hội, là sự phát triển trong đa dạng các sắc màu văn hóa dân tộc , là sự tiến bộ trong xã hội, văn hóa xã hội, khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu vì sự tiến bộ và phát triển toàn diện của con người… Những thành tựu không thể phủ nhận của nền chính trị nhất nguyên đó đã khẳng định và ngày càng củng cố vững chắc hơn vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với sự nghiệp Cách Mạng của dân tộc.
Người con đất việt

17 thg 1, 2013

Xem phim tài liệu chiến tranh của Mỹ ở Việt nam – đôi điều suy ngẫm



Tối hốm qua (16/1/2013) nhân xem bộ phim tài liệu về cuộc chiến tranh của Mỹ gây ra ở Việt Nam, trong lòng dấy lên bao nhiêu suy nghĩ. Để thực hiện dã tâm xâm chiếm Việt Nam người Mỹ đã đầu tư một hệ thống bộ máy chiến tranh khổng lồ và gây nên biết bao tang thương cho dân tộc Việt Nam. Người Mỹ đã ném xuống Việt Nam hàng trăm nghìn, thậm chí là hàng triệu tấn bom đạn. Người Mỹ đã gây ra biết bao nhiêu cuộc tàn sát nhân dân Việt Nam với những cuộc càn quét, xả súng không thương tiếc. 
Đau xót, thương cảm thay khi trên đất nước Việt Nam có những ngôi mộ tập thể 3000 người là nạn nhân của một vụ ném bom của người Mỹ. Người Mỹ đã nhẫn tâm ném bom xuống cả một bệnh viên nơi mà người Mỹ biết có hàng nghìn người dân Việt Nam vô tội đang trú ẩn cùng với cả những thương binh Mỹ, Ngụy đang điều trị. Người Mỹ cũng không ngần ngại dùng xe ủi ủi xác chết của hàng nghìn người vào một hố chôn tập thể. Có lẽ không một ngôn từ nào có thể diễn tả hết sự tàn bạo của người Mỹ và nỗi đau của chiến tranh mà người dân Việt Nam đã phải chịu đựng.
 Thế nhưng dân tộc, nhân dân ta vẫn kiên cường vượt qua, làm nên chiến thắng lịch sử trước một đế quốc hàng đầu thế giới. Có xem những bộ phim tài liệu này càng thấm thía hơn giá trị của độc lập, tự do mà mỗi người dân Việt Nam hiện nay, đặc biệt là thế hệ trẻ đang được hưởng. Nếu không có những bậc cha anh, những thương binh, liệt sĩ đã hi sinh xương máu của mình để bảo vệ nền độc lập thì có lẽ Việt Nam chúng ta hiện nay vẫn đang bị chia cắt và là một nước thuộc địa kiểu mới của Mỹ, độc lập, tự do có lẽ vẫn chỉ là trong giấc mơ của mỗi người dân Việt Nam. Là người dân Việt Nam tôi cũng không khỏi tự hào về điều này và cảm ơn các bậc cha anh đi trước. Nhưng càng tự hào thì tôi lại nghĩ về một số phần tử chống đối Nhà nước Việt nam hiện nay như Lê Quốc Quân, Nguyễn Khắc Toàn… Họ là những thanh niên được sinh ra và lớn lên dưới bầu trời của độc lập, tự do. Họ là người được thừa hưởng những thành quả mà các bậc cha anh đi trước đã hi sinh xương máu để đạt được. Đáng lẽ họ phải cảm thấy tự hào mình là người dân Việt Nam anh hùng, họ phải trân quý, cảm ơn những gì mà thế hệ trước đã hi sinh xương máu để giành được. Vậy mà họ lại lớn tiếng đưa ra những luận điệu chống lại chính quốc gia, dân tộc mình. Thậm chí có người còn cho rằng cuộc kháng chiến chống Mỹ của cha, anh chúng ta là chiến tranh phi nghĩa, huynh đệ tương tàn, cuộc chiến không cần thiết, là lỗi của chủ tịch Hồ Chí Minh và các bậc lãnh đạo khác. Không biết khi họ viết những dòng đó họ có nghĩ đến sự tàn bạo của người Mỹ, những nỗi đau của chiến tranh mà người Mỹ đã gây ra cho nhân dân Việt nam, trong đó có cả những người là ông bà, bố mẹ, họ hàng của họ hay không. Ai là người đã đưa lại cho họ bầu không khí tự do như hiện nay để họ hít thở rồi lại ngồi viết những dòng chữ đi ngược lại đạo đức, truyền thống dân tộc như vậy. Phải chăng họ không hiểu những điều đơn giản đó hay họ cố tình không hiểu? Nếu bảo họ là người không hiểu thì có lẽ họ là những người “có vấn đề” về nhận thức bởi ngay cả các bé thiếu nhi cũng đã nhận thức được thế nào là nỗi đau của chiến tranh do người Mỹ gây ra và giá trị của độc lập, tự do. Điều này có lẽ là không phải bởi có những người trong số họ là luật sư, tiến sĩ thậm chí có những người mang cả học hàm giáo sư. Vậy thì có lẽ họ cố tình không hiểu? Tại sao họ cố tình không hiểu? Phải chăng do họ đã và đang hàng ngày, hàng tháng nhận được những đồng đô la từ người Mỹ nên họ cố tình “lờ đi” nhận thức đơn giản đấy. Tôi biết nhiều người trong số họ  vẫn xem việc viết bài chống Nhà nước Việt Nam như là “một cần câu cơm” để hàng tháng “ngửa tay” nhận vài trăm nghìn, vài triệu do các thế lực thù địch nhà nước Việt Nam bên ngoài gửi về trong đó có cả những thế lực đã gây nên nỗi đau chiến tranh ở Việt Nam. Vậy là họ đã hạ mình bán rẻ đi lòng tự hào dân tộc của mình để tự biến thành “kẻ làm thuê”, thành “tay sai” cho các thế lực thù địch Nhà nước Việt Nam. Họ đã “ôm chân” chính những người đã từng muốn biến Việt Nam thành “bình địa”, những người đã từng gây nên những nỗi đau không thể nào quên cho nhân dân Việt Nam, trong đó có cả ông bà, bố mẹ, họ hàng thân thích của chính họ. Có lẽ những đồng USD đã làm họ mờ mắt và cuối cùng đánh mất cả lương tri của chính mình. Nói cách khác họ đã tự “bán mình cho quỹ dữ”.
Tuy nhiên, như ông bà ta vẫn từng nói “giận thì giận mà thương thì thương”. Là một người dân Việt nam, với lòng tự hào dân tộc và một tinh thần nhân ái, khoan dung, tôi vẫn hy vọng rằng sẽ có một ngày họ “tỉnh ngộ”, nhận ra đúng bản chất thù địch và “dã tâm” của những người mà họ đang “ôm chân” để trở về với dân tộc mình, đồng bào mình. Nhân dân Việt Nam anh hùng và khoan dung chỉ “đánh kẻ chạy đi chứ không bao giờ đánh kẻ chạy lại”.
Người viễn xứ

Hoàn thiện chính sách pháp luật về tôn giáo – Điều kiện đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân


Sau khi Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 92 cụ thể hóa Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (có hiệu lực từ ngày 1/1/2013), trên mạng Internet xuất hiện một số bài viết cho rằng Nhà nước Việt nam can thiệp vào công việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo, vi phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân. Vậy thực sự vấn đề này là như thế nào?

Theo quan điểm của tôi, trong xã hội hiện đại, hệ thống pháp luật chính là công cụ đảm bảo tự do cho mọi người, bắt buộc mọi người phải tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với xã hội và không xâm phạm tự do của người khác. Lịch sử thế giới đã chứng minh, trong thời kỳ cổ đại xã hội chưa có pháp luật thì mọi người có thể chém giết lẫn nhau, bắt tù binh làm nô lệ, sẵn sàng tước bỏ mọi quyền tự do của người khác. Năm 1948, Liên hợp quốc đã ra Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, văn bản pháp luật quốc tế đầu tiên và quan trọng nhất về quyền con người. Điều 28 chỉ rõ: “Trong khi hành xử những quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra ngõ hầu những quyền tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, những đòi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng và an lạc chung trong một xã hội dân chủ cũng được thỏa mãn”.
Trong lĩnh vực tôn giáo, việc hoàn thiện chính sách pháp luật là điều kiện cần thiết để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của một cá nhân.
Trên phương diện luật quốc tế, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị năm 1966 quy định rõ về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân. Điều 18, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền: Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo”.
Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo. Hiện nay, ở Việt Nam có 12 tôn giáo đã được Nhà nước Việt Nam công nhận tư cách pháp nhân. Trong các chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam quy định rõ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân

Điều 10, Hiến pháp 1946 quy định: “Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng…”. Như vậy, so với pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam đã có quy định sớm hơn về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân (sớm hơn 2 năm so với Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền).
Qua từng giai đoạn lịch sử, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về tôn giáo ngày càng hoàn thiện hơn phù hợp với xu thế tiến bộ, ngày càng mở rộng và đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.
Trong tất cả các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 của Nhà nước Việt nam (văn bản pháp luật có tính pháp lý cao nhất) đều quy định rõ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền cơ bản của công dân. Điều 70, Hiến pháp 1992: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”
Trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, Chính phủ Việt Nam ra các Nghị định: Sắc lệnh số 234 năm 1955 của Chủ tịch nước, Nghị quyết số 297 năm 1977của Hội đồng Chính phủ, Nghị định số 69 năm 1991 của Hội đồng bộ trưởng, Nghị định số 26 năm 1999 của Chính phủ. Trong các văn bản này đều đề ra các chính sách nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Năm 2004, Nhà nước Việt Nam ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất quy định các chính sách để đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 22 hướng dẫn thực hiện chi tiết Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình. Tuy nhiên, Nghị định 22 còn một số bất cập, quy định chưa rõ về hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở, thời gian đảm bảo để cấp đăng kí và công nhận tổ chức tôn giáo, thời gian trả hồ sơ làm việc còn dài... Theo xu thế phát triển của xã hội, những điểm bất cập trong Nghị định 92 không còn phù hợp với thực tế phải được loại bỏ. Năm 2012 Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 92 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2013) thay thế Nghị định 22, khắc phục những điểm bất cập trên. Theo đó, tổ chức tôn giáo có cơ sở để làm hồ sơ xét duyệt đăng kí hoạt động tôn giáo và công nhận tổ chức mình. Khi tổ chức tôn giáo được công nhận sẽ được pháp luật bảo hộ...

Như vậy nhìn từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp 1992, từ SL 234 đến Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và NĐ 92 cho thấy Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo của Nhà nước Việt Nam chính là để cho quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân được đảm bảo thực hiện một cách đầy đủ. Chính vì vậy  những người đưa ra những luận điệu cho rằng các văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam là “sự can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo” có lẽ họ là người “có vấn đề” về nhận thức hoặc họ đã cố tình xuyên tạc vì một mục đích sâu xa nào đó mà chính họ mới biết?
Tín đồ yêu nước

16 thg 1, 2013

90 giây quan sát... "dáng đứng ngã tư"!

            Bắt đầu ùn lại. Đèn đỏ báo dừng phút rưỡi, tha hồ mà quan sát các “dáng đứng ngã tư”. Quan sát thôi, phân tích lý giải để về nhà.
        Vài kẻ láu cá vượt vạch làm tắc dòng xe được phép đi. Những chị sợ nắng tấp vào bóng cây, mặc kệ luồng đường rẽ phải. Ai ai cũng khẩu trang áo chống nắng “ninja” hùm hụp. Những mợ bắp chân to như cái chĩnh năm kia còn thấy sẹo bỏng bô, năm nay đã vũ trang tất màu da váy trùm vạt trước chả hở ra chỗ nào.
         Quần bò dép lê mũ cối bước xuống, phát mỗi xe tờ “phơi” quảng cáo. Người xua tay không nhận, người cầm lấy quẳng vèo, người ngắm kỹ chắc cán bộ một viện nghiên cứu. Nhiều anh tắt máy tiết kiệm xăng như tivi dậy.
            Dù sao khói xanh cứ cuộn lên át cả mùi thum thủm do nước từ xe rác nhỏ xuống, nhiệt tăng cả trăm độ. Đằng sau nóng tính bim bim điên loạn, đằng trước điếc tai làm đ. gì còn chỗ lên mà bấm mãi. Anh già chị già ở giữa huyết áp lên ngùn ngụt nhưng chả dám tham gia, đành một mắt nhắm lại. Thiền mà tai đố điếc được.
            Vỉa hè sát đường, bếp tổ ong cuồn cuộn khói nhóm lò, nhựa cháy khét lẹt làm xây xẩm em gái mảnh mai. Cơ chừng em sắp ngất, vì thằng tóc nhuộm xanh dựng bờm bên cạnh cắt côn, rồ ga từng chập. Nhưng không. Ghé mặt soi gương, chạm khe khẽ vào mi giả xem có sắp rơi ra, hình như mỉm cười một chút.
              Lạ, thằng ấy con nọ không gọi gì nhỉ, bèn rút điện thoại tâm sự sôi nổi, chưa hết bấm choanh choách nhắn đứa nữa. Nghĩa là em có sức khỏe, và thần kinh vững lắm. Nghĩa là chỗ đèn đỏ còn nhộn nhịp hơn đèn xanh. 90 giây để mà thư giãn và làm đẹp và liên lạc với thế giới.
          Có kẻ phong lưu đến mức vương giả. Dừng xe, chống chân, rút tăm quế túi áo ra xỉa. Răng chìa chìa trong gương, có một cọng hành vài sợi gân ra điều mới hàng phở ra. Màn phong lưu vương giả kết thúc vẫn chưa hết 90 giây, tăm quế bèn chuyển lên mũi.
           Giây 85, đồng loạt rú ga hành tiến, nghẽn một lúc vì mấy chú hướng bên kia vượt cố. Đôi chục giây sau thì đường vắng hẳn, lặng lẽ tờ “phơi” xanh đỏ, mùi nước rác và tăm quế.
Hoàng Định

ĐẢM BẢO QUYỀN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM


Trong thời gian qua, lợi dụng các diễn đàn quốc tế, các đối tượng phản động người DTTS như Ksokor, Quảng Đại Đủ, Thành Thanh Dãi… liên tiếp vu cáo chính quyền Việt Nam đàn áp, phân biệt đối xử với người DTTS, kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, đòi quyền tự quyết, xuyên tạc chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước ta về quyền của các DTTS.

Sự thật đã rõ, số đối tượng này là những kẻ bán nước, hại dân, khoác áo “nghĩa hiệp” núp dưới chiêu bài “bảo vệ quyền của các DTTS” mà chẳng hiểu một chút nào về thực tế đang diễn ra. Những luận điệu đó rất nguy hiểm, cần phải cảnh giác nếu không nó sẽ gieo rắc những mầm mống độc hại, cùng với những khó khăn trước mắt về kinh tế sẽ làm cho đất nước ta càng thêm khó khăn.
Trong thời gian qua, các chủ trương, chính sách đối với đồng bào DTTS đã phát huy hiệu quả đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Hệ thống chính trị được giữ vững, ý thức pháp luật, đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được nâng cao là cơ sở vững chắc để đập tan mọi âm mưu ý đồ của các thế lực thù địch trong chiến lược “Diễn Biến Hòa Bình” mà đối tượng hướng đến là đồng bào các DTTS.

Các dân tộc Việt Nam sinh sống đan xen nhau trên mọi vùng miền của đất nước; các dân tộc thiểu số cư trú tập trung chủ yếu ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa – là nơi điều kiện phát triển còn nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng, nhất là đường giao thông còn thấp kém, tỷ lệ nghèo cận nghèo và tái nghèo còn cao so với bình quân chung của cả nước.
Hệ thống chính sách dân tộc của Nhà nước ta là nhất quán và theo nguyên tắc các dân tộc “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển” với phương châm “nơi nào khó khăn hơn được quan tâm, ưu tiên hơn” trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Về pháp luật, chính sách dân tộc được quy định thể chế trong Hiến pháp năm 1992 (Điều 5, 36, 39, 133) và trong hệ thống pháp luật: Bộ luật Dân sự, Luật bầu cử Quốc hội, Luật giáo dục, Luật chăm sóc sức khỏe nhân dân…
Từ các quy định của luật pháp, chính sách dân tộc được cụ thể hóa trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và các chương trình mục tiêu, dự án đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số với cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp, ưu tiên, ưu đãi đối với từng vùng, từng đối tượng cụ thể.

Quyền bình đẳng của các dân tộc ở Việt Nam về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội… trước hết là quyền bình đẳng về chính trị, chống mọi biểu chia rẽ, kỳ thị dân tộc, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, tự ty dân tộc… điều này được thể hiện cụ thể trong các chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với đồng bào DTTS:
Để có cơ sở hoạch định các chính sách dân tộc theo địa bàn, đối tượng và lĩnh vực cụ thể như đã nêu ở trên, Đảng, Nhà nước đã phân định vùng DTTS theo điều kiện địa lý: Vùng miền núi, vùng có miền núi và vùng đồng bằng có dân tộc sinh sống. tiếp theo đó phân chia theo điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội: khu vực I, bước đầu phát triển; khu vực II, tạm ổn định; khu vực III, đặc biệt khó khăn.
Từ việc xác định các địa bàn như vậy, Chính phủ quyết định thực hiện các chương trình mục tiêu bằng hàng loạt các dự án cụ thể, tập trung sự quan tâm, ưu tiên vào khu vực đặc biệt khó khăn.
Các chương trình mục tiêu được triển khai thực hiện theo những yêu cầu cụ thể phù hợp với đặc điểm, đặc thù của từng địa bàn, từng đối tượng cụ thể:
+ Chương trình xóa đói, giảm nghèo thực hiện trên các vùng đặc biệt khó khăn được quan tâm thúc đẩy nhanh hơn, bình quan hàng năm giảm 4-5% tỷ lệ hộ nghèo (tỷ lệ chung của cả nước là 2%) để khắc phục sự dãn ra khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trong xã hội. Hiện nay, Chính phủ đang tiếp tục triển khai chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững ở trên 60 huyện nghèo đặc biệt khó khăn (có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%) vùng dân tộc thiểu số.
+ Chương trình xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng vùng đặc biệt khó khăn trước hết là đường giao thông, hệ thống thủy lợi, thủy nông… đồng thời, với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa sản xuất nông lâm nghiệp với các ngành nghề, dịch vụ khác có hiệu quả hơn.
+ Các dự án bảo tồn giá trị các giá trị di sản văn hóa, bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc (bao gồm cả tiếng nói, chữ viết, các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể)
+ Các dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển phát triển đối với một số dân tộc thiểu số rất ít người. Đã và đang thực hiện các dự án bảo tồn và phát triển đối với 05 dân tộc có số dân dưới 1.000 người (Si La, Pu Péo, Ơ Đu, Rơ Măm, Brâu). Tới đây sẽ triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ tương tự đối với các dân tộc thiểu số dưới 1 vạn người.
+ Các chương trình, dự án đặt ra và đưa vào thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau: Phát triển thương mại, du lịch ở miền núi, vùng cao, vùng đồng bào DTTS; bằng hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú tập trung ở huyện, tỉnh đến các chính sách đào tạo đạo học và các trường chuyên nghiệp; xây dựng hệ thống mạng lưới y tế cơ sở, chăm lo bảo vệ sức khỏe nhân dân ở vùng DTTS.
Để phát huy hiệu quả nguồn lực của người DTTS, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chính sách cụ thể và phù hợp với đặc thù của từng địa bàn, đối tượng khác nhau. Ví dụ: chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, thực hiện từ năm 2004 tại 53 tỉnh, sau 4 năm đã giải quyết nhà ở cho 373.400 hộ, 1.552 ha đất ở cho 71.713 hộ và 27.763 ha đất sản xuất cho 83.563 hộ, 4.663 công trình nước tập trung, gần 200.000 hộ đã có nước sinh hoạt.
Để nâng cao hiệu quả khi hoạch định chính sách cho các đối tượng này, Nhà nước ta đã:
- Nâng cao được nhận thức, kiến thức hiểu biết về pháp luật, về chính sách đối với DTTS, tạo điều kiện cho họ tiếp cận thông tin về phát triển ngày càng thuận lợi, dễ dàng hơn bằng các chương trình truyền thông phù hợp trình độ và ngôn ngữ DTTS.
- Các dự án thực hiện ở vùng DTTS đã thu hút được sự tham gia trực tiếp của cộng đồng cơ sở, của mỗi người dân cùng thực hiện, ngân sách nhà nước đầu tư, hỗ trợ xây dựng công trình, người dân tham gia đóng góp bằng lao động và các vật liệu sẵn có tại địa phương, đặc biệt là sự tham gia của những người có uy tín trong cộng đồng các DTTS. Khuyến khích xã hội hóa các nguồn nhân lực và thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, tổ chức NGOs… hỗ trợ giúp đỡ vùng đặc biệt khó khăn.
-  Các dự án đầu tư hỗ trợ giảm nghèo nhanh, bền vững đối với các đối tượng này cần được xác định là cho cái cần câu, không phải là cho con cá như chúng ta vẫn thường nói. Nhưng như thế chưa đủ, cho cái cần câu rồi phải hướng dẫn họ cách câu cá, câu được cá không chỉ đủ ăn, mà còn có cá để bán; do đó phải hướng dẫn tiếp cách bán cá, như vậy mới đạt được hiệu quả cuối cùng của sự tham gia của họ vào phát triển đời sống kinh tế.
- Việt Nam hiện nay với cộng đồng 54 thành phần dân tộc. Không có dân tộc nào gọi là “Dân tộc đặc biệt khó khăn” mà chỉ có vùng, địa bàn “Đặc biệt khó khăn”. Đó là nơi cơ sở hạ tầng còn rất thấp kém, điều kiện tiếp cận thông tin, tiến bộ khoa học công nghệ còn rất hạn chế, đời sống vật chất, tinh thần của người dân sinh sống ở đây còn rất khó khăn, mặt bằng dân trí, thu nhập thấp – nghèo nàn, lạc hậu là do sinh sống ở những nơi mà điều kiện địa lý tự nhiên còn đặc biệt khó khăn nói trên, chứ không phải vì họ là dân tộc cụ thể nào đó.
Về cơ bản và chủ yếu chính sách dân tộc của Nhà nước ta là tập trung đầu tư, hỗ trợ đối với các vùng địa bàn đặc biệt khó khăn, với phương châm “nơi nào nghèo khó hơn cần được quan tâm ưu tiên hơn” theo nguyên tắc “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cúng phát triển” giữa các dân tộc trong cộng đồng đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Với các chính sách như trên, chúng ta có thể vững tin đồng bào DTTS sẽ là bộ phận quan trọng để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững; hoàn thành sự nghiệp CNH, HĐH vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”; phản bác, vô hiệu hóa mọi luận điệu và thủ đoạn kích động của các thế lực thù địch và phần tử xấu.
                                                                    Hoa đất

15 thg 1, 2013

Khẳng định Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN


Ngày 18/11/2012, tại Phnôm Pênh, Cam-pu-chia, lãnh đạo các nước ASEAN đã ký thông qua Bản Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN (AHRD). Đây là văn kiện đầu tiên của ASEAN nhằm tạo khuôn khổ chung cho tăng cường hợp tác ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền của ASEAN.

Tuyên bố nhân quyền ASEAN bao gồm 07 phần với 40 Điều, khẳng định mọi công dân ASEAN có 4 nhóm quyền căn bản về dân sự, chính trị(14 quyền) – kinh tế, xã hội, văn hóa (8 quyền), quyền phát triển, và quyền hưởng hòa bình. Các quyền này được xây dựng trên những nguyên tắc căn bản là bình đẳng, tôn trọng đặc thù khu vực và sự đa dạng của mỗi quốc gia.
Thế nhưng ngay lập tức, sau khi Bản Tuyên ngôn được thông qua, nhiều tổ chức nhân quyền phi chính phủ (NGOs) ở một số nước trong khu vực và Hoa Kỳ đã lên tiếng phê phán một cách phiến diện, áp đặt các tiêu chí theo suy nghĩ chủ quan của họ. Đây là một vài nhận xét: “Không nghi ngờ gì nữa, nó không đáp ứng các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, huống hồ lại thêm thắt cho nó. Nó đi ngược lại các nguyên tắc nhân quyền đã tồn tại trong hơn sáu thập kỷ qua… nó xé nát những khái niệm cốt lõi của quyền con người vốn đã được chấp nhận từ lâu”. Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc tổ chức hoạt động cho nhân quyền Human Rights Watch ở Hoa Kỳ thì nói: “Tất cả những gì họ làm là tạo ra những kẽ hở và rồi tìm cách trau chuốt chúng”. Chúng ta sẽ trở lại những chứng cứ và “phản biện” của họ sau.
Thật là nực cười - những cái nhìn thiển cận và phiến diện. Từ trước đến bây giờ, chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” thường chỉ được lợi dụng để can thiệp vào nội bộ của một quốc gia, nay lại được mở rộng ra toàn bộ một khu vực rộng lớn 10 quốc gia với hơn 600 triệu người đang trên con đường trở thành một liên minh đoàn kết vững chắc. Đã qua lâu rồi thời kỳ những nước đang phát triển ở Đông Nam Á cần các nước phát triển đến khai sáng và cứu rỗi. Khi mà lợi ích của các “nước lớn” bị ảnh hưởng thì những phát ngôn thiếu thiện chí như trên có thể xuất hiện và tác động ngay lập tức. Phải chăng có những âm mưu chính trị nào đứng đằng sau những phát ngôn trên?
 Thông qua Tuyên ngôn, những nỗ lực của khối ASEAN trên lĩnh vực nhân quyền là không thể phủ nhận được. Điều này được thể hiện:
Thứ nhất, đây là một bước tiến lớn trong việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người trong ASEAN. kết tinh những giá trị cao đẹp nhất trong nền văn hóa của nhân loại, được hình thành với sự đóng góp của tất cả các quốc gia nội khối, trên nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế.
Thứ hai, thể hiện sự đồng thuận của các quốc gia đối với Tuyên ngôn, bất chấp sự phản ứng của nhiều tổ chức nhân quyền của các nước phương Tây trên một lĩnh vực tế nhị, phức tạp là một thắng lợi chính trị của mỗi quốc gia cũng như của cả ASEAN. Là văn kiện không mang tính ràng buộc pháp lý, nó chỉ thể hiện nỗ lực cũng như sự đồng thuận của các nhà lãnh đạo ASEAN trong việc ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền lợi chính đáng của người dân ASEAN, sự thống nhất trong việc giải quyết các công việc chung của khối: quyền con người, tranh chấp Biển Đông, Khủng bố, Tự do thương mại…
Thứ ba, việc thông qua văn kiện này là cơ sở pháp lý ngăn chặn âm mưu, hoạt động lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia như: đưa tiêu chí “nhân quyền phương Tây” áp đặt vào ASEAN nói chung, Việt Nam nói riêng - tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị đối lập hoạt động…
Thứ tư, đây là bước khởi đầu để đi đến ký kết các thỏa thuận, các điều ước quốc tế trong nội khối trên các lĩnh vực nhạy cảm, nhiều “bất đồng ý kiến” nhằm đưa ASEAN trở thành một khu vực ổn định, hòa bình và phát triển.
                                                                           Hoa đất