27 thg 3, 2013

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 - một bước tiến lớn về hiến định chế độ "đa nguyên, đa đảng" ở Việt Nam


Từ hàng chục năm nay các “lực lượng dân chủ” ở nước ta (cả quốc nội lẫn quốc ngoại) đã bằng nhiều con đường khác nhau, với nhiều cách khác nhau để có thể xoá bỏ được chế độ - mà một số người vẫn gọi là “chế độ đảng trị” - ở Việt Nam. Mặc dù cuộc đâú tránh đó đã tỏ ra bền bỉ, đã tranh thủ được sự đồng tình, trợ giúp của bạn bè ở các chế độ dân chủ trên thế giới song Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tỏ ra kiên trì quan điểm “độc quyền lãnh đạo” của mình và thực lòng có lẽ cả đa số người dân trong nước đều không mấy mặn mà, đồng tình với “con đường dân chủ hóa” mà các “nhà dân chủ” của chúng ta đã đưa ra.
Thế nhưng, gần đây một điều khó tin mà có thật đã xảy ra làm nức lòng những nhà dân chủ. Đó chính là sự kiện ngày 2 tháng 01 năm 2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của nhà nước Việt Nam chính thức công bố “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992” trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân. Tại điều 120 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã đưa ra chế định “Hội đồng Hiến pháp” và  Hội đồng Hiến pháp có quyền hạn “kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành; kiến nghị Quốc hội xem xét lại văn bản quy phạm pháp luật của mình khi phát hiện có vi phạm Hiến pháp; yêu cầu Chủ tịch nước, ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật của mình hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ văn bản vi phạm Hiến pháp; kiểm tra tính hợp hiến của điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trước khi trình Quốc hội, Chủ tịch nước phê chuẩn”.
Như vậy, nếu được thông qua, Hội đồng Hiến pháp (nếu mạnh dạn hơn thì phải đưa ra chế định về Toà án Hiến pháp chứ không phải Hội đồng Hiến pháp – có lẽ các nhà hoạch định còn ngần ngại gì đó mà không dám nêu thẳng ra chăng?) là tổ chức có chức năng điều hoà lợi ích của các đảng phái chính trị, là cơ quan độc lập, đứng ngoài và đứng trên các đảng phái, kể cả đảng phái chính trị đối lập lẫn đảng cầm quyền.
Là những người dân chủ, các bạn có phấn khởi không nếu quy định nói trên trở thành hiện thực trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Tôi cho rằng nếu điều này trở thành hiện thực thì có lẽ không cần thiết phải bỏ Điều 4 (quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với nhà nước và xã hội) của Hiến pháp nữa vì tự nó đã vô hiệu hóa Điều 4 rồi./.
Dân sinh

22 thg 3, 2013

Vai trò của Đảng đối với nhà nước và xã hội


Thời gian qua, lợi dụng việc Đảng, Nhà nước ta tiến hành sửa đổi Hiến pháp 1992, đưa bản dự thảo Hiến pháp ra lấy ý kiến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân, trên một số trang mạng Internet các cá nhân, tổ chức phản động tăng cường hoạt động tuyên truyền đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp, thực chất là đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội; đòi thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng.
         Các đối tượng sử dụng nhiều lập luận với những thủ đoạn khác nhau để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng tựu chung lại chúng cho rằng độc đảng là độc quyền, là không có dân chủ; độc đảng sẽ không khắc phục được quan liêu, tham nhũng, tha hóa và như vậy đất nước sẽ không phát triển được. Rằng xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp đang là nguyện vọng của người dân Việt Nam, từ đó chúng hô hào mọi người ký tên này nọ, tranh đấu này kia như những “con rối”.
         Đây thực sự là những luận điệu thể hiện ý thức chống đối sâu sắc trên một nền tư duy chính trị non nớt, vô căn cứ khoa học và thực tiễn.
         Trước hết phải khẳng định rằng, sự lãnh đạo của Đảng là một tất yếu lịch sử, đã và hiện nay vẫn đang được đại đa số người dân Việt Nam ủng hộ là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Vai trò lãnh đạo của Đảng đã được thực tiễn lịch sử chứng minh: Từ khi thành lập năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành hạt nhân lãnh đạo, là lực lượng đại diện, đại biểu trung thành lợi ích của nhân dân Việt Nam, đã đoàn kết toàn dân tộc ta đấu tranh giành được những thắng lợi vẻ vang: Đánh bại hai tên thực dân, đế quốc sừng sỏ bậc nhất thế giới là Pháp và Mỹ, giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc. Cùng với tiến trình lịch sử vẻ vang của dân tộc ta, Đảng Cộng sản với bản chất cách mạng chân chính đã dần tạo được niềm tin và được quần chúng nhân dân suy tôn là lực lượng lãnh đạo, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Sau khi đất nước thống nhất, Đảng tiếp tục chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua mọi khó khăn, đưa đất nước không ngừng phát triển. Những thành tựu đạt được của gần 30 năm đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội,  an ninh - quốc phòng đã minh chứng năng lực lãnh đạo của Đảng, xứng đáng với niềm tin của quần chúng.
Tuy còn một số tồn tại, yếu kém trong lãnh đạo quản lý kinh tế, xã hội; trong Đảng còn một bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện thoái hóa, biến chất, phai nhạt lý tưởng dẫn đến có hiện tượng tiêu cực về đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng, lãng phí gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng đối với nhân dân; nhưng điều quan trọng là Đảng ta đã nhận rõ và đang tăng cường các biện pháp quyết liệt (Nhất là thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW4 Khóa XI) xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái, tiêu cực, để Đảng luôn giữ được niềm tin yêu và hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nhân dân giao phó.
Và hơn hết, trái ngược hẳn với những luận điệu tuyên truyền của các đối tượng phản động thù địch, hiện nay nhân dân Việt Nam vẫn đặt niềm tin vào Đảng Cộng sản Việt Nam, với một quá khứ lịch sử vẻ vang cùng dân tộc, với bản chất cách mạng sẽ thực hiện thành công công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng, khắc phục vấn đề còn tồn tại, hạn chế, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh để tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo đất nước vượt qua những khó khăn thách thức, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Những ai không cảm nhận được niềm tin đó của nhân dân, thì hoặc là kẻ sa rời thực tiễn, hoặc là kẻ thâm thù với Đảng, với cách mạng Việt Nam.
Thứ hai, quan điểm cho rằng độc Đảng lãnh đạo là độc quyền, là mất dân chủ, là dẫn đến quan liêu, tham nhũng là không có cơ sở lý luận và thực tiễn.  Về lý luận, độc quyền tức là quyền lực Nhà nước nằm trong tay một người hoặc một nhóm người nào đó và chúng sử dụng quyền lực này để mưu lợi cho bản thân. Như vậy Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng do sự tín nhiệm của nhân dân mà được nhân dân suy tôn giữ vai trò đại diện gánh sứ mệnh lãnh đạo Nhà nước và xã hội nhằm bảo vệ lợi ích cho toàn thể nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, do đó, nói Đảng Cộng sản Việt Nam là độc quyền, mất dân chủ trên phương diện này là hoàn toàn sai lầm.
Về thực tiễn cho thấy, ngay ở các nước tư bản với chế độ đa nguyên, đa đảng lại thường xuyên xảy ra hiện tượng độc quyền, quyền lực Nhà nước do một người hoặc một nhóm người năm giữ để phục vụ lợi ích cho nhóm thiểu số đó, điển hình như các chế độ độc tài gia đình trị ở các nước Bắc Phi và Trung Đông, mà trong thời gian gầy đây chúng ta biết đến với các cuộc nổi dậy của người dân lật đổ các chế độ độc tài này ở Ly Bi, Ai Cập, Tuynidi….. Hay lùi về lịch sử đó là chế độ độc tài Duce Benito Mussolini, từ 1925 tới 1943 tại Ý; chế độ độc tài Ferdinand Marcos ở Philipin, từ 1972 đến 1986; chế độ độc tài Pinochet ở Chi Lê, từ năm 1973 tới 1990; Chế độ độc tài Park Chung Hee, từ năm 1961 – 1979, tại Hàn Quốc…. đã gây ra bao tội ác đối với nhân dân của các nước này. Do vậy đánh đồng độc Đảng lãnh đạo là độc quyền, đa Đảng là tự do, dân chủ như chúng thấy ở trên là áp đặt không có căn cứ thực tiễn.
Như vậy, không cần phải đưa ra kết luận thì mọi người đều có thể tự mình đánh giá được những luận điệu trên đúng hay sai? cũng như bản chất thực sự của những kẻ đưa ra những luận điệu xuyên tạc, áp đặt, vu khống đó. Liệu chúng có phải vì sự phát triển của dân tộc Việt Nam như chúng đang tự tung hô với nhau hay là vì động cơ thấp hèn, bởi sự hận thù sâu sắc với cách mạng, tâm lý của những kẻ bại trận, một thời ôm chân đế quốc phản bội lại tổ quốc Việt Nam này?.
Hơn bao giờ hết, với lần sửa đổi Hiến pháp lần này, khi các thế lực thù địch, phản động với cách mạng đang ra sức tuyên truyền đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp, chúng ta không được mơ hồ, mất cảnh giác, phải tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, đó cũng chính là ý chí và nguyện vọng của đại bộ phận nhân dân Việt Nam
ĐTC - YN

Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng!


Có thể nói trên thế giới, mỗi quốc gia đều có một thể chế chính trị - xã hội khác nhau nên có lúc đã xảy ra mâu thuẫn giữa các khuynh hướng và định hướng phát triển xã hội. Những nước có bản chất xã hội giống nhau vẫn có những nét đặc thù khác nhau: Chủ nghĩa tư bản Mỹ khác với chủ nghĩa tư bản ở Pháp và cũng khác ở Nhật. Các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc hay Việt Nam cũng có những nét đặc thù riêng. Cho nên ngày nay điều được các nước quan tâm và đặt lên hàng đầu là lợi ích của quốc gia, lợi ích dân tộc nên chế độ chính trị của một nước sẽ do nhân dân nước đó chọn ra để cống hiến cho người dân và đất nước. Ở Viêt Nam cũng vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam và con đường Xã hội Chủ nghĩa đã được lịch sử và nhân dân Việt Nam lựa chọn; đại diện và vì lợi ích của nhân dân và dân tộc Việt Nam.
Thực tế lịch sử đã chứng minh khi đất nước phải trải qua những giai đoạn bị sự đô hộ, xâm lăng của thực dân, đế quốc thì Đảng Cộng sản Việt Nam đã xuất hiện lãnh đạo nhân dân đứng lên dành lại độc lập; Đảng lấy nền tảng cơ sở tư tưởng là Chủ nghĩa Mac Lênnin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đại diện cho giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức, Đảng đã lãnh đạo nhân dân xây dựng, giữ vững chính quyền mới. Một Nhà nước khác về bản chất so với Nhà nước dưới các chế độ khác, là Nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chính nhân dân là chủ nhân của Nhà nước, mọi quyền lực của Nhà nước đều là quyền lực của nhân dân, thuộc về nhân dân.
Thời kỳ đất nước ta trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp, đế quốc Mỹ rồi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây – Nam, biên giới phía Bắc là một thời kỳ lịch sử đặc biệt: “Đảng ta phải áp dụng những phương thức lãnh đạo đặc biệt, với các biện pháp chính trị cứng rắn, quyết đoán. Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng các nguyên tắc lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện, nhằm thống nhất cao độ sự lãnh đạo chính trị và thực hành chính trị, buộc toàn Đảng, toàn dân phải hy sinh một phần các quyền dân chủ cho mục tiêu trước mắt lớn hơn là độc lập, thống nhất nước nhà. Đặc điểm lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước thể hiện ở sự hòa quyện, không phân biệt rõ chức năng Đảng lãnh đạo Nhà nước và chức năng Nhà nước quản lý xã hội, Đảng với Nhà nước dường như là một. Đảng đóng vai trò tổng chỉ huy và tổ chức toàn bộ công cuộc kháng chiến và giải phóng đất nước. Do đó, đường lối, chủ trương của Đảng không dừng lại ở các nguyên tắc chung mà thường rất cụ thể, bao quát các chức năng của Nhà nước”.
Sau khi thống nhất đất nước năm 1975 thì cơ chế là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, theo đó ta hiểu Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không điều hành xã hội thay Nhà nước; Nhà nước quản lý xã hội nhưng không xa rời sự lãnh đạo của Đảng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) nói rõ phương thức lãnh đạo của Đảng: “Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể. Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị”.
Đảng đã lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước đạt được rất nhiều thành tựu to lớn trong đó, xây dựng một đất nước Việt Nam với chủ trương giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Quá trình hoạch định đường lối cách mạng, Đảng luôn nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo, không giáo điều, bảo thủ, trì trệ hoặc chủ quan, nóng vội. Qua mỗi kỳ Đại hội, Đảng đều có những chủ chương phù hợp với từng thời kỳ cách mạng của đất nước, thẳng thắn nhận những khuyết điểm, những hạn chế còn tồn tại và đã được Đảng nghiêm túc kiểm điểm, khắc phục thông qua các nghị quyết. Đứng trước những khó khăn trong tình hình mới, Đảng cần có những bổ sung, sửa đổi sao cho phù hợp để tiếp tục phát triển đất nước, điều đó là trách nhiệm của Đảng, của mỗi Đảng viên và cũng là trách nhiệm của toàn dân tộc. Điều đó càng hết sức quan trọng trong tình hình hiện nay khi các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá cách mạng Việt Nam; đặc biệt là một số người tự nhận là trí thức, họ bôi nhọ, nói xấu, phủ nhận vai trò của Đảng, đưa ra những luận điểm hết sức phản động mà tự xưng là vì tự do, vì dân chủ, ủng hộ thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đòi xóa bỏ nội dung Điều 4 Hiến pháp, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Tôi rất đồng tình với ý kiến rằng: Bản chất của một nền dân chủ không phụ thuộc vào chế độ đa đảng hay chế độ một đảng, mà phụ thuộc ở chỗ, Ðảng cầm quyền đại diện cho lợi ích của ai, sử dụng quyền lực nhà nước vào những mục đích gì”. Vai trò lãnh đạo của Đảng đã được lịch sử va thực tiễn chứng minh; đó là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công con đường cách mạng Việt Nam, phát triển đất nước, cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ và văn minh.  
  
                                                                              Yêu nước

14 thg 3, 2013

Cái “tâm”, cái “tầm” trong góp ý sửa đổi Hiến Pháp

  Thời gian gần đây, trên một số mạng internet xuất hiện cái gọi là “bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992” còn được gọi là “kiến nghị 72” (do 72 “trí thức” Việt Nam soạn thảo và đề nghị), ký tên tập thể, đòi bỏ điều 4 Hiến pháp năm 1992, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng, chế độ cộng hòa Tổng thống; đề nghị tam quyền phân lập; áp dụng quyền sở hữu cá nhân về đất đai; phi chính trị lực lượng vũ trang... Thậm chí, họ còn ngang nhiên xây dựng một bản “Dự thảo Hiến pháp mới” xem đó như là bản Hiến pháp mới của Việt Nam trong tương lai.

Theo được đăng tải trên trang Bauxite Vietnam đến ngày 10/3/2013 đã có 8.959 người ký tên vào bản kiến nghị này.
Không biết những thông tin này là xác thực hay mạo danh, ngụy tạo;“Bản kiến nghị” này có xuất phát từ  lợi ích của quốc gia, dân tộc, hay xuất phát từ tư tưởng đối nghịch, thù địch với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta của một nhóm người nào đó? Trước hết chúng ta khoan hãy bàn đến sự chân thực của nó mà hãy bàn đến cái “tâm” của những con người đã đưa ra bản kiến nghị này. Cá nhân tôi xin đưa ra một số quan điểm của riêng mình.
Với những người thực sự có cái “tâm”, cái “tầm”, luôn xuất phát từ lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân hẳn sẽ không bao giờ đưa ra những “góp ý”, “kiến nghị” như vậy. Bởi lẽ, với một quốc gia như Việt Nam, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cha ông ta đã phải hy sinh biết bao công sức, xương máu để giành được độc lập, tự do, xây dựng đất nước do chính nhân dân làm chủ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đánh thắng những tên đế quốc, thực dân xâm lược luôn muốn biến Việt Nam thành thuộc địa, biến nhân dân chúng ta thành nô lệ của chúng; lãnh đạo nhân dân ta xây dựng một nước Việt Nam cường thịnh, phồn vinh, nhân dân được hưởng cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc.
Chúng ta cũng cần nhớ rằng, lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cho thấy, Việt Nam luôn là mục tiêu mà các thế lực phương Tây, phương Bắc nhòm ngó nhằm biến chúng ta thành thuộc địa, thành nô lệ của chúng. Chính vì vậy, họ sẵn sàng tìm mọi cách, lợi dụng mọi sơ hở của chúng ta; sẵn sàng tài trợ, hậu thuẫn, ủng hộ cho bất kỳ một lực lượng nào để chống phá Đảng, Nhà nước ta, chống phá dân tộc ta. Thế mà nay những con người này, dưới cái mác những nhà “trí thức” lại thản nhiên đưa ra góp ý, Việt Nam cần thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, có phải họ đang trà đạp lên chính lịch sử, trà đạp lên chính công lao của cha ông mình. Họ thản nhiên xây dựng một bản Hiến pháp mới mà theo Điều 9 của bản Hiến pháp do họ tự xây dựng này thì “Các đảng phái chính trị được tự do thành lập và hoạt động theo các nguyên tắc dân chủ. Quyền đối lập chính trị được tôn trọng”.
 Ở một đất nước như Việt Nam chúng ta, lịch sử đã chứng minh khi nào chúng ta chấp nhận đa nguyên, nhiều đảng phái hoạt động thì khi đó xã hội sẽ trở nên loạn lạc. Ấy vậy mà họ dám ngang nhiên cho rằng các đảng phái chính trị được tự do hoạt động. Chúng ta thử nhìn sang các nước xung quanh chúng ta, khi thực hiện chế độ đa đảng, trong xã hội các phe nhóm, đảng phái biểu tình, bạo loạn liên miên để tranh giành quyền lực. Thử hỏi những nước ấy xem khi xã hội như vậy, nhân dân có được hưởng cuộc sống tự do, hạnh phúc không hay suốt ngày chỉ lo bảo vệ tính mạng cho bản thân và gia đình mình trước các cuộc bạo loạn, đánh bom tự sát mà bất kể lúc nào cũng có thể gây nên cảnh chết chóc với bất kỳ người nào.
Không chỉ vậy, họ còn ngang nhiên đề xuất, lực lượng vũ trang là lực lượng mang tính dân sự, không thuộc một đảng phái chính trị nào. Thử hỏi, khi đất nước có xâm lăng, có kẻ thù xâm lược, trong khi các phe nhóm, đảng phái đang tranh giành quyền lực với nhau thì lấy ai ra chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân hay tự đem đất nước mình, dân tộc mình và cả nhân dân mình giao nộp cho bọn xâm lăng. Thật là những đề xuất nực cười. Thử hỏi cái “tâm”, cái “tầm” của những người này ở đâu hay chỉ là xuất phát từ lợi ích, động cơ trục lợi của những kẻ hèn nhát, đố kỵ với Đảng, Nhà nước. Câu hỏi ấy chúng ta có thể trả lời ngay được.
Và vấn đề cuối cùng, không biết những người đã ký tên vào “bản kiến nghị” là mạo danh, hay có chủ ý. Nhưng theo quan điểm của cá nhân tôi, số lượng 8.959 người ký tên theo thông báo của trang Bauxite Vietnam, trong đó có rất nhiều người là nông dân ở các địa phương. Chúng ta hãy thử hình dung, với những người nông dân chân chất, suốt ngày chân lấm tay bùn, kiếm tiền nuôi gia đình, lấy đâu thời gian mà vào mạng, lướt web, để ký tên kiến nghị những điều mà bản thân họ không hiểu. Trong khi nếu có, họ cũng sẽ dành thời gian cho việc làm những việc khác chứ sẽ chẳng bao giờ làm những việc đi ngược lại với đạo lý, với lợi ích của chính bản thân và dân tộc mình như vậy.
Ấy vậy, chúng ta cần phải xét đến cái “tâm”, cái “tầm” của những người đang góp ý vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Nhà nước. Việc Nhà nước ta đưa bản Dự thảo sử đổi Hiến pháp ra lấy ý kiến góp ý của các tầng lớp nhân dân là đề cao tính dân chủ, muốn tranh thủ trí tuệ của các giai tầng xã hội, của cả dân tộc. Những con người muốn lợi dụng việc này để thực hiện những mưu đồ đen tối sẽ phải tự vấn với lương tâm, với chính bản thân mình.
                                                     Người con đất Việt



Vạch trần bản chất luận điệu của những kẻ đòi xóa bỏi Điều 4 Hiến pháp 1992


Thời gian qua, lợi dụng việc Đảng, Nhà nước ta tiến hành sửa đổi Hiến pháp 1992, đưa bản dự thảo Hiến pháp ra lấy ý kiến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân, trên một số trang mạng Internet các cá nhân, tổ chức phản động tăng cường hoạt động tuyên truyền đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp, thực chất là đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội; đòi thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng.

         Các đối tượng sử dụng nhiều lập luận với những thủ đoạn khác nhau để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng tựu chung lại chúng cho rằng độc đảng là độc quyền, là không có dân chủ; độc đảng sẽ không khắc phục được quan liêu, tham nhũng, tha hóa và như vậy đất nước sẽ không phát triển được. Rằng xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp đang là nguyện vọng của người dân Việt Nam, từ đó chúng hô hào mọi người ký tên này nọ, tranh đấu này kia như những “con rối”.

         Đây thực sự là những luận điệu thể hiện ý thức chống đối sâu sắc trên một nền tư duy chính trị non nớt, vô căn cứ khoa học và thực tiễn.

         Trước hết phải khẳng định rằng, sự lãnh đạo của Đảng là một tất yếu lịch sử, đã và hiện nay vẫn đang được đại đa số người dân Việt Nam ủng hộ là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Vai trò lãnh đạo của Đảng đã được thực tiễn lịch sử chứng minh: Từ khi thành lập năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành hạt nhân lãnh đạo, là lực lượng đại diện, đại biểu trung thành lợi ích của nhân dân Việt Nam, đã đoàn kết toàn dân tộc ta đấu tranh giành được những thắng lợi vẻ vang: Đánh bại hai tên thực dân, đế quốc sừng sỏ bậc nhất thế giới là Pháp và Mỹ, giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc. Cùng với tiến trình lịch sử vẻ vang của dân tộc ta, Đảng Cộng sản với bản chất cách mạng chân chính đã dần tạo được niềm tin và được quần chúng nhân dân suy tôn là lực lượng lãnh đạo, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Sau khi đất nước thống nhất, Đảng tiếp tục chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua mọi khó khăn, đưa đất nước không ngừng phát triển. Những thành tựu đạt được của gần 30 năm đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội,  an ninh - quốc phòng đã minh chứng năng lực lãnh đạo của Đảng, xứng đáng với niềm tin của quần chúng.

Tuy còn một số tồn tại, yếu kém trong lãnh đạo quản lý kinh tế, xã hội; trong Đảng còn một bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện thoái hóa, biến chất, phai nhạt lý tưởng dẫn đến có hiện tượng tiêu cực về đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng, lãng phí gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng đối với nhân dân; nhưng điều quan trọng là Đảng ta đã nhận rõ và đang tăng cường các biện pháp quyết liệt (Nhất là thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW4 Khóa XI) xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái, tiêu cực, để Đảng luôn giữ được niềm tin yêu và hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nhân dân giao phó.

Và hơn hết, trái ngược hẳn với những luận điệu tuyên truyền của các đối tượng phản động thù địch, hiện nay nhân dân Việt Nam vẫn đặt niềm tin vào Đảng Cộng sản Việt Nam, với một quá khứ lịch sử vẻ vang cùng dân tộc, với bản chất cách mạng sẽ thực hiện thành công công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng, khắc phục vấn đề còn tồn tại, hạn chế, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh để tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo đất nước vượt qua những khó khăn thách thức, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Những ai không cảm nhận được niềm tin đó của nhân dân, thì hoặc là kẻ sa rời thực tiễn, hoặc là kẻ thâm thù với Đảng, với cách mạng Việt Nam.

Thứ hai, quan điểm cho rằng độc Đảng lãnh đạo là độc quyền, là mất dân chủ, là dẫn đến quan liêu, tham nhũng là không có cơ sở lý luận và thực tiễn.  Về lý luận, độc quyền tức là quyền lực Nhà nước nằm trong tay một người hoặc một nhóm người nào đó và chúng sử dụng quyền lực này để mưu lợi cho bản thân. Như vậy Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng do sự tín nhiệm của nhân dân mà được nhân dân suy tôn giữ vai trò đại diện gánh sứ mệnh lãnh đạo Nhà nước và xã hội nhằm bảo vệ lợi ích cho toàn thể nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, do đó, nói Đảng Cộng sản Việt Nam là độc quyền, mất dân chủ trên phương diện này là hoàn toàn sai lầm.

Về thực tiễn cho thấy, ngay ở các nước tư bản với chế độ đa nguyên, đa đảng lại thường xuyên xảy ra hiện tượng độc quyền, quyền lực Nhà nước do một người hoặc một nhóm người năm giữ để phục vụ lợi ích cho nhóm thiểu số đó, điển hình như các chế độ độc tài gia đình trị ở các nước Bắc Phi và Trung Đông, mà trong thời gian gầy đây chúng ta biết đến với các cuộc nổi dậy của người dân lật đổ các chế độ độc tài này ở Ly Bi, Ai Cập, Tuynidi….. Hay lùi về lịch sử đó là chế độ độc tài Duce Benito Mussolini, từ 1925 tới 1943 tại Ý; chế độ độc tài Ferdinand Marcos ở Philipin, từ 1972 đến 1986; chế độ độc tài Pinochet ở Chi Lê, từ năm 1973 tới 1990; Chế độ độc tài Park Chung Hee, từ năm 1961 – 1979, tại Hàn Quốc…. đã gây ra bao tội ác đối với nhân dân của các nước này. Do vậy đánh đồng độc Đảng lãnh đạo là độc quyền, đa Đảng là tự do, dân chủ như chúng thấy ở trên là áp đặt không có căn cứ thực tiễn.

Như vậy, không cần phải đưa ra kết luận thì mọi người đều có thể tự mình đánh giá được những luận điệu trên đúng hay sai? cũng như bản chất thực sự của những kẻ đưa ra những luận điệu xuyên tạc, áp đặt, vu khống đó. Liệu chúng có phải vì sự phát triển của dân tộc Việt Nam như chúng đang tự tung hô với nhau hay là vì động cơ thấp hèn, bởi sự hận thù sâu sắc với cách mạng, tâm lý của những kẻ bại trận, một thời ôm chân đế quốc phản bội lại tổ quốc Việt Nam này?.

Hơn bao giờ hết, với lần sửa đổi Hiến pháp lần này, khi các thế lực thù địch, phản động với cách mạng đang ra sức tuyên truyền đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp, chúng ta không được mơ hồ, mất cảnh giác, phải tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, đó cũng chính là ý chí và nguyện vọng của đại bộ phận nhân dân Việt Nam

ĐTC - YN

6 thg 3, 2013

Không thể áp đặt

Hiện nay, trong khi nhân dân ta đang đóng góp cho Dự thảo Hiến pháp năm 1992, coi đây là một dịp để củng cố và phát triển nền dân chủ XHCN ở Việt Nam thì trên một số trang mạng trong và ngoài nước, một số người lại coi đó là cơ hội để áp đặt vào xã hội ta những quan điểm tư sản về dân chủ, nhân quyền.
Theo họ thì nhất thiết phải "loại bỏ Điều 4 (Hiến pháp năm 1992) khẳng định vai trò lãnh đạo Nhà nước, xã hội của Đảng Cộng sản Việt  Nam", để "chuyển đổi một Nhà nước “độc đảng” sang Nhà nước “đa đảng” tại Việt Nam...".  
Những lập luận của họ xung quanh vấn đề này không có gì mới. Cái mới ở đây chính là người ta đã chọn thời điểm toàn dân đang đóng góp vào Dự thảo Hiến pháp năm 1992 để mở một "chiến dịch" rầm rộ trên các trang mạng điện tử vừa tuyên truyền xuyên tạc, vừa phủ nhận lịch sử Đảng Cộng sản và lịch sử cách mạng Việt Nam, rồi nói như "đinh đóng cột" rằng, "sự thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam là điều không thể tránh khỏi”. Những người tỉnh táo, có cách nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, công bằng thì lập luận, chứng cứ của họ không có tính thuyết phục.
Về nội dung và quy trình xây dựng Hiến pháp, hiện nay trên thế giới đang tồn tại nhiều hình thức Nhà nước với nhiều chế độ chính trị (cộng hòa dân chủ nhân dân; xã hội chủ nghĩa; quân chủ nghị viện; cộng hòa đại nghị; cộng hòa lưỡng thể; tôn giáo...) vì thế mà nội dung và quy trình xây dựng hiến pháp cũng khác nhau. Nói cách khác không có nội dung và quy trình xây dựng Hiến pháp "mẫu" chuẩn cho các dân tộc.
Xây dựng Hiến pháp là công việc, là chủ quyền của mỗi quốc gia dân tộc. Học hỏi các quốc gia, dân tộc khác là đương nhiên, nhưng không thể sao chép một cách thuần túy hiến pháp của Nhà nước thuộc chế độ chính trị này sang Nnhà nước thuộc chế độ chính trị khác. Kể cả những Nhà nước có chung chế độ chính trị cũng không thể "rập khuôn" hiến pháp của nhau được, vì lịch sử, truyền thống văn hóa, trình độ dân trí, đời sống kinh tế-xã hội mỗi nước một khác.
Còn về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định trong Điều 4 Hiến pháp năm 1992 (văn bản cũ và sửa đổi) hoàn toàn có căn cứ lịch sử, chính trị và pháp lý. Về mặt lịch sử, với 3 sự kiện trọng đại: Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành độc lập dân tộc; kháng chiến chống thực dân cũ, thực dân mới thắng lợi và khởi xướng công cuộc đổi mới đều do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Chế độ đa đảng bắt nguồn từ những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Nói đơn giản, chế độ đó là kết quả của sự chia sẻ quyền lực giữa các lực lượng chính trị tham gia cách mạng. Cũng có thể nói đó là một cách phân bổ quyền lực nhằm tránh khủng hoảng chính trị, tái diễn xung đột bạo lực. Như vậy là chế độ đa đảng chỉ là sự phản ánh tương quan lực lượng chính trị, chứ không phải là "sự lựa chọn khôn ngoan của lực lượng chính trị chiến thắng" như họ đang rêu rao.
Hơn một nửa thế kỷ qua, cho dù cũng còn những vấp váp, bất cập, thậm chí sai lầm, khuyết điểm, nhưng con đường cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam xác lập là hoàn toàn đúng đắn. Đảng Cộng sản Việt Nam không có quyền lợi gì ngoài quyền lợi của dân tộc, của nhân dân. Tình trạng suy thoái ở một bộ phận cán bộ, đảng viên như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) nêu ra không phải là điều Đảng Cộng sản Việt Nam mong muốn. Điều này đã được Đảng nghiêm khắc chỉ ra và đang nỗ lực sửa chữa.
Về mặt pháp lý, Điều 4 Hiến pháp năm 1992 dựa trên nguyên tắc pháp quyền và nền dân chủ XHCN do nhân dân ta xây dựng. Điều 4, quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Điều 4, chỉ là sự phản ánh thực tiễn lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam trên một nửa thế kỷ qua. Điều 4 trước hết là trọng trách của Đảng trong việc bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân ta; là tiền đề, điều kiện để Đảng làm tròn sứ mệnh lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Không nên nhầm lẫn trách nhiệm của đảng viên phải thực hiện các nghị quyết của đảng với các cơ quan Nhà nước thực hiện các quyết định của cơ quan, tổ chức, chính quyền cấp trên, do các đảng viên của đảng lãnh đạo. Đảng Cộng sản Việt Nam không đưa ra các quyết định buộc Quốc hội và Chính phủ phải thực hiện. Nghĩa là, Đảng Cộng sản Việt Nam không đứng trên Nhà nước và pháp luật.
Vì những lý do khác nhau, những người lợi dụng cơ hội đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp năm 1992 hòng thực hiện một cuộc đảo chính mềm - thay đổi nội dung căn bản của Hiến pháp năm 1992, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là ảo tưởng.
Theo qdnd.com.vn