18 thg 4, 2013

Đằng sau hành động Trung Quốc đề nghị COC


Việc Trung Quốc đột nhiên đưa ra đề nghị đàm phán COC với ASEAN sau thời gian gây hấn vừa qua cũng làm cho các quốc gia liên quan thực sự cảm thấy không thể hiểu nổi.
Ngày 11/4, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa tuyên bố trong Hội nghị bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN tại Brunei rằng Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ ngồi lại với nhau nhằm bàn thảo về việc xây dựng nên Bộ Quy tắc ứng xử về biển Đông (COC). Điều đặc biệt trong tuyên bố này đó chính là cuộc gặp được đề xuất bởi chính Trung Quốc, nước trong thời gian gần đây tăng cường thực hiện các hành vi gây hấn tại các khu vực tranh chấp ở biển Đông.
Sự chủ động đề xuất tiến hành đàm phán COC của Bắc Kinh đã gây một chút ngạc nhiên  cho nhiều người vì thời gian gần đây Trung Quốc vẫn liên tục thực thi các hành động xác quyết chủ quyền tại biển Đông. Đó chủ yếu là các hành động đơn phương dựa trên sức mạnh, phủ nhậnlợi ích và quyền lợi của các nước khác ở khu vực tranh chấp. Những tưởng Bắc Kinh sẽ tiếp tục cứng rắn trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, thì họ lại đề xuất cho việc bàn thảo về COC, cơ chế mà Trung Quốc luôn nhiều lần trì hoãn đàm phán.
COC về nguyên tắc sẽ là một thiết chế có tính ràng buộc cao hơn nhiều so với Tuyên bố các bên về ứng xử trên biển Đông (DOC), cụ thể hơn thì COC sẽ trở thành một bộ quy tắc ứng xử với mục đích quản lý tranh chấp, không để cho tranh chấp diễn tiến thành những xung đột không đáng có. Sự chủ động của Trung Quốc trong trường hợp này có thể sẽ tạo ra nhiều sự lúng túng, nhưng chắc chắn sẽ nhận được sự hoan nghênh lớn từ các nước ASEAN. Cho đến nay, việc COC bị trì hoãn đã khiến cho tình hình ở biển Đông trở nên bất định và khó có thể dự đoán. Trung Quốc vẫn đang làm những gì mà họ cho là đúng, trong khi các nước khác như Việt Nam hay Philippines vẫn phải vất vả để bảo vệ chủ quyền của chính mình. COC được ký kết sẽ mang lại không ít lợi ích lâu dài, và lợi ích gần nhất chính là giảm căng thẳng tại biển Đông, góp phần biến khu vực quan trọng này thành một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.
Nhưng việc Trung Quốc đột nhiên đưa ra đề nghị đàm phán COC với ASEAN sau thời gian gây hấn vừa qua cũng làm cho các quốc gia liên quan thực sự cảm thấy không thể hiểu nổi. Tuy nhiên, có một số dự đoán có thể đưa ra cho tình hình này.
Thứ nhất, dường như sau thời gian gây hấn với các phép thử và bị phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc tế, Trung Quốc đã nhận ra rằng họ không thể tiếp tục duy trì chính sách "diều hâu" nếu vẫn muốn tiếp tục phát triển mà không gặp phải sức ép hay sự chỉ trích.
Trung Quốc hiện đang bị phương Tây chỉ trích và gây sức ép về chính sách tiền tệ của mình với việc giữ giá nhân dân tệ thấp, trong khi đó, chính sách biển Đông của Trung Quốc thời gian qua lại càng làm hình ảnh của nước này xấu đi trong mắt các nước láng giềng và các quốc gia khác.
Vừa xấu đi trong quan hệ kinh tế với các đối tác, lại vừa xấu đi trong quan hệ chính trị với các nước láng giềng chắc chắn không phải là một biểu hiện khả quan cho sự "trỗi dậy hòa bình", và tuyên bố "chung sống hòa bình" càng lộ rõ là một sự dối trá. Vì vậy, việc đưa ra đề nghị đàm phán COC có thể là một sự chuyển biến tích cực(!), thể hiện mong muốn hòa giải của Trung Quốc, là biểu hiện của sự tự giới hạn sức mạnh và sẵn sàng tham gia thể chế, từ đó giảm sự đe dọa cho các nước láng giềng và cải thiện hình ảnh của Trung Quốc(?).
Thứ hai, có thể Trung Quốc lo ngại về vụ kiện của Philippines đối với nước này tại Tòa án quốc tế khi Philippines đang tỏ ra khá tự tin. Nếu Philippines thành công trong vụ kiện, Trung Quốc sẽ phải chịu những phán quyết pháp lý bắt buộc, thậm chí là phải từ bỏ tham vọng "đường lưỡi bò". Nhưng nguy hiểm hơn là vụ kiện này sẽ tạo ra các tiền lệ pháp lý để các quốc gia có tranh chấp biển với Trung Quốc tận dụng và tiếp tục kiện Trung Quốc.
Với cơ sở pháp lý yếu kém chủ yếu dựa vào sự xuyên tạc thì khả năng Trung Quốc có thể bảo vệ mình trước các vụ kiện là không cao, lúc đó các lợi ích trên biển của Trung Quốc cũng sẽ không còn. So sánh với viễn cảnh đó thì một COC, nếu có ràng buộc, cũng là một lựa chọn thông minh hơn vì nó vẫn đảm bảo được những lợi ích lâu dài của Trung Quốc. Hơn nữa, trong quá trình xây dựng COC, Trung Quốc cũng có thể hi vọng Philippines sẽ rút lại vụ kiện của mình.
Thứ ba, trước sức ép của cộng đồng quốc tế và vụ kiện Philippines, Trung Quốc thấy rằng họ không hề muốn bị động hoặc bị thúc ép, do đó, để tránh các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ đưa họ vào luật chơi mà họ không mong muốn, thì Trung Quốc sẽ chủ động thiết lập luật chơi của mình. Trong nhiệm kì trước, chính quyền tổng thống Obama đã thể hiện quan điểm sẽ nỗ lực thông qua UNCLOS, vì vậy trong nhiệm kì này, việc thông qua UNCLOS rất có thể xảy ra nếu Trung Quốc tiếp tục hành động bất chấp luật pháp quốc tế.
Với tư tưởng là người lãnh đạo và bảo vệ trật tự thế giới, Mỹ sẽ dựa vào luật pháp quốc tế để tạo tính chính danh, can thiệp vào vấn đề biển Đông và thúc đẩy xây dựng một COC mang tính ràng buộc pháp lý lớn hơn với Trung Quốc. Khi đó, Trung Quốc sẽ đồng thời bị kiềm chế bởi cả sức mạnh quân sự Mỹ, lẫn những ràng buộc pháp lý do Mỹ tạo ra.
Trong khi đó, việc cùng hoạch định về xây dựng COC một cách chủ động sẽ giúp Trung Quốc đưa ra những quy định có lợi cho họ, từ đó đảm bảo lợi ích lâu dài của Trung Quốc ở biển Đông, đồng thời giúp loại bỏ cái cớ để Mỹ có thể tham gia vào khu vực.
Thứ tư, từ bài học của quá trình đàm phán COC với Trung Quốc giai đoạn 1999 - 2002 đã cho thấy rằng, trước sức ép ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế và sự khẳng định sẽ hỗ trợ xây dựng COC từ phía Mỹ, rất có thể Trung Quốc đề nghị đàm phán COC để đánh lạc hướng dư luận thế giới mà không hề có thiện chí hợp tác xây dụng COC.
Trong quá khứ, Trung Quốc đồng ý đàm phán COC với ASEAN cũng chỉ vì nhận thấy sức ép từ dư luận quốc tế và nguy cơ chiến tranh tăng cao trong khu vực. Nhưng quá trình đàm phán đã thất bại do bất đồng giữa các bên và thay vì COC, hội nghị chỉ dừng lại ở một DOC lỏng lẻo, không có giá trị pháp lý.
Do đó, trong sự việc lần này, có thể lo ngại rằng Trung Quốc chỉ đưa ra đề nghị để loại bỏ sức ép từ cộng đồng quốc tế, cũng như sự can thiệp của Mỹ trong quá trình xây dựng COC. Từ đó, Trung Quốc có thể gây sức ép lên các nước ASEAN trong quá trình đàm phán, và rất có thể, COC lần này sẽ lại đi vào viết xe đổ của COC giai đoạn 1999 - 2002 nếu các nước ASEAN không có sự chuẩn bị kĩ càng và các hỗ trợ cần thiết.
Một COC phù hợp, cần phải hội đủ nhiều yếu tố căn bản mà quan trọng nhất chính là tính ràng buộc mà tất cả các nước liên quan tới tranh chấp, đặc biệt là Trung Quốc, phải ủng hộ và tuân theo. Cơ chế như vậy cần thiết được thiết lập dựa trên tính chất hợp tác và đa phương giữa các bên với nhau. Động thái chủ động đưa COC ra thảo luận của Bắc Kinh, như đã phân tích ở trên, sẽ không có tác động gì lớn tới chủ quyền thực địa và thực trạng hiện tại ở biển Đông. Hành động này chỉ như một cách để Trung Quốc xoa dịu tình hình hiện tại, giảm căng thẳng để đối phó với những chuyện cấp bách hơn (Triều Tiên) vì xét cho cùng, COC vẫn chỉ là một cơ chế quản lý chứ không phải là giải quyết tranh chấp.
Tác giả: VŨ THÀNH CÔNG-NGUYỄN THẾ PHƯƠNG

16 thg 4, 2013

Dân biểu nói bừa

Phát biểu trước buổi điều trần về nhân quyền Việt Nam tại Hạ viện Mỹ, dân biểu Chris Smith, Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ nói trên BBC rằng: Cần đưa Việt Nam quay lại danh sách các nước gây quan ngại (CPC) về tôn giáo. Một trong những lý do theo ông Smith là các cuộc đàn áp tôn giáo tại Việt Nam có tính “hệ thống”, dẫn đến những trường hợp “đánh đập, tra tấn và tống giam” đối với những người theo Phật giáo, Công giáo hay các tín ngưỡng khác.

Chỉ mới nghe qua giọng điệu ấy, dư luận người Việt Nam chân chính ở cả trong và ngoài nước đã hiểu dụng ý của dân biểu Chris Smith – một người chưa bao giờ có thiện chí với Việt Nam.

Cần khẳng định một điều rằng: Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, coi đó là nhu cầu tất yếu trong đời sống tinh thần của người dân. Các tôn giáo ở Việt Nam được bảo đảm hoạt động bình thường trong khuôn khổ pháp luật. Các chủ trương, chính sách về tôn giáo mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đề ra là hết sức đúng đắn. Những chủ trương, chính sách đó đã đem lại những kết quả tốt đẹp, hoạt động tôn giáo ngày càng phát triển tích cực, sinh hoạt tôn giáo ổn định; lòng tin của đồng bào có đạo vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố; bản thân từng tôn giáo hoạt động thuận lợi hơn... Hiện nay, trên cả nước Việt Nam có 13 tôn giáo với 36 tổ chức tôn giáo và 1 pháp môn tu hành được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động với gần 24 triệu tín đồ (chiếm khoảng 27% dân số), 83.000 chức sắc, 250.000 chức việc, 46 cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo, 25.000 cơ sở thờ tự, trong đó riêng Phật giáo có khoảng 11 triệu tín đồ, Công giáo khoảng 7 triệu tín đồ…

Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, nhưng Việt Nam không thể chấp nhận những kẻ cơ hội, đội lốt tu hành, lợi dụng tôn giáo để kích động chống đối chính quyền, gây rối an ninh, đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc như một số nhân vật mà dân biểu Chris Smith đang “ca tụng”. Một thực tế không thể chối bỏ là các thế lực thù địch phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để kích động, chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm mất ổn định chính trị-xã hội ở Việt Nam. Cùng với tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân, nhất là đồng bào có đạo hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, từ đó đề cao cảnh giác để không mắc mưu chúng, Việt Nam tỏ rõ thái độ kiên quyết đấu tranh, lên án mọi hành động sai trái, làm tổn hại đến lợi ích của dân tộc. Mặt khác, bằng nhiều biện pháp, các cơ quan chức năng của Việt Nam kịp thời ngăn chặn những việc làm sai trái, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh những hành vi kích động tôn giáo nhằm mất ổn định chính trị, xã hội. Những nhân vật mà ông Chris Smith dẫn ra trong lời phát biểu là những người đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật và dù theo hay không theo tôn giáo nào những người đó đều phải chịu những hình phạt của luật pháp. Đây là việc làm bình thường không chỉ ở Việt Nam mà với mọi quốc gia trên thế giới.

Những phát biểu của ông Chris Smith, thực chất là hành vi bao che, dung túng và hậu thuẫn cho phần tử đội lốt tôn giáo, lợi dụng tôn giáo để chống đối Nhà nước Việt Nam. Mặt khác, đó là hành động trắng trợn can thiệp công việc nội bộ, xuyên tạc, vu khống Nhà nước Việt Nam về dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo.

KIM NGỌC - QĐND

13 thg 4, 2013

Một hiện tượng xấu cần loại bỏ trong đời sống xã hội


Đó là hiệu ứng đưa quan tài đi giải quyết vụ việc. Tháng 8 năm 2010 gia đình anh Khương ở Bắc Giang cùng nhiều người đưa quan tài đến UBND tỉnh để đòi giải quyết cái chết oan khuất của anh tại trụ sở CA huyện Tân Yên; Tháng 12 năm 1012 người dân Đông Triều, Quảng Ninh đem theo cả quan tài để chống thu hồi dất; Tháng 1 năm 2013 gia đình anh Ái ở TX Thái Hòa, Nghệ An đem quan tài đến CA thị xã đòi công lí; Rồi ngày 17 tháng 3 vừa rồi người dân thành phố Vĩnh Yên lại đem quan tài đến một địa điểm trung tâm TP đòi làm rõ cái chết của anh Tuấn Anh. 
Những hình ảnh hết sức phản cảm và loạn về trật tự luật pháp. Đúng là “chết mà chẳng yên”, câu “nghĩa tử là nghĩa tận” đã không còn chỗ đứng trong xã hội khi mà cái xác của họ còn phải làm thêm một việc đòi công lí. Hình ảnh chỉ có thể xuất hiện tại Việt Nam.
Vì vậy, chính quyền cần phải có thái độ ứng xử sao cho có trách nhiệm, xứng đáng là người công bộc của nhân dân. Việc đưa quan tài đến trụ sở công quyền gây sức ép có nguyên nhân từ cách làm việc tắc trách, hoặc thái độ ứng xử không đúng mực của cán bộ, bao che cho cái sai của thuộc cấp làm dân nghi ngờ, phẫn nộ. Trong vụ ở Bắc Giang gia đình và người dân phẫn nộ do lúc đầu chính quyền không minh bạch về nguyên nhân gây nên cái chết của anh Khương. Còn vụ ở Vĩnh Phúc, rõ ràng là án mạng nhưng ban đầu những người có trách nhiệm xử lí như là một vụ tai nạn do say rượu, khiến gia đình và người dân cảm thấy khuất tất.
Về phía người dân, luật khiếu nại, tố cáo đã có, thiết nghĩ nếu còn điều gì đó bất đồng với chính quyền thì cũng đừng hành hạ người chết như vậy. Chắc chắn vụ việc có được giải quyết rốt ráo thì cũng không phải vì sợ cái quan tài đâu. Làm như vậy là có tội với linh hồn người chết. Hơn nữa, đem quan tài đến công sở để đấu tranh là việc làm bất hợp pháp, những người chủ xướng, tham gia đều có thể vi phạm luật pháp về hành vi ứng xử của mình.

Bổn cũ soạn lại!


Lâu nay, các “nhà dân chủ, nhân quyền” trên thế giới đều cho mình một quyền tối cao là can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Dù đó là việc của anh nông dân, kỹ sư, luật sư cho đến đảng viên, họ đều cho rằng Việt Nam vi phạm nhân quyền!  Sau phiên tòa xét xử Đoàn Văn Vươn cùng 5 bị cáo khác phạm tội "Giết người, chống người thi hành công vụ", hàng loạt tổ chức quốc tế đều lên tiếng can thiệp. Phil Robertson -  Phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch) phát biểu rằng: “Vụ án Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng) là tín hiệu cảnh báo cho nhà cầm quyền Hà Nội về hậu quả của tình trạng thiếu nhân quyền…”.Đúng là ông Phill Robertson và các “nhà dân chủ” khác không hiểu về bản chất của nhân quyền thì phải.
Nhân quyền (hay quyền con người) là một giá trị của toàn nhân loại. Nhân quyền có những tiêu chí được cả thế giới thừa nhận và có tính đặc thù của mỗi quốc gia. Nhân quyền là quyền có giới hạn, không gì là tự do tuyệt đối (trước đó, HRW đã yêu cầu “tự do báo chí tuyệt đối”, văn nghệ tuyệt đối...không lẽ “Thuyết tương đối” của Albert Einstein sai chăng?). Xin lưu ý, khi xét xử Đinh Đăng Định, ông Phil Robertson cũng đã có những lời lẽ như thế. Quyền tự do dân chủ của công dân phải nằm trong khuôn khổ của luật pháp. Hành động của ông Phil Robertson là vô lý, áp đặt không căn cứ. Không thể nhân danh nhân quyền can thiệp thô bạo, vô lý vào công việc nội bộ của nước khác. Những hành vi lợi dụng các quyền này mà vi phạm pháp luật thì không chỉ Việt Nam mà bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều không thể chấp nhận.
Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, luật pháp Việt Nam luôn bảo vệ và phát huy các quyền của công dân; tạo điều kiện thuận lợi, động viên, khích lệ mọi người tích cực tham gia bảo vệ các quyền đó. Đồng thời, pháp luật Việt Nam cũng kiên quyết xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm quyền con người hoặc lợi dụng quyền con người để hành động trái pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Trong sự việc ở Tiên Lãng, Đoàn Văn Vươn và các bị cáo đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam. Các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy các bị cáo đã quyết tâm thực hiện đến cùng tội phạm... Do đó, cần phải có hình phạt thật nghiêm khắc để thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật cũng như để răn đe, phòng ngừa tội phạm nói chung. Thực tế tại phiên tòa càng cho thấy rõ những gì ông Phil Robertson nói là không phù hợp với thực tế, thể hiện một thái độ thiếu thiện chí với Việt Nam.



Góc nhìn khách quan về hành vi của Đoàn Văn Vươn


Dư luận đang quan tâm đến vụ xét xử Đoàn Văn Vươn, nhiều ý kiến còn cho rằng có "uẩn khúc" trong quá trình xét xử này, TỄU xin lấy một vài số liệu chân thực để cộng đồng mạng hiểu đúng, hiểu rõ về vụ việc, đừng để bị lôi kéo vào những hành động bộc phát.
1. Đoàn Văn Vươn đã bàn bạc với Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Thoại, Đoàn Văn Vệ, Phạm Thái làm hàng rào, trải rơm, làm mìn tự tạo, chuẩn bị súng bắn đạn hoa cải và đã sử dụng mìn, súng bắn vào những người làm nhiệm vụ cưỡng chế khu đầm của Đoàn Văn Vươn theo sự phân công của UBND huyện Tiên Lãng. Hậu quả, làm 7 người đang thực thi công vụ bị thương. Tuy các lần nổ súng và hành vi gây nổ mìn, bình ga trên lối vào của đoàn công tác chưa dẫn đến hậu quả chết người nhưng tính chất là rất manh động, nguy hiểm... Như vậy, có đủ cơ sở xác định các bị cáo đã có cùng hành vi phạm tội giết người theo quy định tại Điều 93 Bộ Luật hình sự. Việc Đoàn Văn Vệ không mua được súng là ngoài ý muốn, vì vậy Đoàn Văn Vệ là đồng phạm tội giết người. Trong vụ án này, Đoàn Văn Vươn là người chủ mưu; Đoàn Văn Quý tham gia một cách đắc lực; Đoàn Văn Vệ, Đoàn Văn Sịnh đóng vai trò đồng phạm trợ giúp.
2. Đối với Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu đã giúp sức cho Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh chống lại những người thi hành công vụ và có hành vi trực tiếp tham gia làm hàng rào, trải rơm, mua xăng, mua mũ len để tạo điều kiện cho các bị cáo khác thực hiện hành vi chống đối những người thi hành công vụ, do vậy, đủ cơ sở xác định các bị cáo Thương và Báu đã có hành vi chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 257 Bộ Luật hình sự.

10 thg 4, 2013

Thực hư về những người khởi xướng: Công lý cho Đoàn Văn Vươn



Xem hình
Với bản lĩnh và phong cách sinh viên Luật, trước mỗi sự việc, chúng ta phải có sự tiếp nhận thông tin một cách đa chiều và biết thể hiện tiếng nói của mình đúng nơi, đúng lúc. Đặc biệt, là sinh viên Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, chúng ta phải biết nói “KHÔNG” trước những hành động sai trái, đi ngược lại với đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước.
Gần đây, một số trang mạng và phương tiện thông tin đại chúng đang đề cập đến bản “Tuyên ngôn: Công lý cho Đoàn Văn Vươn” được khởi xướng bởi nhóm ba sinh viên trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Đi kèm bản tuyên ngôn là lời kêu gọi cộng đồng mạng ký tên ủng hộ cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn nhằm tạo sức ép lên các cơ quan chức năng trong bối cảnh Tòa án nhân dân Tp. Hải Phòng đang tiến hành xét xử vụ án này. Dưới góc độ những sinh viên đang học tập tại trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, chúng tôi xin đề cập đến những khía cạnh thực chất đằng sau những sinh viên khởi xướng vấn đề này.
Thứ nhất, phải khẳng định rằng những cá nhân này không phải là đại diện cho tiếng nói sinh viên Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh nói chung trong việc khởi xướng nên “tuyên ngôn” này.Thực chất, đây chỉ là hành động nhằm mục đích đánh bóng tên tuổi cá nhân hoặc bị ảnh hưởng bởi những luồng tư tưởng phiến diện. Bởi vì, đây chỉ là những sinh viên năm hai, năm ba, chưa có sự tiếp cận một cách đầy đủ nhất về những quy định của pháp luật Việt Nam cũng như hệ thống pháp luật quốc tế.
Bên cạnh đó, sự hạn chế về mặt tư duy pháp lý của những sinh viên này còn được thể hiện phần nào qua sự hạn chế về kết quả học tập. Điển hình như: sinh viên Phạm Lê Vương Các điểm tích lũy học tập chỉ đạt 5.23 (xếp loại Trung bình yếu theo điểm tín chỉ)  và có nhiều môn thi chưa đạt, trong đó có môn Luật Hình sự phần chung; sinh viên Bùi Quang Viễn là học viên văn bằng hai với điểm tích lũy là 5.19 và cũng trong tình trạng còn nợ nhiều môn. Như vậy, phải chăng bản “tuyên ngôn” này là sản phẩm của những người có tư duy pháp lý chặt chẽ hay thực chất chỉ là hình thức đánh bóng tên tuổi cá nhân? Mượn "mác" sinh viên Luật để đánh bóng tên tuổi cá nhân?
Thứ hai, đa phần những sinh viên này hầu như không tham gia vào các hoạt động của trường nên không nắm bắt được hết tư tưởng, quan điểm định hướng dành cho sinh viên Luật. Do vậy, ở một khía cạnh nào đó, họ có thể đã bị tác động bởi những luồng tư tưởng không chính thống dẫn đến những hành động mang tính chất như vậy. Do đó, nội dung “tuyên ngôn” của nhóm sinh viên này trong những ngày qua không thể nào tạo nên sức ép đối với cơ quan xét xử được.
http://doanthanhnienluat.com/uploads/hinhtin/2011/images/vuon-sinh-480.jpg
Vụ án Đoàn Văn Vươn đã có kết luận và Tòa đã tuyên án theo tinh thần "đúng luật, đúng người, đúng tội"

Bởi lẽ, Hiến pháp nước ta quy định rất rõ: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.”(Điều 130). Nếu theo dõi vụ án này một cách đầy đủ và cặn kẽ thì có thể thấy rằng hành vi sử dụng súng hoa cải và vật liệu nổ để chống lại lực lượng cưỡng chế của anh em ông Đoàn Văn Vươn là hành vi vi phạm pháp luật. Dẫu biết rằng, một phần nguyên nhân dẫn đến sự việc này cũng xuất phát từ những hạn chế trong quản lý của chính quyền địa phương. Việc xác định trách nhiệm pháp lý của các bên thuộc về thẩm quyền của các cơ quan nhà nước. Và hiển nhiên,mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cho nên, hành động khởi xướng “tuyên ngôn” như vậy không thể đem lại hiệu quả đòi công lý giống như trong nội dung của nó, ngược lại hành động này lại tạo nên ảnh hưởng xấu đến dư luận nói chung và cộng đồng Đoàn viên, sinh viên trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh nói riêng.
http://doanthanhnienluat.com/uploads/hinhtin/2011/images/pcsvl4%20%20-%20Copy.png
Sinh viên Luật đi đầu trong trong chấp hành và tôn trọng pháp luật là một trong 4 tiêu chí của chương trình Phong cách sinh viên Luật

Từ sự việc nêu trên, với vai trò là Đoàn viên, sinh viên Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, chúng ta phải biết cách lên tiếng thể hiện quan điểm của mình trước những vấn đề của xã hội. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ cổ súy cho những hành động tiêu cực để vô tình trở thành mục tiêu cho dư luận và các thế lực thù địch chống phá. Với bản lĩnh và phong cách sinh viên Luật, trước mỗi sự việc, chúng ta phải có sự tiếp nhận thông tin một cách đa chiều và biết thể hiện tiếng nói của mình đúng nơi và đúng lúc. Đặc biệt, là sinh viên Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, chúng ta phải biết nói “KHÔNG” trước những hành động sai trái, đi ngược lại với đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước.



9 thg 4, 2013

Góp ý dự thảo Hiến pháp 1992 – Không có chổ cho những kẻ cơ hội


Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được công bố rộng rãi và đang được toàn Đảng, toàn dân ta hưởng ứng sôi nổi với ý thức trách nhiệm cao. Lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là công việc rất hệ trọng. Việc lấy ý kiến người dân phải “vừa sâu, vừa rộng...”. Đi kèm với đó cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể cần nêu cao tinh thần cảnh giác, ý thức tự “đề kháng”, năng lực phản bác của nhân dân trong cuộc đấu tranh làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch...
Những quan điểm sai trái, những luận điệu phản động được họ soạn thảo thành những tài liệu xấu mạo danh, nặc danh, thậm chí họ còn soạn ra hẳn một dự thảo sửa đổi Hiến pháp mới với Bản dự thảo Hiến pháp duy nhất do Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Quốc hội công bố tổ chức lấy ý kiến nhân dân… phát tán trên internet nhằm kích động, lôi kéo người dân; lợi dụng việc đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng, Nhà nước. Đó là những luận điểm hết sức sai trái và không thể chấp nhận. Thực tế đòi hỏi các cơ quan chức năng cùng với việc quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân nghiên cứu; thể hiện rõ quan điểm, thái độ, ý kiến đồng tình hay không đồng tình của mình đối với từng điều khoản trong dự thảo, cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền cung cấp cho người dân đầy đủ thông tin, định hướng để người dân hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của công việc hệ trọng này, giúp người dân nâng cao tinh thần cảnh giác, phát hiện, đấu tranh kịp thời với mọi tư tưởng, quan điểm sai trái, không vì mục đích xây dựng đại cục mà theo đuổi động cơ, mục đích cá nhân để chống phá Đảng và Nhà nước ta. 

Vụ Đoàn Văn Vươn và những ý đồ đen tối


Vụ việc TAND Thành phố Hải Phòng xét xử vụ “Đoàn Văn Vươn” đang được sự quan tâm của dư luận xã hội. Chỉ cần lên google tìm kiếm là có hơn 1 triệu kết quả khác nhau. Nhưng có lẽ “ấn tượng” hơn cả là một nhóm người đang cố ý, cố tình lợi dụng quá trình xét xử vụ án để thực hiện ý đồ của mình. Họ - những người tự xưng là “dân chủ” mà vi phạm thô bạo quyền tự do dân chủ của công dân. Họ yêu cầu thực thi pháp luật nhưng cố tình vi phạm pháp luật. Liệu rằng những “nhà dân chủ” được gì khi làm những việc đó? Chắc là vài đồng bạc lẻ từ nước ngoài gửi về để phục vụ lợi ích cá nhân!
Nguyễn Nam

8 thg 4, 2013

Tạm định nghĩa về "Báo chí la liếm"


Hồi học Báo chí trong trường Đại học, tôi không được các thầy cô mình dạy về báo chí “la liếm”.
Thời đó, mạng xã hội chưa thật phổ biến như bây giờ, tính kết nối cũng yếu. Các mối quan hệ xã hội do đó cũng bớt “ảo” hơn.
Tôi cũng phải nói thật là tôi không quan tâm lắm đến những scandal của các cá nhân, trừ phi người đó có vai trò lịch sử, có sức ảnh hưởng đủ lớn, can thiệp đủ sâu và vẫn còn giá trị thời sự. Tôi trịch thượng cho rằng, những kẻ bám víu, cấu xé những scandal loại đó là non nớt về trí tuệ, nhẫn tâm về nhân cách, tầm thường về ứng xử.
Người tạo nên báo chí la liếm, ngoài các chủ bút thì đương nhiên còn là các La liếm viên.
Kinh nghiệm cá nhân tôi nhận thấy, La liếm viên ở các báo Việt Nam có 2 loại chính: 
- Loại thứ nhất chỉ cần ngồi một chỗ và lướt web, có cái gì lạ là vồ lấy ngay. Ăn cắp ảnh, clip sex, ăn cắp comment rồi đưa vào bài viết, đánh giá thông tin dựa vào phán đoán. Sau đó, họ tự cho đó là công sức tìm kiếm của mình. 
- Loại hai thì có sức khỏe hơn, nhưng ngu si hơn, từ những thông tin nóng như ảnh giết người, clip sex, la liếm viên sẽ tìm tới tận hiện trường để la liếm bà hàng nước, ông xe ôm xem thử, hôm đó thằng giết người ăn mì tôm loại gì trước khi gây án; cô ca sĩ thích mặc quần lót hiệu gì để đến nỗi bị tung clip lên mạng như thế kia....
Dạo gần đây, có cả loại la liếm viên biết người trong cuộc đang cố tình tạo scandal nhưng vẫn cứ cố la liếm, nhưng loại này tôi chưa nghiên cứu kĩ, nên chưa thể đưa vào. Có nhiều cách, và dù loại nào thì họ sẽ cố gắng khai thác vấn đề ở góc độ lá cải nhất. 
 Anh thợ massage và sức công phá của các La liếm viên
Tối nay 5/4  thôi, tôi lên mạng đọc thấy trên trang Kenh14 một bài viết mang tên “Nước mắt đau đớn của mẹ nữ sinh "làm chuyện người lớn" nơi công cộng”. Một bài viết mà xét trên khía cạnh đạo đức lẫn nghiệp vụ đã mang đầy đủ những đức tính ngu học và vô liêm sỉ của la liếm viên. Xét ở góc độ người đọc, thứ người ta tìm ở đó có lẽ sẽ không phải là “nước mắt người mẹ” mà là những hình ảnh khiêu dâm, đồi trụy; người ta dễ link từ bài viết này sang các diễn đàn, web sex để tìm kiếm đoạn clip nói trên.
Người viết bài viết trên đã miêu tả một cách tỉ mỉ địa điểm và kỹ năng hành sự; nêu lên một cách đầy kiêu hãnh những thông tin mà họ la liếm được trên mạng về vụ việc rồi chèn vào cho dài bài viết. Bài viết nhờ đó đã đổ thêm dầu vào lửa, làm scandal trở nên tai tiếng hơn. Dư luận nhìn vào đó và quy chụp vào đạo đức xã hội, đạo đức học đường, đạo đức của cả ngành báo chí – truyền thông thông qua dăm ba bài viết như vậy.
Blogger Sinh Lao Ta