27 thg 3, 2013

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 - một bước tiến lớn về hiến định chế độ "đa nguyên, đa đảng" ở Việt Nam


Từ hàng chục năm nay các “lực lượng dân chủ” ở nước ta (cả quốc nội lẫn quốc ngoại) đã bằng nhiều con đường khác nhau, với nhiều cách khác nhau để có thể xoá bỏ được chế độ - mà một số người vẫn gọi là “chế độ đảng trị” - ở Việt Nam. Mặc dù cuộc đâú tránh đó đã tỏ ra bền bỉ, đã tranh thủ được sự đồng tình, trợ giúp của bạn bè ở các chế độ dân chủ trên thế giới song Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tỏ ra kiên trì quan điểm “độc quyền lãnh đạo” của mình và thực lòng có lẽ cả đa số người dân trong nước đều không mấy mặn mà, đồng tình với “con đường dân chủ hóa” mà các “nhà dân chủ” của chúng ta đã đưa ra.
Thế nhưng, gần đây một điều khó tin mà có thật đã xảy ra làm nức lòng những nhà dân chủ. Đó chính là sự kiện ngày 2 tháng 01 năm 2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của nhà nước Việt Nam chính thức công bố “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992” trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân. Tại điều 120 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã đưa ra chế định “Hội đồng Hiến pháp” và  Hội đồng Hiến pháp có quyền hạn “kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành; kiến nghị Quốc hội xem xét lại văn bản quy phạm pháp luật của mình khi phát hiện có vi phạm Hiến pháp; yêu cầu Chủ tịch nước, ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật của mình hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ văn bản vi phạm Hiến pháp; kiểm tra tính hợp hiến của điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trước khi trình Quốc hội, Chủ tịch nước phê chuẩn”.
Như vậy, nếu được thông qua, Hội đồng Hiến pháp (nếu mạnh dạn hơn thì phải đưa ra chế định về Toà án Hiến pháp chứ không phải Hội đồng Hiến pháp – có lẽ các nhà hoạch định còn ngần ngại gì đó mà không dám nêu thẳng ra chăng?) là tổ chức có chức năng điều hoà lợi ích của các đảng phái chính trị, là cơ quan độc lập, đứng ngoài và đứng trên các đảng phái, kể cả đảng phái chính trị đối lập lẫn đảng cầm quyền.
Là những người dân chủ, các bạn có phấn khởi không nếu quy định nói trên trở thành hiện thực trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Tôi cho rằng nếu điều này trở thành hiện thực thì có lẽ không cần thiết phải bỏ Điều 4 (quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với nhà nước và xã hội) của Hiến pháp nữa vì tự nó đã vô hiệu hóa Điều 4 rồi./.
Dân sinh

7 nhận xét:

Unknown nói...

Đa nguyên đa đảng chính là tiếp tay cho lũ phản động cơ hội để chống phá Đảng và nhà nước ta và điều này là không thể xảy ra được

Unknown nói...

Bản chất của một nền dân chủ không phụ thuộc vào chế độ đa đảng hay chế độ một đảng, mà phụ thuộc ở chỗ, Ðảng cầm quyền đại diện cho lợi ích của ai, sử dụng quyền lực nhà nước vào những mục đích gì”.

Unknown nói...
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Mãi Mãi Yêu Em nói...

Đảng Cộng Sản Là tiếng nói của dân, mang đặc điểm của tâm tư nguyện vọng của giai cấp công nhân, cũng là của toàn thể nhân dân Việt Nam. Vậy thử hỏi bây giờ có đa nguyên đa đảng đi chăng nữa thì các đảng đấy sẽ mang lại lợi ích cho ai , có còn cho nhân dân ta như Đảng Cộng Sản mang lại nữa không .

DiVa nói...

Không thể chấp nhận đa nguyên đa đảng ở một nước Xã hội chủ nghĩa như Việt Nam được . Hãy xem liên xô trước đây là vét xe đổ ,và ai muốn chúng ta đi vào đấy nữa chứ . mà thực ra thì những kẻ cứ đòi này đòi kia chứ chúng cũng chả hiểu đa nguyên đa đảng là thế nào đâu , chúng chỉ nghe đồng tiền nói thôi.

Unknown nói...

Người dân Việt Nam luôn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Không thể theo chế độ đa nguyên đa đảng được. Đa nguyên đa đảng chỉ dành cho những nước tư bản đế quốc phương tây thôi. Nếu ta theo họ thì khác nào ta tự đánh mất đi bao năm tháng hào hùng của ông cha ta trong các cuộc kháng chiến chống đế quốc pháp mĩ

Bích Hằng nói...

Lịch sử đã minh chứng rõ ràng vai trò quan trọng duy nhất của Đảng Cộng sản đối với đất nước Việt Nam. Việt Nam chỉ cần duy nhất một Đảng Cộng sản, không bao giờ chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam