27 thg 2, 2013

Thế giới mạng và sinh mạng thứ hai


Internet có thể tạo ra sức ảnh hưởng rất lớn cho một con người "ảo", cho dù ngoài đời, con người thực không có sức ảnh hưởng cỡ như vậy.
William Shakespeare từng nói "Chúa đã cho ta một khuôn mặt, ta hãy tạo nên một khuôn mặt cho chính mình".
Ngày nay, có thể nói mạng internet đã tạo cơ hội để con người có nhiều hơn một khuôn mặt. Chưa có thời kỳ nào khuôn mặt con người lại đa dạng đến thế. Còn hơn cả một khuôn mặt, thế giới ảo giúp con người có một cuộc sống khác, như thể một sinh mạng thứ hai. Ở đó, họ dễ dàng hành xử như một người vô danh, hoặc bỗng nhiên nhờ vào thế giới ảo mà trở thành nổi tiếng. Internet có thể tạo ra sức ảnh hưởng rất lớn cho một con người "ảo", cho dù ngoài đời, con người thực không có sức ảnh hưởng cỡ như vậy, nếu chỉ căn cứ vào nhận thức, học vấn, địa vị xã hội, thậm chí là đức độ của bản thân.
Khuôn mặt ảo, được tạo ra đa phần là khá nhanh chóng và dễ dàng, thông thường là với "chi phí" rẻ hơn phẫu thuật thẩm mỹ, cách cải thiện ngoại hình đang rất thịnh hành ở Hàn Quốc. Cũng vì chi phí rẻ và khả năng tạo ra quyền lực ảo lớn lao bằng những cách khác nhau, người ta dần dần đến với những khuôn mặt ảo với một nhu cầu thực - trở thành một con người khác trên mạng, một sinh mạng thứ hai. Điều đáng lưu ý là sinh mạng ấy nhiều khi được nuôi dưỡng với những tính cách có phần khác biệt với sinh mạng gốc, ít nhất là ở vẻ bề ngoài.
Game và nhân vật ảo
Game (trò chơi điện tử) ngày nay đã trở thành một thành phần không thể thiếu của thế giới giải trí ở Việt Nam. Không ngạc nhiên, khi người Việt ngày càng ít vận động trong sự bùng nổ của phương tiện giao thông cự ly ngắn tiêu biểu là xe máy, cùng quá trình đô thị hóa vũ bão làm tác nhân cho sự thu hẹp không gian công cộng. Ít trò chơi và không gian thể dục thể thao, người ta tìm đến Game để thỏa mãn nhu cầu vận động cả thể chất lẫn tư duy. Từ những trò chơi "đồ cổ" như Mario cứu công chúa, game bày trận kiểu "Đế chế", tới đỉnh cao thể loại nhập vai như Võ Lâm Truyền kỳ, game cung cấp một ảo giác cho bất kỳ ai muốn trở thành "người hùng" trong chốt lát, hoặc thậm chí ngày qua ngày.
Trong game, vị nguyên soái chỉ huy cả đạo quân vây hãm thành Rome có khi ngoài đời chỉ là một cậu bé gày gò, cận thị nặng, mặt xanh vì thiếu ăn thiếu ngủ. Một anh chàng thô kệch nào đó có thể "nhập vai" một đội tuyển toàn nghệ sỹ sân cỏ như Brazil.
Với sự cực thịnh của game online, các game thủ quyết chiến với nhau qua mạng internet, nuôi quân, luyện công, mua bán vũ khí, bảo bối, giúp cho nhân vật mình thủ vai có những quyền năng mà chính chủ nhân trong cuộc sống thực không thể chiếm hữu.
Khi những trận chiến này diễn ra, có thể quan sát một hiện tượng phổ biến, đó là ngôn ngữ đường phố, "nặng đô" hơn, là ngôn ngữ thô tục được phát ra tràn lan cả trong và ngoài màn hình.
Blog và Vlog
Quan sát thêm, ta cũng thấy ngôn ngữ thô tục, một hình thức thể hiện bản năng, còn phổ biến cả trong Blog và dạng nhật ký cá nhân đời mới là Vlog (dạng blog bằng video).
Gần đây, có chuyện một vị giáo sư nêu lên một khuyến nghị về việc thay đổi lịch ăn Tết khoa học hơn, sao cho hài hòa tập tục cổ truyền với nhịp sống và làm việc của thế giới, ngõ hầu cải thiện năng suất lao động của đất nước. Hay dở ra sao chưa rõ, nhưng thế giới ảo đã nóng bỏng câu chuyện này từ những phản biện trên blog cá nhân cho tới các diễn đàn và mạng xã hội. Thậm chí có du học sinh nọ còn dấy lên làn sóng nhạo báng nhắm vào đề xuất và người đề xuất đó với clip vlog riêng của mình, với một phong cách được những người đua nhau còm-men ủng hộ coi là tự nhiên, tinh nghịch và cách đối thoại ngang vai bốp chát với một nhà giáo dục trọng tuổi có nhiều cống hiến.
Cứ như thể, ý kiến một blogger, hoặc vlogger có ít nhiều ảnh hưởng về một sự việc nào đó, tạo ra cơ hội nửa hư nửa thực biến một người không có thành tựu hay công trình trở nên có "vai vế", dù rằng mới chỉ ở trên thế giới ảo.
"Phây" (facebook) và mạng xã hội
"Phây" đã trở thành mạng xã hội tiêu biểu ở Việt Nam, tới mức việc không có Phây đối với nhiều người đã được xem như một điều bất thường. Trên một trang nửa nhật ký nửa kết nối xã hội như "Phây", không thiếu các thuật ngữ mạng như f**k, vkl, cmn...Những từ ngữ với nội hàm dù nhằm vào ai, cũng khó thấy thanh tâm, trừ phi phải là người trơ lì, thích nghe, thích nhìn thấy những lời lẽ thô tục.
Không phải tự nhiên mà Nhà giáo Văn Như Cương cách tân câu nói nổi tiếng của thi hào Goethe đi một chút: "Nhìn vào Facebook của bạn, tôi có thể biết bạn là người như thế nào". Cũng không phải tự nhiên mà theo nhiều hãng chuyên săn đầu người, "Phây" là một trong những nguồn thông tin tham khảo quý báu để họ tìm hiểu khi tuyển dụng nhân sự.
Hai sinh mạng, một con người
Trong "Câu chuyện kỳ lạ về bác sỹ Jekyll và ông Hyde", độc giả có thể thấy chính mình trong nhân vật của câu chuyện, tuy một mà hai. Ban ngày, nhân vật đó có thể là người được trọng vọng như bác sỹ Jekyll. Ban đêm, đại diện cho sự xấu xa trong bản tính của con người, trong hình hài ông Hyde, được dịp trỗi dậy tung hoành. Những thể nghiệm bản ngã khác nhau trong thời đại internet, dường như phản ánh câu chuyện đã trở nên cổ điển về Jekyll và Hyde. Chỉ khác rằng, nếu ngày xưa gã Hyde kia chỉ dám len lén ra ngoài vào ban đêm, thì ngày nay, gã đã có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi đâu, bất kể thời gian, với thân phận được giấu kín trên các trang mạng. Ở đó, một người đàn ông đạo mạo có thể là một gã "chăn rau sạch". Một hot girl xinh xẻo mặt búng ra sữa rất có thể đang thản nhiên "phây" chuyện mình chửi bới người thân hay thày cô giáo.
Xét cho cùng, con người vẫn là chính họ, dù những khuôn mặt ảo được dựng lên có biểu hiện khác nhau trên thế giới mạng. Có điều, thế giới ấy mở ra khả năng kích thích những bản ngã đối lập tiến tới những đỉnh cực đoan mà không phải ai cũng có khả năng chế ngự chúng. Khi sống lâu trong một môi trường đầy nhu cầu và bản năng, cho phép mình làm những điều mình không dám nói và làm ngoài đời thực, ai biết được một ngày kia "sinh mạng thứ hai" sẽ nổi lên chiếm phần lớn nhất trong con người của sinh mạng thứ nhất.
Theo TBKTSG

Hiểu đúng về quyền tự do tôn giáo


Gần đây, trên mạng Internet xuất hiện nhiều bài viết cho rằng Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, kêu gọi các quốc gia can thiệp để Việt Nam có tự do tôn giáo. Họ cho rằng tự do tôn giáo là một quyền cơ bản của công dân theo Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. Họ đòi tách các tôn giáo khỏi sự quản lý của Nhà nước. Vậy thực hư vấn đề này là như thế nào?
Thứ nhất, cần làm rõ hai vấn đề tín ngưỡng và tôn giáo
Tín ngưỡng là niềm tin vào một đấng siêu nhiên nào đó. Như vậy tín ngưỡng là vấn đề thuộc về tư tưởng
Có nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo. Tuy nhiên tất cả đều thống nhất cho rằng tôn giáo là một dạng tổ chức xã hội, có bộ máy tổ chức, có nhân sự.
Trong một xã hội phát triển thì tư tưởng được tự do, còn những tổ chức xã hội phải được quản lý theo pháp luật. Do đó, chỉ có tự do tín ngưỡng chứ không tồn tại thứ gọi là tự do tôn giáo.
Thứ hai, xem xét dưới góc độ Luật pháp quốc tế và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới thấy rằng chỉ có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, một quyền về tư tưởng, thuộc về quyền cơ bản của công dân. Hơn nữa, pháp luật các nước đều quy định tổ chức tôn giáo phải chịu sự quản lý của Nhà nước
Điều 18 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền chỉ rõ: “Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng”. Như vậy, theo Luật pháp quốc tế quyền tự do tôn giáo của công dân được hiểu là quyền tự do về tư tưởng, bao gồm sự tự nguyện theo hay không theo tôn giáo và tự do bày tỏ đức tin (tự do thực hành lễ nghi tôn giáo). Khoản 2, Điều 29 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền cũng đã nêu: “Trong khi hành xử những quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra”. Như vậy, quyền tự do tôn giáo cũng bị hạn chế bởi pháp luật, nghĩa là mọi tổ chức tôn giáo đều phải chịu sự quản lý của Nhà nước.
Luật về tách rời nhà thờ và Nhà nước của Cộng hòa Pháp quy định: “Cộng hòa Pháp bảo đảm tự do tín ngưỡng, Cộng hòa Pháp bảo đảm quyền tự do hành đạo với những hạn chế trước đây vì quyền lợi duy trì trật tự công cộng” (Điều 1). “Việc tụ tập để thực hiện các nghi lễ tôn giáo phải báo cáo và chịu sự giám sát của các cơ quan chính quyền”( điều 26). Như vậy, theo pháp luật của Cộng hòa Pháp thì công dân chỉ có quyền tự do tín ngưỡng và cho thấy sự quản lý nhà nước Pháp đối với tôn giáo.
Hiến pháp Đức năm 1949 tuyên bố quyền công dân về tự do tín ngưỡng, tự do lương tâm, tự do công khai hóa các quan điểm tôn giáo và quan điểm về xã hội, tự do thực hành các nghi lễ tôn giáo.  Như vậy, theo pháp luật của CHLB Đức thì công dân cũng chỉ có quyền tự do tín ngưỡng.
Luật IV năm 1990 của Hungari về tự do tín ngưỡng tôn giáo và nhà thờ ở Hungari quy định công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo (Điều 1), quy định về cấp đăng kí hoạt động cho tổ chức tôn giáo (điều 9 đến điều 16)… Như vậy pháp luật Hungari chỉ công nhận quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và các tôn giáo phải chịu sự quản lý của Nhà nước
Qua vài ví dụ trên cho thấy thế giới thừa nhận quyền tự do tôn giáo là quyền bị giới hạn, chỉ có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, một thứ quyền thuộc về tư tưởng, tinh thần mới là tuyệt đối. Cũng không có tự do tôn giáo tuyệt đối, không thể tách tôn giáo khỏi sự quản lý của Nhà nước. Những kẻ trích dẫn luật này luật nọ để hô hào tự do tôn giáo cho Việt Nam từ đó đòi tách tôn giáo khỏi sự quản lý của Nhà nước là những kẻ bịp bợm, cố tình nhập nhằng giữa vấn đề tín ngưỡng (thuộc về tư tưởng) và vấn đề tôn giáo (tổ chức xã hội cụ thể) để đánh lừa người dân.
Lê Quang

26 thg 2, 2013

Sự mờ ám của Ủy ban bảo vệ ký giả quốc tế (tiếp)


Phần II: Những thông tin xuyên tạc, thiếu khách quan
CPJ đã “đánh lận con đen”, đồng nhất giữa blogger và các nhà báo chân chính. Theo quan điểm của CPJ, hễ ai cầm bút viết là nhà báo, là blogger! CPJ đã quên rằng bất kỳ nước nào trên thế giới, được coi là nhà báo phải có những tiêu chí nhất định, nhà báo hành nghề được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp thẻ hành nghề, còn blogger viết ý kiến cá nhân, họ không phải là nhà báo; trở thành nhà báo là sự nỗ lực không ngừng của những người cầm bút chứ không phải là những kẻ rỗi hơi, thiếu thông tin viết lung tung trên mạng được CPJ bảo vệ. Rõ ràng là CPJ đã vu khống trắng trợn tình hình báo chí ở Việt Nam.
Hiện nay ở Việt Nam, có hơn 19 nghìn hội viên Hội Nhà báo, trong đó có gần 17 nghìn nhà báo đã được cấp thẻ hành nghề đang làm việc tại hàng trăm cơ quan báo chí (với rất nhiều loại hình khác nhau) từ trung ương tới địa phương. Ðó là những nhà báo được đào tạo cơ bản, được xã hội công nhận, hoạt động dựa trên các quy định của Luật Báo chí, có hội nghề nghiệp riêng và được pháp luật bảo vệ khi hành nghề. Vì thế khi tác nghiệp, họ không gặp “nguy hiểm” từ xã hội như đánh giá tùy tiện của CPJ, nên không thể đánh đồng số đông các nhà báo với một số cá nhân có hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” trên internet. Bằng việc lảng tránh vấn đề trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của nhà báo, cố tình gắn cho một số blogger – người viết blog, danh hiệu là “nhà báo tự do”, “cây bút tự do”, CPJ tưởng rằng sẽ tạo ra sự mập mờ trong dư luận để vu cáo Việt Nam; nhưng rốt cuộc, hành vi này lại làm lộ rõ bản chất thực sự của CPJ là gì. Họ không cần phân biệt ai là nhà báo, ai không phải là nhà báo. Họ chỉ cần số liệu và một vài tên tuổi, lấy cớ để vu khống mà thôi. Vậy thử hỏi họ đang bảo vệ ai, chẳng lẽ họ không có tự trọng để thi thoảng lại xưng xưng bảo vệ những người vi phạm luật pháp?
Việt Nam đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi hoạt động của xã hội được quản lý và điều chỉnh theo luật pháp. Nhà nước Việt Nam là nhà nước của nhân dân, không phải của riêng cá nhân nào mà lại nói “thích” hay “không thích”. Nếu cứ hành xử một cách tùy tiện, thì còn gì là luật pháp nữa. ở Việt Nam, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, nếu vi phạm pháp luật đều bị xử phạt theo quy định của luật pháp; pháp luật phải được thượng tôn, không ai đứng ngoài pháp luật, đứng trên pháp luật. Trên thực tế, ở Việt Nam không có phóng viên hay nhà báo nào bị bỏ tù mà chỉ có người vi phạm pháp luật bị xử phạt theo quy định của luật pháp. Một số blogger bị phạt tù vì họ vi phạm pháp luật Việt Nam. Khi tòa án xét xử, họ đều có luật sư bào chữa nhưng với những chứng cứ phạm tội rõ ràng, họ phải cúi đầu nhận tội. Luật sư bào chữa của họ cũng phải thừa nhận phiên tòa xét xử đúng người đúng tội. Việt Nam không thể bỏ tù bất kỳ ai một cách vô cớ và không bỏ tù ai chỉ vì họ “nói lên những gì nhà nước không thích”, như CPJ nhận xét.


XEM PHIM TÀI LIỆU “CUỘC CHIẾN CUỐI CÙNG” MÀ SUY NGẪM VỀ NHỮNG CON NGƯỜI “PHỦ NHẬN LỊCH SỬ DÂN TỘC”



Nước Việt Nam có mấy ngàn năm lịch sử. Trong mấy ngàn năm ấy đất nước ta không ngừng tiếng quân reo, ngựa hí, tiếng trống trận xung phong, tiếng hô sang sảng trên pháp trường tiếng gầm rú của xe tăng, đại bác khi nghiền thây quân cướp nước, tiếng máy bay, tên lửa xé tầng mây trong những năm dài đánh Mỹ nóng bỏng đạn bom, sôi sục quân thù...Bằng tinh thần đoàn kết và ý chí quật cường, với những chiến thắng hiển hách trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh cho thế giới thấy được Việt Nam là một dân tộc anh hùng....
Tôi nhớ rằng, có người nước ngoài khi được hỏi về Việt Nam đã từng nói: tôi chỉ ước rằng, một ngày nào đó khi thức dậy thì, tôi được trở thành người Việt Nam. Dù chiến tranh đã qua đi, nhưng những dấu tích đau thương, khắc nghiệt của chiến tranh thì vẫn còn in đậm trong từng tấc đất, từng hàng cây, từng gương mặt và tâm hồn con người Việt Nam. Đó là hình ảnh về những hố bom, hình ảnh về của những nạn nhân chất độc màu da cam, những chiến sỹ từ chiến trường trở về bị ảnh hưởng của di chứng chiến tranh vẫn hô xung phong trong cả giấc ngủ....hay đó là tiếng hô còn vang mãi đến mai sau: "nhằm thẳng quân thù mà bắn". Chiến thắng trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là chiến thắng của đường lối cách mạng đúng đắn mà Đảng ta đã lựa chọn và lãnh đạo đã được thể nghiệm trong cách mạng dân tộc, thế giới phải thừa nhận...
Ấy vậy mà, có những kẻ mặc dù là người Việt Nam, mang trong mình dòng máu Việt Nam, được thừa hưởng cuộc sống độc lập, tự do đã xây dựng bằng xương và máu của bao thế hệ cha anh lại phủ nhận điều đó, đi ngược lại lịch sử. Đó là Lê Quốc Quân, Nguyễn Khắc Toàn...Cho nên, khi xem bộ phim tài liệu “ cuộc chiến cuối cùng”  nói về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam mà liên tưởng về những con người nàylại càng thấy rõ bản chất xấu xa của họ. Trong khi các thế hệ cha anh sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, hy sinh tình cảm riêng và thậm chí cả tính mạng của mình để bảo vệ lợi ích dân tộc thì những kẻ như họ lại vì những đồng “đô la lạnh” vì lợi ích cá nhân mà bán rẻ Tổ quốc. Những việc làm của họ chính là đang “phủ nhận lịch sử dân tộc”  và chẳng khác nào đang phản bội lại chính lợi ích của cha ông mình, bán rẻ linh hồn vì “những thứ tầm thường”.
Nếu viết lời nhận xét về bản chất của những con người này thì có lẽ lời nhận xét xác đáng phải là: Đó là những kẻ “hạn chế về văn hoá” và nói dối lịch sử, là những kẻ "không ra gì". Bởi có" không ra gì" thì mới là những kẻ "nói dối chân lý không biết ngượng" và có những hành động phản bội lại lợi ích của chính dân tộc mình.
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng, con người Việt Nam thông minh, đoàn kết, sáng tạo, cần cù. Đó như là chân lý mà lịch sử dân tộc đã chứng minh và thế giới phải thừa nhận. Những kẻ như Lê Quốc Quân, Nguyễn Khắc Toàn… không thể ảo tưởng về việc xuyên tạc hay đi ngược lại con đường mà dân tộc Việt Nam đang đi; cũng đừng vì đồng “đô la lạnh" mà bán mất linh hồn mình.
                                                                            Người Thủ Thư

25 thg 2, 2013

Sự mờ ám của Ủy ban bảo vệ ký giả quốc tế


Phần 1: CPJ - một công cụ chính trị
Trong báo cáo hằng năm về tình hình tự do báo chí toàn cầu công bố ngày 14-2, Ủy ban Bảo vệ ký giả quốc tế (CPJ) cho rằng Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia cầm tù nhiều ký giả nhất trên thế giới. Đây không phải là lần đầu tiên CPJ đánh giá thiển cận, thiếu khách quan về tình hình báo chí và tự do báo chí tại Việt Nam. Phải chăng CPJ đang có ý đồ gì khi đưa ra những đánh giá mơ hồ này?
Thành lập năm 1981, Tổ chức "Ủy ban bảo vệ ký giả" (tên tiếng Anh là Committee to Protect Journalists - viết tắt là CPJ) có trụ sở ở New York, Mỹ. Ban đầu khi thành lập, CPJ đề ra tôn chỉ, mục tiêu "thúc đẩy tự do ngôn luận trên toàn thế giới thông qua hoạt động bảo vệ quyền đưa tin và nền tự do báo chí trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan v.v...". Với mục tiêu, tôn chỉ đẹp như vậy, ai cũng có quyền kỳ vọng vào sự hướng thiện của nó, nhưng gần đây dư luận liên tiếp cáo buộc CPJ đã bị lũng đoạn nhằm phục vụ mưu đồ chính trị riêng. CPJ đã nhiều lần bọ chính phủ các nước trên thế giới cáo buộc những hành vi vi phạm của nhân viên tại các quốc gia có chủ quyền. Khi Cơ quan An ninh Việt Nam bắt giữ đối tượng Khunmi Somsak trong tổ chức khủng bố "Việt Tân" nhập cảnh trái phép vào Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ khủng bố thì CPJ lập tức gán cho y chiếc mũ "nhà báo", rồi can thiệp, đòi trả tự do cho "nhà báo" Khunmi Somsak. Từ nhiều năm qua, CPJ thường đưa ra các “thông cáo”, “báo cáo”, “kháng nghị”, “tuyên bố”… dựa trên những thông tin sai lệch, thiếu khách quan, thậm chí bị bóp méo, xuyên tạc về những vấn đề liên quan đến tự do ngôn luận. Ở dạng chiêu thức này, CPJ thường gán cho những can phạm (Vi Đức Hồi, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn…) là những “nhà báo” cho đúng kịch bản bảo vệ (!). Mặc dù trên thực tế, những người này chẳng có ai là “nhà báo” – họ đều là công dân Việt Nam vi phạm pháp luật – bản thân có người làm nghề tự do, là luật sư, bác sĩ hoặc vô nghề. Những hành động trơ trẽn, bất chất thực tế của CPJ đã bóc mẽ bản chất của tổ chức này. Đó là luôn coi chiêu bài “bảo vệ tự do ngôn luận” để chọc ngoáy, gây áp lực, can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.
Nguyễn Nam

Báo cáo nhân quyền Việt Nam của HRW – một sự vu khống trắng trợn


Ngày 20 tháng 2 năm 2013 HRW công bố bản cáo nhân quyền thế giới hằng năm, đánh giá tình hình nhân quyền của trên 90 quốc gia lần thứ 23, bản báo cáo dài 680 trang, trong đó đáng chú ý đoạn nói về tình  hình nhân quyền Việt Nam gồm 7 trang. Có thể khẳng định toàn bộ nội dung trong bản báo cáo này đã vu khống một cách trắng trợn thực tế tình hình nhân quyền tại Việt Nam, khi nhận định rằng Chính phủ Việt Nam đàn áp có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội, nhóm họp; quyền tự do tôn giáo.
Nội dung mà bản báo cáo này phản ánh thiếu khách quan, vu khống một cách trắng trợn về tình hình nhân quyền của Việt Nam thể hiện sự yếu kém về chuyên môn chuyên sâu, phương pháp nghiên cứu, thẩm định thông tin của những nhân viên của HRW như một số nước, tổ chức quốc tế đã lên án. Họ thực sự chẳng hiểu gì về nhân quyền, và luật pháp quốc tế về vấn đề nhân quyền.
Xin thưa HRW rằng, ở đâu cũng vậy không bao giời có “quyền và tự do tuyệt đối”. Ngay trong bản tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của liên hợp quốc tại Khoản 2 Điều 29 cũng chỉ rõ “Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi xã hội chung trong một xã hội dân chủ.”  Điều đó có nghĩa là, khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình phải nằm trong giới hạn nhất định đảm bảo không làm ảnh hưởng hoặc xâm phạm đến quyền và tự do của người khác, cũng như lợi ích chung của xã hội. Và ở mỗi nước để đảm bảo mọi người đều được hưởng thụ các quyền và tự do của mình không bị người khác xâm phạm, Nhà nước đề ra các văn bản quy phạm pháp luật quy định những việc mọi người được và không được làm, buộc mọi người trong xã hội mỗi nước phải sống trên cơ sở pháp luật, tuân thủ pháp luật của nước đó; đồng thời có chế tài để xử lý những người có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật. Ở nước nào trên thế giới cũng như vậy.
Về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, nói như HRW, chắc họ hiểu tự do ngôn luận nghĩa là mọi người được nói lên mọi suy nghĩ của mình, điều đó thật là thiếu hiểu biết, không muốn nói đó là sự ngu rốt, bởi giả sử một người thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình theo kiểu anh thích nói gì thì nói, mà những lời nói của người đó lại có nội dung xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích cá nhân và tập thể; điều này là không thể chấp nhận được trên cả phương diện thực tế và luật pháp. Do đó, không bao giờ có tự do tuyệt đối, mọi quyền và tự do của một người phải trong khuôn khổ cho phép được pháp luật của mỗi quốc gia quy định để đảm bảo cho quyền và tự do của người khác cũng được thực hiện.
Và theo lô gic tất yếu đó, Việt Nam quy định nghiêm cấm mọi người tuyên truyền phổ biến các tài liệu chống Đảng, Nhà nước, đe dọa an ninh quốc gia, tiết lộ bí mật nhà nước, cũng như thực hiện các biện pháp ngăn chặn truy cập đến các trang web đăng tải bài viết chống Đảng, Nhà nước, là việc làm bình thường, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm, gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội. Không chỉ Việt Nam mà Mỹ hay bất cứ nước nào trên thế giới cũng đều  có những quy định như vậy, liệu chính phủ Mỹ có để yên cho những người tuyên truyền biểu tình bạo loạn, đòi lật đổ chính phủ tư sản Mỹ?...
Chúng ta nhớ lại phong trào “chiếm lấy phố Wall” ở Mỹ, những người tuần hành biểu tình nhằm lên án những ông chủ tài chính giàu kếch xù ở Mỹ – được coi là thủ phạm gây ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và nạn thấy nghiệp trầm trọng, yêu cầu các phải có biện pháp hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho những người lao động thất nghiệp. Nhưng chính phủ Mỹ đã sử dụng cảnh sát với công cụ hỗ trợ để đàn áp, bắt bớ những người tham gia biểu tình; đáng chú ý hành động đó để bảo vệ cho những ông chủ tài chính – ngân hàng, lực lượng chiếm số ít trong xã hội, vậy đó có phải là một sự tôn trọng nhân quyền và phải chăng nhân quyền ở Mỹ là nhân quyền cho thiểu số; đáng chú ý là sao không thấy HRW đánh giá về những vấn đề nhân quyền Mỹ, ở ngay đất nước mà họ đặt trụ sở của tổ chức? chỉ cần nhìn vào một chi tiết nhỏ đó có thể thấy bản báo cáo của HRW có khách quan hay không?
Về quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam, HRW cho rằng “Chính quyền hạn chế tự do tôn giáo bằng các quy định pháp luật, quy định đăng ký hoạt động…”. Như đã phân tích ở trên thì mỗi cá nhân, tổ chức ở nước nào cũng phải hoạt động trong khuôn khổ luật pháp của nước đó; hoạt động tín ngưỡng tôn giáo cũng vậy. Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo, để đảm bảo hài hòa lợi ích trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, tránh không để xảy ra xung đột tôn giáo, tín ngưỡng, ngăn chặn hoạt động lợi dụng quyền tự do tôn giáo thực hiện các hoạt động ảnh hưởng đến lợi ích chung của toàn xã hội thì tất yếu Nhà nước phải thực hiện quản lý các hoạt động tôn giáo bằng các quy định của pháp luật, đó là điều tất yếu không chỉ ở Việt Nam, mà ở mọi quốc gia. HRW có biết rằng nếu không có quy định của pháp luật trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, thì giả sử một nhóm tín đồ Tin Lành tập hợp đến Chùa để nhóm họp thực hiện lễ nghi thì những người theo đạo phật có chấp nhận được không?, tất yếu sẽ dẫn đến xung đột tôn giáo.
Chúng ta cùng liên tưởng đến hành động bắt, tù đày, tiêu diệt mà Mỹ và một số nước áp dụng với những phần tử khủng bố theo đạo Hồi mà được gọi với cái tên “phần tử khủng bố Hồi giáo cực đoan”, đó có phải là một sự vi phạm nhân quyền của Mỹ với các tín đồ Hồi giáo này? Mọi người đều khẳng định là không. Vậy thì, việc Nhà nước Việt Nam có biện pháp xử lý với những đối tượng có hoạt động chống đảng, Nhà nước, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam, mà những đối tượng này có cái mác là tín đồ tôn giáo lại được HRW cho rằng đó là hành động vi phạm quyền tự do tôn giáo! Đó liệu là sự ngu rốt hay sự vu khống có chủ đích của HRW đối với Việt Nam.
Mới phân tích vài điểm ở trên cũng thấy bản chất của bản đánh giá về nhân quyền thế giới nói chung và tình hình nhân quyền tại Việt Nam nói tiêng của HRW.
Thực sự, tôi càng đọc nội dung bản báo cáo về tìn hình nhân quyền ở Việt Nam của HRW càng cảm thấy bức xúc, bức xúc không chỉ vì sự thiếu khách quan về nội dung, mà còn bức xúc hơn nữa về sự yếu kém về trình độ, chuyên môn của đội ngũ ban lãnh đạo, nhân viên của một tổ chức này. Thế mà họ dám đi đánh giá về nhân quyền của các nước, nên chăng các nước nên đệ đơn kiện tổ chức này tội vu khống, hay thiết nghĩ chúng ta không thèm để ý đến bản báo cáo bố láo và ngu rốt của tổ chức này thì hơn?
DTC - YN

22 thg 2, 2013

Sự thật về HRW!


Tổ chức theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch, tên viết tắt: HRW) là một tổ chức phi chính phủ có trụ sở đặt tại NewYork, Hoa Kỳ. Tiền thân của HRW là tổ chức Helsinki Watch do Robert L.Bernstein thành lập năm 1978 với mục đích "giám sát" Liên Xô (trước đây) bằng cách thu thập tư liệu liên quan tới việc Liên Xô thực hiện quy ước của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), hỗ trợ các nhóm bảo vệ nhân quyền tại nước này. Năm 1988, Helsinki Watch hợp nhất với một số tổ chức quốc tế khác có cùng tôn chỉ, mục đích, từ đó đổi tên thành Human Rights Watch (HRW). Tuy nhiên, căn cứ vào hoạt động của HRW lại thấy tổ chức này đang đi lệch tôn chỉ, mục đích ban đầu và trở thành "con rối" đội lốt nhân quyền để kiếm tiền.
Một trong những "sứ mệnh" HRW tự phong cho mình là "tiến hành nghiên cứu thực tế và điều tra các vi phạm nhân quyền, báo cáo một cách công tâm về tình hình nhân quyền tại khoảng 90 quốc gia". Tuy nhiên, không hiểu HRW "nghiên cứu thực tế" như thế nào, các báo cáo có độ tin cậy đến đâu, khi tổ chức này liên tục chịu sự chỉ trích từ chính phủ các nước, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức truyền thông về phương pháp, năng lực nghiên cứu. Ông trùm truyền thông Rupert Murdoch đã từng chỉ trích đội ngũ chuyên gia của HRW không đủ kiến thức chuyên sâu, trong khi đó thì Robert L.Bernstein, người sáng lập HRW, lại cáo buộc tổ chức này áp dụng phương pháp nghiên cứu "nghèo nàn", dựa vào các nhân chứng mà không kiểm chứng những lời kể của họ, hoặc có đưa ra bằng chứng thì cũng vì mục đích chính trị. Viện nghiên cứu Monitor cáo buộc HRW áp dụng phương pháp luận sai lầm, hiểu sai luật pháp quốc tế…
HRW luôn tự khẳng định là tổ chức phi chính phủ độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ chính phủ nào và các báo cáo nhân quyền của mình là công tâm, không vì mục đích chính trị. Tuy nhiên, xem các báo cáo của HRW thấy rằng những nước “vi phạm nhân quyền” chủ yếu là các nước đang hướng theo các giá trị trái ngược với ý thức hệ tư bản, các nước theo chủ nghĩa xã hội, và các nước theo đạo Hồi như Liên Xô (trước đây), Liên bang Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Sri Lanka, các nước Mỹ Latinh...; đồng thời tâng bốc các giá trị "tự do, dân chủ" kiểu Mỹ. Với cách đưa tin thiên vị như vậy, HRW đang khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về tính "công tâm", "độc lập". Tháng 9-2008, Vê-nê-xu-ê-la đã trục xuất hai nhân viên HRW là Jose Miguel Vivanco và Daniel Wilkinson với lời cáo buộc họ tiến hành "các hoạt động chống phá nhà nước". Ngày 17-9-2008, đã có 118 học giả của Achentina, Australia, Brazil, Mexico, Venezuela, Mỹ, Anh cùng một số quốc gia khác viết thư ngỏ gửi Ban giám đốc HRW để phản đối báo cáo của tổ chức này về tình hình nhân quyền tại Venezuela. Theo các học giả, báo cáo của HRW "không đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu nhất về phương pháp nghiên cứu, sự công bằng, chính xác và tin cậy". Cáo buộc trên càng có cơ sở khi báo cáo tài chính của HRW năm 2009 cho thấy, họ nhận được 44 triệu USD trong đó 75% mức đóng góp đến từ Bắc Mỹ, 25% đến từ Tây Âu và chỉ chưa đầy 1% từ các khu vực khác.
Một cáo buộc khác nhắm vào HRW là tổ chức này đã lợi dụng tâm lý chống Israel để viết báo cáo và gây quỹ tại Arap Saudi. Vào ngày 19 tháng 10 năm 2009, chủ tịch danh dự Human Rights Watch Robert Bernstein, người sáng lập tổ chức này và đã lãnh đạo nó trong suốt 20 năm, đã chỉ trích công khai về vai trò của HRW trong cuộc xung đột Ả rập - Israel. Ông cho rằng tổ chức đã đi ngược với sứ mệnh ban đầu khi nó chỉ trích Israel, một xã hội mở với một chế độ dân chủ, nhiều hơn các chế độ độc tài trong khu vực nhằm gây quỹ tại đây.
Qua những bằng chứng trên, có ai dám khẳng định HRW là một tổ chức theo dõi nhân quyền công tâm? Hay đây chỉ là tổ chức đội lốt nhân quyền để kiếm những đồng tiền nhơ nhớp, phục vụ mưu đồ chính trị của một ai đó?

Sự phi lý trong báo cáo của Human Right Watch


Trong báo cáo tình hình nhân quyền năm 2012, HRW một lần nữa chỉ trích Chính phủ Việt Nam hạn chế đối với bất đồng chính kiến, đối lập chính trị, quyền tự do ngôn luận và hội họp, tự do tôn giáo. Những chỉ trích của Tổ chức này thực sự là phi lý và hơn nữa đó còn là một sự xuyên tạc và vu cáo trắng trợn đối với Nhà nước Việt Nam.
HRW cho rằng, ở Việt Nam đang đàn áp có hệ thống nhằm vào giới đấu tranh cho dân chủ và những người chỉ trích Chính phủ, tiếp tục trấn áp những người bất đồng chính kiến.., bắt bớ, sách nhiễu những người hoạt động chính trị. HWR đã nêu ra các trường hợp Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo như việc bắt giữ 18 người nhóm Bia Sơn ở Phú Uyên, trường hợp Nguyễn Công Chính bị kết án với tội danh vi phạm điều 87 “phá hoại tình đoàn kết dân tộc”; Bùi Văn Thắm bị kết án 30 tháng tù giam cho “chống người thi hành công vụ” và rất nhiều việc mà chính quyền Việt Nam vi pham nhân quyền.
 Những đòi hỏi, chỉ trích của HRW là phi lý và phi pháp, hơn nữa đó còn là một sự xuyên tạc và vu cáo trắng trợn đối với Nhà nước Việt Nam. Có thể khẳng định rõ ràng như vậy bởi mấy lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, Việt Nam cũng như bất cứ một quốc gia có chủ quyền nào khác trên thế giới, có quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, độc lập dân tộc, chống lại các âm mưu nhằm lật đổ chế độ xã hội của các thế lực thù địch, phản động được thực hiện dưới các hình thức khác nhau, trong đó có hình thức “diễn biến hòa bình”, “đấu tranh bất bạo động”.
Thứ hai, không có một văn kiện quốc tế nào bắt buộc các quốc gia phải áp dụng một tiêu chuẩn, một quy định pháp lý thống nhất. Các quốc gia có các trình độ phát triển khác nhau, có đặc thù văn hóa, truyền thống... không giống nhau.. Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia là nguyên tắc tối thượng, bao quát các quan hệ quốc tế trong đó có cả quan hệ pháp lý. Luật quốc tế, trên thực tế, đó là các hiệp ước giữa các quốc gia, nó chỉ phát sinh hiệu lực khi quốc gia nào đó gia nhập; ký kết, phê chuẩn công ước
Thứ ba, trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, năm 1966, tại Điều 1 quy định: “Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết...” bao gồm quyền “quyết định thể chế chính trị...”. Điều đó có nghĩa là, một quốc gia - dân tộc lựa chọn chế độ xã hội nào, hệ thống chính trị đa đảng hay “độc” đảng, xây dựng hệ thống pháp luật bảo vệ con người và chế độ xã hội ra sao... là quyền của mỗi quốc gia - dân tộc.
Trong Công ước quốc tế nói trên có các quy định về các quyền dân sự, chính trị như "Quyền tự do ngôn luận”; “Quyền tự do lập hội, hội họp”... nhưng những quyền nói trên không phải là quyền tuyệt đối mà là những quyền bị hạn chế. Có nghĩa là, đối với những quyền trên, các quốc gia có quyền đưa ra các quy định hạn chế nếu đó là cần thiết vì “An ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc vì các quyền và tự do của người khác.”
Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người. Quyền con người ở Việt Nam ngày càng được bảo đảm tốt hơn cùng với những tiến bộ đạt được trong tăng trưởng kinh tế. Điều đó đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, muốn là bạn, là đối tác tin cậy với các nước trong cộng đồng quốc tế, nỗ lực đóng góp vào hòa bình, ổn định của khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, Nhà nước Việt Nam không bao giờ bó tay trước các âm mưu và hành động lợi dụng "dân chủ", "nhân quyền", "tự do ngôn luận", "tự do báo chí"... nhằm lật đổ chế độ xã hội mà nhân dân Việt Nam đã phải hy sinh bao nhiêu mồ hôi, xương máu mới giành lại được. Nhà nước Việt Nam cũng không bao giờ chịu sự áp đặt cái gọi là “chuẩn mức pháp lý quốc tế” cực đoan mà phải hy sinh lợi ích cao nhất của dân tộc, đó là độc lập dân tộc, chủ quyền và an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội, vì đó là tiền đề và điều kiện cơ bản để bảo đảm quyền con người.
Thứ tư, Nếu như HRW thật lòng vì nhân quyền cho Việt Nam, thì trước hết hãy lên án các công ty hóa chất sản xuất chất diệt cỏ có hàm lượng chất độc cao hơn mức cho phép đã được rải xuống đất nước Việt Nam, làm cho bao người dân Việt Nam vô tội bị nhiễm chất độc khủng khiếp đó - bị thứ chất độc màu da cam đó tước đi quyền được sống, được làm một con người khỏe mạnh, bình thường. Những hậu quả của chất dioxin đối với người Việt Nam đến nay vẫn còn hết sức nặng nề với khoảng 4,8 triệu nạn nhân bị ảnh hưởng và 150.000 trẻ em bị dị dạng ngay từ khi mới sinh ra. Hậu quả bi thảm này không biết sẽ kéo dài đến bao giờ và qua bao nhiêu thế hệ./.


21 thg 2, 2013

Những luận điệu hồ đồ của HRW!


Ngày 20/2/2013, HRW đã đưa ra bản báo cáo nhân quyền năm 2012 dài gần 700 trang trong đó có 8 trang về tình hình nhân quyền Việt Nam. Không hiểu HRW đã dựa vào đâu để đưa ra báo cáo đó hay là phục vụ mưu đồ chính trị đen tối nào đó?
          Trong phần báo cáo mở đầu về Việt Nam, HRW nêu rõ: “Chính phủ Việt Nam có cả một hệ thống ngăn chặn các quyền tự do ngôn luận, hội họp và lập hội một cách ôn hòa, và bắt bớ những người đặt câu hỏi với các chính sách của chính phủ đang vận hành, bắt giữ những người vạch trần quan chức tham nhũng, hoặc kêu gọi dân chủ, kêu gọi đa đảng. Công an đàn áp và đe dọa các nhà hoạt động chính trị và các thành viên trong gia đình của họ.” Một nhận định thiếu căn cứ, xuyên tạc về tình hình nhân quyền tại Việt Nam! HRW đã quá đề cao quyền tự do TUYỆT ĐỐI của mọi người mà quyên đi lẽ phải và những quy luật của xã hội. Việt Nam hay Mỹ, Anh, Nhật Bản, Nga...đều quản lý xã hội bằng pháp luật, tôn trọng các quyền tự do của công dân nhưng đồng thời cũng xử lý các hành vi vi phạm quyền công dân của người khác. Đây là vấn đề các nước trên thế giới đều ghi nhận và thực hiện theo. Đòi QUYỀN TỰ DO TUYỆT ĐỐI là đều viễn vông, phản khoa học của HRW.
Về quyền tự do lập hội và tiếp cận thông tin. HRW cho rằng: “Chính Phủ Việt Nam áp dụng mức phạt hình sự đối với những người phổ biến các tài liệu được xem là phản đối chính phủ, đe dọa an ninh quốc gia, tiết lộ bí mật nhà nước, hoặc phát triển các ý tưởng được xem là “phản động”. Xin lưu ý rằng các quốc gia trên thế giới đều quản lý xã hội bằng pháp luật, thượng tôn pháp luật. Khi một người vi phạm các quy định trong các văn bản pháp luật đều bị xử lý theo quy định. Đây là vấn đề tất nhiên của các quốc gia trên thế giới, không có gì phải bàn cãi!
                                                                   Nguyễn Nam

19 thg 2, 2013

Bàn về cái TÂM của người góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992


Hiện nay, vấn đề góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 đang thu hút được sự quan tâm sâu sắc của nhiều người dân trong cả nước. Đã có nhiều ý kiến hay, sâu sắc, chân thành góp ý, sửa đổi bản Hiến pháp 1992 ngày càng hoàn thiện hơn. Điều đó thể hiện cái tâm của những người góp ý từ người lao động, cán bộ hưu trí, đội ngũ trí thức, người Việt Nam ở nước ngoài...Dù đồng tình hay chưa đồng tình với một vài ý kiến trong bản dự thảo Hiến pháp nhưng đều cùng chung mục tiêu vì nước Việt Nam ngày càng giàu, đẹp.
Tuy nhiên, một vài trang tin điện tử không hiểu hay cố tình không hiểu để xuyên tạc mục đích cao cả của việc xây dựng Hiến pháp, lờ đi lợi ích dân tộc, lợi ích của đông đảo nhân dân Việt Nam. Có thể điểm một vài trang như quanlambao.org, blog anhbaosam, blog xuandienhannom, .....Họ nói đó là hành động yêu nước (?). Thực chất, ai cũng thấy rõ ý đồ đen tối của những người mà tự phong là nhà dân chủ này. Họ đã cố tình “bới lông tìm vết”, cố gắng tìm ra những khuyết điểm để đả kích, lên án, coi tất cả những gì mà họ không đồng tình là vi phạm dân chủ, nhân quyền. Liệu cách nhìn phiến diện như thể có thể là của người chính nhân quân tử? Hơn nữa, góp ý, phản biện không đồng nghĩa với chống đối. Phản biện là một vấn đề không mới, nhân loại đã biết đến khái niệm này từ rất sớm và thực sự phản biện là một công cụ hữu hiệu để tạo ra nền dân chủ, tạo ra sự phát triển về chính trị của nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới, một công cụ không thể thiếu để tổ chức xây dựng một xã hội dân chủ. Vì thế phản biện xã hội thực chất là một hoạt động khoa học thực tiễn do những nhà khoa học thực tiễn thực hiện, hoàn toàn không phải là phản kháng, phản đối, chống đối. Nhưng do tính chất đặc thù của nó, phản biện rất dễ bị “hiểu lầm”, cố tình “hiểu lầm” từ phía người cầm quyền, và rất dễ bị lợi dụng vào các mục đích chính trị từ phía các thế lực đối lập. Người ta buộc phải nghi ngờ, liệu có phải phản biện và phản biện xã hội của các trí thức tâm huyết đã bị một số người lợi dụng vào mục đích chống đối, vụ lợi, cơ hội, lợi dụng vào việc tạo dựng “uy tín”, dọn bước đường cho một số ai đó có tham vọng riêng? Rõ ràng đây là hành động lợi dụng góp ý, phản biện để thực hiện hoạt động chống lại lợi ích của dân tộc Việt Nam. Việt Nam cần cái TÂM của những người vì lợi ích chung của dân tộc, của đất nước chứ không thể bắt nguồn từ những lợi ích cá nhân.
Nguyễn Nam

18 thg 2, 2013

Những chiếc đèn lồng và bài học Nỏ thần!

               (Dân trí) - Lưu hành hộ chiếu và thành lập trang website có đường lưỡi bò. In bản đồ Trung Quốc có hình Hoàng Sa, Trường Sa hay dòng chữ Tam Sa trên hàng hóa… là các hành động trái phép nằm trong mưu đồ thâm hiểm của Trung Quốc. Chúng ta cần rất cảnh giác!

Những chiếc đèn lồng và bài học Nỏ thần!
  
Sau sự kiện in hình lưỡi bò trên hộ chiếu bị cộng đồng thế giới lên án và tẩy chay, phía Trung Quốc tiếp tục đưa lên hàng loạt các sản phẩm của họ những tấm bản đồ với các địa danh trái phép, xâm lấn nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
 
Gần đây nhất, trong dịp tết nguyên đán vừa qua, tại một số địa phương thuộc các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng xuất hiện nhiều chiếc đèn lồng có xuất xứ từ Trung Quốc, tuồn vào Việt Nam có chữ Tam Sa và Nam Sa (bằng tiếng Trung). Đây là hành vi trái phép bởi Tam Sa là tên một đơn vị hành chính do Trung Quốc tự ý lập nên, trong đó bao gồm cả địa phận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà họ gọi là Nam Sa.
 Tại Thị xã Chí Linh, một số người dân vô tình mua phải loại đèn lồng này treo vào dịp tết với giá từ 75.000 VND đến 150.000 VND mà không biết các chữ Trung Quốc in trên đó nói gì.
 Ngay sau khi phát hiện, Công an Thị xã Chí Linh đã cho in hai chữ Tam Sa, Nam Sa viết bằng tiếng Trung, chuyển cho các hộ dân đối chiếu để các gia đình nào thấy chữ trên đèn lồng giống với chữ mẫu sẽ tự tháo dỡ.
 Tuy nhiên, tinh thần cảnh giác của bà con nơi đây rất cao và cương quyết nên nhiều gia đình không cần đối chiếu đã ngay lập tức tháo bỏ, có nhiều người vừa treo lên đã dỡ ngay xuống.
Tại Hải Phòng, số đèn lồng có mục đích sai trái trên đã bị phát hiện, hủy bỏ. Nhiều bà con còn dùng hình ngôi sao vàng năm cánh dán đè lên các dòng chữ trái phép trên.
Trước đó, lãnh đạo một số địa phương đã khuyến cáo người dân cảnh giác trước những chiếc đèn lồng có nội dung tuyên truyền trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta.
Có thể nói, Trung Quốc đã và đang dùng mọi âm mưu, thủ đoạn hòng xâm chiếm đất đai của Tổ quốc Việt Nam. Họ không chỉ trắng trợn làm những việc rất lớn như dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của ta năm 1974, thành lập trái phép hệ thống chính quyền trên các vùng đất của ta cho đến những việc tưởng như rất nhỏ là in trên hàng hóa của họ bản đồ có hình lưỡi bò hay những dòng chữ “Tam Sa’ hay “Nam Sa”. Đây là việc làm thâm độc bởi nếu để lâu, nó dễ mặc định như một điều tất yếu.
Đặc biệt, họ ngang nhiên và vô lý khi đòi đàm phán với chúng ta về Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là mưu đồ nham hiểm của họ bởi đất của ta, sao ta lại phải “đàm phán” với họ.
Nó cũng giống như việc cha ông ta để lại một mảnh đất có ao trước, vườn sau. Một kẻ hàng xóm bỗng một hôm ngang nhiên tuyên bố rằng cái ao trước cửa là của họ. Rồi tranh giành, cãi cọ và cuối cùng họ đề nghị đàm phán. Mà đã đàm phán tức là mỗi bên phải nhượng bộ một chút. Thế là tự dưng đất đai tổ tiên ta đổ bao máu xương mới có được, giờ lại bị đàm phán để… chia chác!? Cái này, họ đang áp dụng chiến thuật “biến không thành có”.
Nói tóm lại, họ vốn nổi tiếng là mưu mô, thâm hiểm.
Nhưng dân tộc Việt Nam đã có kinh nghiệm ngàn đời nay sống chung với họ nên có thể nói trắng ra là không dễ gì lừa nổi chúng ta. Như vẫn còn đó vẹn nguyên lời của Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ: “Đánh cho biết rằng nước Nam anh hùng là có chủ”.
Bài học cảnh giác Nỏ thần luôn nhắc nhở và đồng hành cùng dân tộc từ ngàn xưa cho mãi mai sau.
Câu chuyện chiếc đèn lồng hôm nay chỉ là chương tiếp theo của bài học “Nỏ thần”.

15 thg 2, 2013

Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật


Trước những hiện tượng xảy ra phổ biến như hoang phí vung tiền lẻ tràn ngập khắp nơi, mê muội cầu tài lộc, chen lấn xô đẩy… tạo nên những hình ảnh xấu trong các mùa lễ hội. Vietnamnet có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Trần Văn Phương (Giảng viên Khoa Văn hóa – Phát triển, HV Báo chí và tuyên truyền) để làm rõ nguyên nhân và các yếu tố gây nên các hiện tượng xấu đáng báo động trong các mùa du lịch văn hóa tâm linh.
Đức Phật là một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần!
Thạc sĩ Trần Văn Phương (Giảng viên Khoa Văn hóa – Phát triển, HV Báo chí và tuyên truyền)
- Phật Giáo tại Việt Nam đang được người Việt nhận thức thế thế nào thưa ông?
- Phật Giáo không phải là tôn giáo bản địa của người Việt, đó là một tôn giáo ngoại lai có nguồn gốc từ Ấn Độ. Phật Giáo được du nhập vào Việt Nam không hoàn toàn trực tiếp mà có thêm từ một vài nước thứ ba. Vì vậy Phật Giáo tại Việt Nam đã có nhiều bị thay đổi đi một phần và không còn nguyên bản như chính nơi xuất phát của nó. Vì vậy Phật Giáo ở Việt Nam có rất nhiều dòng khác nhau. Nhưng nguy hại, trong một số bộ phận người dân, Phật Giáo đã bị nhận thức không đúng so với giá trị nguyên bản.
- Vậy Phật Giáo ở Việt Nam bị hiểu sai như thế nào?
Đó là ở sự nhật thức đúng đắn về Đức Phật. Lối tiếp nhận đơn giản kiểu quan niệm của nhiều người Việt cho rằng Đức Phật trở thành một vị thần thánh có nhiều phép thần thông. Họ cho rằng Đức Phật càng gần gũi với họ càng tốt để dễ dàng ban phát, phù hộ cho mình. Điều này dẫn đến tình trạng họ tìm đến Đức Phật để cầu xin cho mình những giá trị thực tiễn như tiền tài, may mắn, địa vị… trong cuộc sống mà quên đi rằng Đức Phật chỉ là là một nhà tư tưởng và họ mới chính là chủ thể quyết định chính cuộc sống của mình.
- Người đến cửa Phật mới chính là người quyết định cuộc sống cho mình, xin ông làm rõ ý này ?
Phật Giáo là một tư tưởng triết học lớn, do đức Thích Ca Mâu Ni là người khởi xướng. Chính vì vậy hình tượng Đức Phật là đại diện Phật Giáo chính là đại diện cho những tư tưởng triết học và giáo lý mà bản thân Phật Giáo muốn đem đến cho người dân. Đó là những khuyên răn về việc hướng thiện, về luật nhân quả tức là tự mình làm việc thiện sẽ nhận lại cho mình những điều tốt đẹp.
Chính vì vậy người đến với Phật không phải để cầu xin ban phát những điều tốt cho mình mà để tìm đến những giáo lý của Phật Giáo để phải tự xuất phát từ bản thân mình làm những việc thiện thì mới mong tự nhận lại cho mình những điều tốt đẹp. Vì vậy Đức Phật ở đây chỉ mang ý nghĩa như một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần thánh.
- Nguyên nhân do đâu khiến nhiều người Việt Nam lại có sự nhận thức sai về Phật Giáo như vậy, theo ông?
Xưa kia, vì Việt Nam là một nước nông nghiệp nên trong quá trình tồn tại và phát triển đã phải chịu sự chi phối rất nhiều của tự nhiên, trong đó có những yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Thời đó với trình độ nhận thức hạn hẹp đã cho rằng “Vạn vật hữu linh” tức là mọi sự việc xảy ra đều có sự ảnh hưởng của một vị thần nào đó. Chính vì vậy khi du nhập vào Việt Nam với sự dung dị và hòa bình, dẫn đến Phật Giáo đã giảm bớt tính hàn lâm và tự biện vốn có của nó.
Đến Chùa để cầu xin may mắn và tài lộc liệu có đúng với tinh thần Phật Giáo?
Ngày nay, do nhiều tác động của cuộc sống vật chất đặc biệt là sự kém hiểu biết một bộ phận người dân do chỉ đến với Phật Giáo theo tư cách những người không nghiên cứu hay tu hành, cộng thêm tâm lí đám đông mới dẫn sự lệch lạc như vậy về quan niệm về Phật Giáo. Chính vì hiểu sai nên dẫn đến những hành động chưa đúng thậm chí là sai lệch gay ra nhiều sự biến tướng, sai lệch trong các hoạt động văn hóa tâm linh.
Cùng thờ một đức phật, có chùa lại thiêng hơn?
-Ông giải thích sao về hiện tượng một vài ngôi chùa cứ đến mùng 1 hoặc ngày rằm ùn ùn người dân đổ về cúng lễ?
Đó cũng là sự hiểu sai về Đức Phật như một vị thánh thần đã nói ở trên. Không có chuyện Đức Phật ở chùa Hà lại thiêng hơn ở chùa Thánh Chúa trong đại học Sư phạm Hà Nội gần đó. Bản chất đều là cùng thờ một Đức Phật tư bi hỉ xả, phổ độ chúng sinh. Người đến thờ Phật để tu bản thân mình chứ không phải coi Đức Phật như một vị thánh đem đi điều không may mang đến điều tốt lành mà coi thánh nơi này thiêng hơn thánh nơi khác.
- Là một người nghiên cứu, ông còn thấy những biểu hiện sai lệch nào khác về việc thờ Đức Phật của người dân?
Có rất nhiều, ví dụ như việc dân dã hóa Đức Phật nay đã biểu hiện rất rõ. Ví dụ như việc thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo nhưng khi bắt đầu khấn nhiều người lại khấn câu đầu tiên là “Nam mô a di đà phật”. Tín ngưỡng thờ mẫu không phải là phật giáo, nhưng khi nhiều người đến phủ Tây Hồ, phủ Dầy câu đầu tiên khấn cũng lại là “Nam mô a di đà phật”.
Biểu hiện về mặt vật chất như: Chùa là thánh đường thờ Phật thì nhiều nơi lại đưa cả thờ Mẫu là một tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt  thế kỉ 16 để đưa vào trong chùa. Thậm chí ngay cả đức thánh Trần Hưng Đạo cũng được vào trong ngồi chùa thờ cùng với Phật.
Cùng là thờ Phật, có chùa lại thiêng hơn...? (Ảnh: Khôi Ngô)
Hay là chuyện đi chùa thì lại cúng mặn, đốt vàng mã, thắp hương, công đức tiền lẻ bừa bãi…  tất cả cũng đều bắt nguồn từ nhận thức sai lệch hoặc thiếu hiểu biết của người dân khi đến cửa Phật…
Để hiểu rõ hơn về các nghi thức cũng như nguồn gốc về các nghi thức khi tới cửa Phật làm sao cho đúng, xin mời độc giả xem tiếp kì sau: Người Việt đang "hối lộ thánh thần"?
Hoàng Nguyên (thực hiện)

Niềm tin


Vào những lúc đó, dẫu có chút phân tâm, tôi vẫn nghiệm ra rằng chỉ có giữ trọn niềm tin vào Đảng, hành động theo Đảng thì mới tự mình đứng vững được.
Tình cờ  trên một tờ báo quen thuộc, ở gần những trang cuối, đăng lại câu chuyện về nhà hiền triết Hasan của Hồi giáo Ai là thầy của ngài? Câu chuyện cũng xưa rồi. Khi nhà hiền triết Hasan sắp qua đời, có người hỏi ông: "Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?". Nhà hiền triết bảo "Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy, hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta...". Ba người thầy ấy, lần lượt theo lời thầy kể, là một tên trộm, một con chó,  cuối cùng là một đứa bé. Mỗi người thầy này đều cho nhà hiền triết một bài học quý.
Tôi chọn vị thầy thứ nhất "một tên trộm" để giới thiệu, bởi câu chuyện có liên quan đến "niềm tin".
Tóm tắt câu chuyện thế này: Một lần, Hasan đi lạc trong sa mạc, khi ông tìm đến một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả, chỉ một người còn thức, đang khoét vách một căn nhà trong làng. Hasan hỏi người đó xem có thể tá túc ở đâu, "Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với một tên trộm", người kia bảo. Hasan nán lại đó hẳn một tháng! Cứ mỗi đêm tên trộm bảo: "Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!". Mỗi khi anh ta trở về, Hasan  đều hỏi: "Có trộm được gì không?", và anh ta đáp: "Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ". Hasan chưa bao giờ thấy tên trộm ấy trong tình trạng tuyệt vọng, anh ta luôn hạnh phúc. Nhiều năm sau, có lúc Hasan rơi vào tình trạng tuyệt vọng, nghĩ rằng phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa của cuộc sống. Nhưng ngay sau đó, ông chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết "Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ". Thông điệp Hasan nhận được từ tên trộm, nói đúng hơn, từ cuộc sống, mà ông rút ra thành triết lý sống là không được đánh mất niềm tin và đừng bao giờ tuyệt vọng.
Từ những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám, những câu thơ của Tố Hữu, do anh tôi - anh Đặng Minh Phương - chép tay từ một chiến sĩ cách mạng tù Buôn Ma Thuột về và cho tôi đọc, đã gieo cho tôi một niềm tin mãnh liệt.
Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là  phải chịu tù đày
Là gươm kề tận cổ súng kề tai
Là thân sống chỉ  coi còn một nửa
Năm 1947, tôi được kết nạp vào  Đảng. Trong thư gửi các đảng viên mới "lớp Tháng Tám". Đồng chí Tô (Phạm Văn Đồng) dặn dò: Vào Đảng là để suốt đời phấn đấu hy sinh cho cách mạng, cho Tổ quốc. Niềm tin vào Đảng, vào cách mạng đã dẫn dắt cuộc đời tôi từ bấy đến nay. 65 tuổi Đảng rồi mà vẫn nhớ như in cái ngày tôi giơ nắm tay trái lên thề trước bàn thờ Tổ quốc: Suốt đời phấn đấu hy sinh!
Tôi đã được sống những ngày hào hùng, xen lẫn ưu tư, của các thời kỳ cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức ở  ta, chống chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa giáo  điều và sự chia rẽ trong phong trào cộng sản và công nhân thế giới, kể cả khi chế  độ xã hội chủ nghĩa bị phản bội và  sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô. Vào những lúc đó, dẫu có chút phân tâm, tôi vẫn nghiệm ra rằng chỉ có giữ trọn niềm tin vào Đảng, hành động theo Đảng thì mới tự mình đứng vững được.
Nhớ lại những ngày đối mặt với kẻ thù tại Hội nghị Pa-ri về Việt Nam. Biết là Hội nghị sẽ kéo dài nhưng ai ngờ nó lại kéo dài tới hơn bốn năm. Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được thỏa thuận từ 20-10-1972. Thế mà ngay sau đó, Mỹ lại lật lọng. Ngày 27-11-1972, sau những phiên họp mật kéo dài một tuần với Kissinger, mà chưa ngã ngũ, nhân ngày nghỉ, cố vấn Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Xuân Thủy sang thăm Đoàn miền Nam tại Verie lơ Buyxông. Báo chí Pa-ri được dịp đưa tin rằng đó là cuộc "hội kiến" giữa hai đoàn Việt Nam để thống nhất kế hoạch đấu tranh cho một Hiệp định cuối cùng. Thật ra, chỉ là chuyện trò, thông báo tình hình các cuộc họp mật. Và anh Sáu Lê Đức Thọ đã kết thúc cuộc "hội kiến" không phải bằng một kết luận chính trị hay ngoại giao mà là một câu Kiều hàm ý nhắc nhủ:
Dằn lòng chờ đợi ít lâu
Chầy ra thì cũng năm sau vội gì?
Hai tháng sau, Hiệp định chính thức  được ký kết. Phải chăng đó cũng là niềm tin?
Tết năm nay, Tết Quý Tỵ. Tôi nghĩ  năm Nhâm Thìn vừa qua là một năm sôi động. Vì cả nước gồng mình lên chống chọi với những khó khăn về kinh tế - xã hội. Vì Đảng ta dồn tâm sức cho việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, mong muốn ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống.
Những lời dặn của Bác Hồ luôn là  điểm tựa để ta đi lên: "Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ  đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân".
Tết Quý Tỵ
Theo Thời nay số xuân Quý Tỵ