19 thg 2, 2013

Bàn về cái TÂM của người góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992


Hiện nay, vấn đề góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 đang thu hút được sự quan tâm sâu sắc của nhiều người dân trong cả nước. Đã có nhiều ý kiến hay, sâu sắc, chân thành góp ý, sửa đổi bản Hiến pháp 1992 ngày càng hoàn thiện hơn. Điều đó thể hiện cái tâm của những người góp ý từ người lao động, cán bộ hưu trí, đội ngũ trí thức, người Việt Nam ở nước ngoài...Dù đồng tình hay chưa đồng tình với một vài ý kiến trong bản dự thảo Hiến pháp nhưng đều cùng chung mục tiêu vì nước Việt Nam ngày càng giàu, đẹp.
Tuy nhiên, một vài trang tin điện tử không hiểu hay cố tình không hiểu để xuyên tạc mục đích cao cả của việc xây dựng Hiến pháp, lờ đi lợi ích dân tộc, lợi ích của đông đảo nhân dân Việt Nam. Có thể điểm một vài trang như quanlambao.org, blog anhbaosam, blog xuandienhannom, .....Họ nói đó là hành động yêu nước (?). Thực chất, ai cũng thấy rõ ý đồ đen tối của những người mà tự phong là nhà dân chủ này. Họ đã cố tình “bới lông tìm vết”, cố gắng tìm ra những khuyết điểm để đả kích, lên án, coi tất cả những gì mà họ không đồng tình là vi phạm dân chủ, nhân quyền. Liệu cách nhìn phiến diện như thể có thể là của người chính nhân quân tử? Hơn nữa, góp ý, phản biện không đồng nghĩa với chống đối. Phản biện là một vấn đề không mới, nhân loại đã biết đến khái niệm này từ rất sớm và thực sự phản biện là một công cụ hữu hiệu để tạo ra nền dân chủ, tạo ra sự phát triển về chính trị của nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới, một công cụ không thể thiếu để tổ chức xây dựng một xã hội dân chủ. Vì thế phản biện xã hội thực chất là một hoạt động khoa học thực tiễn do những nhà khoa học thực tiễn thực hiện, hoàn toàn không phải là phản kháng, phản đối, chống đối. Nhưng do tính chất đặc thù của nó, phản biện rất dễ bị “hiểu lầm”, cố tình “hiểu lầm” từ phía người cầm quyền, và rất dễ bị lợi dụng vào các mục đích chính trị từ phía các thế lực đối lập. Người ta buộc phải nghi ngờ, liệu có phải phản biện và phản biện xã hội của các trí thức tâm huyết đã bị một số người lợi dụng vào mục đích chống đối, vụ lợi, cơ hội, lợi dụng vào việc tạo dựng “uy tín”, dọn bước đường cho một số ai đó có tham vọng riêng? Rõ ràng đây là hành động lợi dụng góp ý, phản biện để thực hiện hoạt động chống lại lợi ích của dân tộc Việt Nam. Việt Nam cần cái TÂM của những người vì lợi ích chung của dân tộc, của đất nước chứ không thể bắt nguồn từ những lợi ích cá nhân.
Nguyễn Nam

Không có nhận xét nào: