25 thg 2, 2013

Sự mờ ám của Ủy ban bảo vệ ký giả quốc tế


Phần 1: CPJ - một công cụ chính trị
Trong báo cáo hằng năm về tình hình tự do báo chí toàn cầu công bố ngày 14-2, Ủy ban Bảo vệ ký giả quốc tế (CPJ) cho rằng Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia cầm tù nhiều ký giả nhất trên thế giới. Đây không phải là lần đầu tiên CPJ đánh giá thiển cận, thiếu khách quan về tình hình báo chí và tự do báo chí tại Việt Nam. Phải chăng CPJ đang có ý đồ gì khi đưa ra những đánh giá mơ hồ này?
Thành lập năm 1981, Tổ chức "Ủy ban bảo vệ ký giả" (tên tiếng Anh là Committee to Protect Journalists - viết tắt là CPJ) có trụ sở ở New York, Mỹ. Ban đầu khi thành lập, CPJ đề ra tôn chỉ, mục tiêu "thúc đẩy tự do ngôn luận trên toàn thế giới thông qua hoạt động bảo vệ quyền đưa tin và nền tự do báo chí trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan v.v...". Với mục tiêu, tôn chỉ đẹp như vậy, ai cũng có quyền kỳ vọng vào sự hướng thiện của nó, nhưng gần đây dư luận liên tiếp cáo buộc CPJ đã bị lũng đoạn nhằm phục vụ mưu đồ chính trị riêng. CPJ đã nhiều lần bọ chính phủ các nước trên thế giới cáo buộc những hành vi vi phạm của nhân viên tại các quốc gia có chủ quyền. Khi Cơ quan An ninh Việt Nam bắt giữ đối tượng Khunmi Somsak trong tổ chức khủng bố "Việt Tân" nhập cảnh trái phép vào Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ khủng bố thì CPJ lập tức gán cho y chiếc mũ "nhà báo", rồi can thiệp, đòi trả tự do cho "nhà báo" Khunmi Somsak. Từ nhiều năm qua, CPJ thường đưa ra các “thông cáo”, “báo cáo”, “kháng nghị”, “tuyên bố”… dựa trên những thông tin sai lệch, thiếu khách quan, thậm chí bị bóp méo, xuyên tạc về những vấn đề liên quan đến tự do ngôn luận. Ở dạng chiêu thức này, CPJ thường gán cho những can phạm (Vi Đức Hồi, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn…) là những “nhà báo” cho đúng kịch bản bảo vệ (!). Mặc dù trên thực tế, những người này chẳng có ai là “nhà báo” – họ đều là công dân Việt Nam vi phạm pháp luật – bản thân có người làm nghề tự do, là luật sư, bác sĩ hoặc vô nghề. Những hành động trơ trẽn, bất chất thực tế của CPJ đã bóc mẽ bản chất của tổ chức này. Đó là luôn coi chiêu bài “bảo vệ tự do ngôn luận” để chọc ngoáy, gây áp lực, can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.
Nguyễn Nam

Không có nhận xét nào: