26 thg 2, 2013

Sự mờ ám của Ủy ban bảo vệ ký giả quốc tế (tiếp)


Phần II: Những thông tin xuyên tạc, thiếu khách quan
CPJ đã “đánh lận con đen”, đồng nhất giữa blogger và các nhà báo chân chính. Theo quan điểm của CPJ, hễ ai cầm bút viết là nhà báo, là blogger! CPJ đã quên rằng bất kỳ nước nào trên thế giới, được coi là nhà báo phải có những tiêu chí nhất định, nhà báo hành nghề được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp thẻ hành nghề, còn blogger viết ý kiến cá nhân, họ không phải là nhà báo; trở thành nhà báo là sự nỗ lực không ngừng của những người cầm bút chứ không phải là những kẻ rỗi hơi, thiếu thông tin viết lung tung trên mạng được CPJ bảo vệ. Rõ ràng là CPJ đã vu khống trắng trợn tình hình báo chí ở Việt Nam.
Hiện nay ở Việt Nam, có hơn 19 nghìn hội viên Hội Nhà báo, trong đó có gần 17 nghìn nhà báo đã được cấp thẻ hành nghề đang làm việc tại hàng trăm cơ quan báo chí (với rất nhiều loại hình khác nhau) từ trung ương tới địa phương. Ðó là những nhà báo được đào tạo cơ bản, được xã hội công nhận, hoạt động dựa trên các quy định của Luật Báo chí, có hội nghề nghiệp riêng và được pháp luật bảo vệ khi hành nghề. Vì thế khi tác nghiệp, họ không gặp “nguy hiểm” từ xã hội như đánh giá tùy tiện của CPJ, nên không thể đánh đồng số đông các nhà báo với một số cá nhân có hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” trên internet. Bằng việc lảng tránh vấn đề trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của nhà báo, cố tình gắn cho một số blogger – người viết blog, danh hiệu là “nhà báo tự do”, “cây bút tự do”, CPJ tưởng rằng sẽ tạo ra sự mập mờ trong dư luận để vu cáo Việt Nam; nhưng rốt cuộc, hành vi này lại làm lộ rõ bản chất thực sự của CPJ là gì. Họ không cần phân biệt ai là nhà báo, ai không phải là nhà báo. Họ chỉ cần số liệu và một vài tên tuổi, lấy cớ để vu khống mà thôi. Vậy thử hỏi họ đang bảo vệ ai, chẳng lẽ họ không có tự trọng để thi thoảng lại xưng xưng bảo vệ những người vi phạm luật pháp?
Việt Nam đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi hoạt động của xã hội được quản lý và điều chỉnh theo luật pháp. Nhà nước Việt Nam là nhà nước của nhân dân, không phải của riêng cá nhân nào mà lại nói “thích” hay “không thích”. Nếu cứ hành xử một cách tùy tiện, thì còn gì là luật pháp nữa. ở Việt Nam, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, nếu vi phạm pháp luật đều bị xử phạt theo quy định của luật pháp; pháp luật phải được thượng tôn, không ai đứng ngoài pháp luật, đứng trên pháp luật. Trên thực tế, ở Việt Nam không có phóng viên hay nhà báo nào bị bỏ tù mà chỉ có người vi phạm pháp luật bị xử phạt theo quy định của luật pháp. Một số blogger bị phạt tù vì họ vi phạm pháp luật Việt Nam. Khi tòa án xét xử, họ đều có luật sư bào chữa nhưng với những chứng cứ phạm tội rõ ràng, họ phải cúi đầu nhận tội. Luật sư bào chữa của họ cũng phải thừa nhận phiên tòa xét xử đúng người đúng tội. Việt Nam không thể bỏ tù bất kỳ ai một cách vô cớ và không bỏ tù ai chỉ vì họ “nói lên những gì nhà nước không thích”, như CPJ nhận xét.


Không có nhận xét nào: