25 thg 2, 2013

Báo cáo nhân quyền Việt Nam của HRW – một sự vu khống trắng trợn


Ngày 20 tháng 2 năm 2013 HRW công bố bản cáo nhân quyền thế giới hằng năm, đánh giá tình hình nhân quyền của trên 90 quốc gia lần thứ 23, bản báo cáo dài 680 trang, trong đó đáng chú ý đoạn nói về tình  hình nhân quyền Việt Nam gồm 7 trang. Có thể khẳng định toàn bộ nội dung trong bản báo cáo này đã vu khống một cách trắng trợn thực tế tình hình nhân quyền tại Việt Nam, khi nhận định rằng Chính phủ Việt Nam đàn áp có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội, nhóm họp; quyền tự do tôn giáo.
Nội dung mà bản báo cáo này phản ánh thiếu khách quan, vu khống một cách trắng trợn về tình hình nhân quyền của Việt Nam thể hiện sự yếu kém về chuyên môn chuyên sâu, phương pháp nghiên cứu, thẩm định thông tin của những nhân viên của HRW như một số nước, tổ chức quốc tế đã lên án. Họ thực sự chẳng hiểu gì về nhân quyền, và luật pháp quốc tế về vấn đề nhân quyền.
Xin thưa HRW rằng, ở đâu cũng vậy không bao giời có “quyền và tự do tuyệt đối”. Ngay trong bản tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của liên hợp quốc tại Khoản 2 Điều 29 cũng chỉ rõ “Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi xã hội chung trong một xã hội dân chủ.”  Điều đó có nghĩa là, khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình phải nằm trong giới hạn nhất định đảm bảo không làm ảnh hưởng hoặc xâm phạm đến quyền và tự do của người khác, cũng như lợi ích chung của xã hội. Và ở mỗi nước để đảm bảo mọi người đều được hưởng thụ các quyền và tự do của mình không bị người khác xâm phạm, Nhà nước đề ra các văn bản quy phạm pháp luật quy định những việc mọi người được và không được làm, buộc mọi người trong xã hội mỗi nước phải sống trên cơ sở pháp luật, tuân thủ pháp luật của nước đó; đồng thời có chế tài để xử lý những người có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật. Ở nước nào trên thế giới cũng như vậy.
Về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, nói như HRW, chắc họ hiểu tự do ngôn luận nghĩa là mọi người được nói lên mọi suy nghĩ của mình, điều đó thật là thiếu hiểu biết, không muốn nói đó là sự ngu rốt, bởi giả sử một người thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình theo kiểu anh thích nói gì thì nói, mà những lời nói của người đó lại có nội dung xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích cá nhân và tập thể; điều này là không thể chấp nhận được trên cả phương diện thực tế và luật pháp. Do đó, không bao giờ có tự do tuyệt đối, mọi quyền và tự do của một người phải trong khuôn khổ cho phép được pháp luật của mỗi quốc gia quy định để đảm bảo cho quyền và tự do của người khác cũng được thực hiện.
Và theo lô gic tất yếu đó, Việt Nam quy định nghiêm cấm mọi người tuyên truyền phổ biến các tài liệu chống Đảng, Nhà nước, đe dọa an ninh quốc gia, tiết lộ bí mật nhà nước, cũng như thực hiện các biện pháp ngăn chặn truy cập đến các trang web đăng tải bài viết chống Đảng, Nhà nước, là việc làm bình thường, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm, gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội. Không chỉ Việt Nam mà Mỹ hay bất cứ nước nào trên thế giới cũng đều  có những quy định như vậy, liệu chính phủ Mỹ có để yên cho những người tuyên truyền biểu tình bạo loạn, đòi lật đổ chính phủ tư sản Mỹ?...
Chúng ta nhớ lại phong trào “chiếm lấy phố Wall” ở Mỹ, những người tuần hành biểu tình nhằm lên án những ông chủ tài chính giàu kếch xù ở Mỹ – được coi là thủ phạm gây ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và nạn thấy nghiệp trầm trọng, yêu cầu các phải có biện pháp hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho những người lao động thất nghiệp. Nhưng chính phủ Mỹ đã sử dụng cảnh sát với công cụ hỗ trợ để đàn áp, bắt bớ những người tham gia biểu tình; đáng chú ý hành động đó để bảo vệ cho những ông chủ tài chính – ngân hàng, lực lượng chiếm số ít trong xã hội, vậy đó có phải là một sự tôn trọng nhân quyền và phải chăng nhân quyền ở Mỹ là nhân quyền cho thiểu số; đáng chú ý là sao không thấy HRW đánh giá về những vấn đề nhân quyền Mỹ, ở ngay đất nước mà họ đặt trụ sở của tổ chức? chỉ cần nhìn vào một chi tiết nhỏ đó có thể thấy bản báo cáo của HRW có khách quan hay không?
Về quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam, HRW cho rằng “Chính quyền hạn chế tự do tôn giáo bằng các quy định pháp luật, quy định đăng ký hoạt động…”. Như đã phân tích ở trên thì mỗi cá nhân, tổ chức ở nước nào cũng phải hoạt động trong khuôn khổ luật pháp của nước đó; hoạt động tín ngưỡng tôn giáo cũng vậy. Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo, để đảm bảo hài hòa lợi ích trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, tránh không để xảy ra xung đột tôn giáo, tín ngưỡng, ngăn chặn hoạt động lợi dụng quyền tự do tôn giáo thực hiện các hoạt động ảnh hưởng đến lợi ích chung của toàn xã hội thì tất yếu Nhà nước phải thực hiện quản lý các hoạt động tôn giáo bằng các quy định của pháp luật, đó là điều tất yếu không chỉ ở Việt Nam, mà ở mọi quốc gia. HRW có biết rằng nếu không có quy định của pháp luật trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, thì giả sử một nhóm tín đồ Tin Lành tập hợp đến Chùa để nhóm họp thực hiện lễ nghi thì những người theo đạo phật có chấp nhận được không?, tất yếu sẽ dẫn đến xung đột tôn giáo.
Chúng ta cùng liên tưởng đến hành động bắt, tù đày, tiêu diệt mà Mỹ và một số nước áp dụng với những phần tử khủng bố theo đạo Hồi mà được gọi với cái tên “phần tử khủng bố Hồi giáo cực đoan”, đó có phải là một sự vi phạm nhân quyền của Mỹ với các tín đồ Hồi giáo này? Mọi người đều khẳng định là không. Vậy thì, việc Nhà nước Việt Nam có biện pháp xử lý với những đối tượng có hoạt động chống đảng, Nhà nước, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam, mà những đối tượng này có cái mác là tín đồ tôn giáo lại được HRW cho rằng đó là hành động vi phạm quyền tự do tôn giáo! Đó liệu là sự ngu rốt hay sự vu khống có chủ đích của HRW đối với Việt Nam.
Mới phân tích vài điểm ở trên cũng thấy bản chất của bản đánh giá về nhân quyền thế giới nói chung và tình hình nhân quyền tại Việt Nam nói tiêng của HRW.
Thực sự, tôi càng đọc nội dung bản báo cáo về tìn hình nhân quyền ở Việt Nam của HRW càng cảm thấy bức xúc, bức xúc không chỉ vì sự thiếu khách quan về nội dung, mà còn bức xúc hơn nữa về sự yếu kém về trình độ, chuyên môn của đội ngũ ban lãnh đạo, nhân viên của một tổ chức này. Thế mà họ dám đi đánh giá về nhân quyền của các nước, nên chăng các nước nên đệ đơn kiện tổ chức này tội vu khống, hay thiết nghĩ chúng ta không thèm để ý đến bản báo cáo bố láo và ngu rốt của tổ chức này thì hơn?
DTC - YN

Không có nhận xét nào: