18 thg 4, 2013

Đằng sau hành động Trung Quốc đề nghị COC


Việc Trung Quốc đột nhiên đưa ra đề nghị đàm phán COC với ASEAN sau thời gian gây hấn vừa qua cũng làm cho các quốc gia liên quan thực sự cảm thấy không thể hiểu nổi.
Ngày 11/4, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa tuyên bố trong Hội nghị bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN tại Brunei rằng Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ ngồi lại với nhau nhằm bàn thảo về việc xây dựng nên Bộ Quy tắc ứng xử về biển Đông (COC). Điều đặc biệt trong tuyên bố này đó chính là cuộc gặp được đề xuất bởi chính Trung Quốc, nước trong thời gian gần đây tăng cường thực hiện các hành vi gây hấn tại các khu vực tranh chấp ở biển Đông.
Sự chủ động đề xuất tiến hành đàm phán COC của Bắc Kinh đã gây một chút ngạc nhiên  cho nhiều người vì thời gian gần đây Trung Quốc vẫn liên tục thực thi các hành động xác quyết chủ quyền tại biển Đông. Đó chủ yếu là các hành động đơn phương dựa trên sức mạnh, phủ nhậnlợi ích và quyền lợi của các nước khác ở khu vực tranh chấp. Những tưởng Bắc Kinh sẽ tiếp tục cứng rắn trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, thì họ lại đề xuất cho việc bàn thảo về COC, cơ chế mà Trung Quốc luôn nhiều lần trì hoãn đàm phán.
COC về nguyên tắc sẽ là một thiết chế có tính ràng buộc cao hơn nhiều so với Tuyên bố các bên về ứng xử trên biển Đông (DOC), cụ thể hơn thì COC sẽ trở thành một bộ quy tắc ứng xử với mục đích quản lý tranh chấp, không để cho tranh chấp diễn tiến thành những xung đột không đáng có. Sự chủ động của Trung Quốc trong trường hợp này có thể sẽ tạo ra nhiều sự lúng túng, nhưng chắc chắn sẽ nhận được sự hoan nghênh lớn từ các nước ASEAN. Cho đến nay, việc COC bị trì hoãn đã khiến cho tình hình ở biển Đông trở nên bất định và khó có thể dự đoán. Trung Quốc vẫn đang làm những gì mà họ cho là đúng, trong khi các nước khác như Việt Nam hay Philippines vẫn phải vất vả để bảo vệ chủ quyền của chính mình. COC được ký kết sẽ mang lại không ít lợi ích lâu dài, và lợi ích gần nhất chính là giảm căng thẳng tại biển Đông, góp phần biến khu vực quan trọng này thành một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.
Nhưng việc Trung Quốc đột nhiên đưa ra đề nghị đàm phán COC với ASEAN sau thời gian gây hấn vừa qua cũng làm cho các quốc gia liên quan thực sự cảm thấy không thể hiểu nổi. Tuy nhiên, có một số dự đoán có thể đưa ra cho tình hình này.
Thứ nhất, dường như sau thời gian gây hấn với các phép thử và bị phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc tế, Trung Quốc đã nhận ra rằng họ không thể tiếp tục duy trì chính sách "diều hâu" nếu vẫn muốn tiếp tục phát triển mà không gặp phải sức ép hay sự chỉ trích.
Trung Quốc hiện đang bị phương Tây chỉ trích và gây sức ép về chính sách tiền tệ của mình với việc giữ giá nhân dân tệ thấp, trong khi đó, chính sách biển Đông của Trung Quốc thời gian qua lại càng làm hình ảnh của nước này xấu đi trong mắt các nước láng giềng và các quốc gia khác.
Vừa xấu đi trong quan hệ kinh tế với các đối tác, lại vừa xấu đi trong quan hệ chính trị với các nước láng giềng chắc chắn không phải là một biểu hiện khả quan cho sự "trỗi dậy hòa bình", và tuyên bố "chung sống hòa bình" càng lộ rõ là một sự dối trá. Vì vậy, việc đưa ra đề nghị đàm phán COC có thể là một sự chuyển biến tích cực(!), thể hiện mong muốn hòa giải của Trung Quốc, là biểu hiện của sự tự giới hạn sức mạnh và sẵn sàng tham gia thể chế, từ đó giảm sự đe dọa cho các nước láng giềng và cải thiện hình ảnh của Trung Quốc(?).
Thứ hai, có thể Trung Quốc lo ngại về vụ kiện của Philippines đối với nước này tại Tòa án quốc tế khi Philippines đang tỏ ra khá tự tin. Nếu Philippines thành công trong vụ kiện, Trung Quốc sẽ phải chịu những phán quyết pháp lý bắt buộc, thậm chí là phải từ bỏ tham vọng "đường lưỡi bò". Nhưng nguy hiểm hơn là vụ kiện này sẽ tạo ra các tiền lệ pháp lý để các quốc gia có tranh chấp biển với Trung Quốc tận dụng và tiếp tục kiện Trung Quốc.
Với cơ sở pháp lý yếu kém chủ yếu dựa vào sự xuyên tạc thì khả năng Trung Quốc có thể bảo vệ mình trước các vụ kiện là không cao, lúc đó các lợi ích trên biển của Trung Quốc cũng sẽ không còn. So sánh với viễn cảnh đó thì một COC, nếu có ràng buộc, cũng là một lựa chọn thông minh hơn vì nó vẫn đảm bảo được những lợi ích lâu dài của Trung Quốc. Hơn nữa, trong quá trình xây dựng COC, Trung Quốc cũng có thể hi vọng Philippines sẽ rút lại vụ kiện của mình.
Thứ ba, trước sức ép của cộng đồng quốc tế và vụ kiện Philippines, Trung Quốc thấy rằng họ không hề muốn bị động hoặc bị thúc ép, do đó, để tránh các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ đưa họ vào luật chơi mà họ không mong muốn, thì Trung Quốc sẽ chủ động thiết lập luật chơi của mình. Trong nhiệm kì trước, chính quyền tổng thống Obama đã thể hiện quan điểm sẽ nỗ lực thông qua UNCLOS, vì vậy trong nhiệm kì này, việc thông qua UNCLOS rất có thể xảy ra nếu Trung Quốc tiếp tục hành động bất chấp luật pháp quốc tế.
Với tư tưởng là người lãnh đạo và bảo vệ trật tự thế giới, Mỹ sẽ dựa vào luật pháp quốc tế để tạo tính chính danh, can thiệp vào vấn đề biển Đông và thúc đẩy xây dựng một COC mang tính ràng buộc pháp lý lớn hơn với Trung Quốc. Khi đó, Trung Quốc sẽ đồng thời bị kiềm chế bởi cả sức mạnh quân sự Mỹ, lẫn những ràng buộc pháp lý do Mỹ tạo ra.
Trong khi đó, việc cùng hoạch định về xây dựng COC một cách chủ động sẽ giúp Trung Quốc đưa ra những quy định có lợi cho họ, từ đó đảm bảo lợi ích lâu dài của Trung Quốc ở biển Đông, đồng thời giúp loại bỏ cái cớ để Mỹ có thể tham gia vào khu vực.
Thứ tư, từ bài học của quá trình đàm phán COC với Trung Quốc giai đoạn 1999 - 2002 đã cho thấy rằng, trước sức ép ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế và sự khẳng định sẽ hỗ trợ xây dựng COC từ phía Mỹ, rất có thể Trung Quốc đề nghị đàm phán COC để đánh lạc hướng dư luận thế giới mà không hề có thiện chí hợp tác xây dụng COC.
Trong quá khứ, Trung Quốc đồng ý đàm phán COC với ASEAN cũng chỉ vì nhận thấy sức ép từ dư luận quốc tế và nguy cơ chiến tranh tăng cao trong khu vực. Nhưng quá trình đàm phán đã thất bại do bất đồng giữa các bên và thay vì COC, hội nghị chỉ dừng lại ở một DOC lỏng lẻo, không có giá trị pháp lý.
Do đó, trong sự việc lần này, có thể lo ngại rằng Trung Quốc chỉ đưa ra đề nghị để loại bỏ sức ép từ cộng đồng quốc tế, cũng như sự can thiệp của Mỹ trong quá trình xây dựng COC. Từ đó, Trung Quốc có thể gây sức ép lên các nước ASEAN trong quá trình đàm phán, và rất có thể, COC lần này sẽ lại đi vào viết xe đổ của COC giai đoạn 1999 - 2002 nếu các nước ASEAN không có sự chuẩn bị kĩ càng và các hỗ trợ cần thiết.
Một COC phù hợp, cần phải hội đủ nhiều yếu tố căn bản mà quan trọng nhất chính là tính ràng buộc mà tất cả các nước liên quan tới tranh chấp, đặc biệt là Trung Quốc, phải ủng hộ và tuân theo. Cơ chế như vậy cần thiết được thiết lập dựa trên tính chất hợp tác và đa phương giữa các bên với nhau. Động thái chủ động đưa COC ra thảo luận của Bắc Kinh, như đã phân tích ở trên, sẽ không có tác động gì lớn tới chủ quyền thực địa và thực trạng hiện tại ở biển Đông. Hành động này chỉ như một cách để Trung Quốc xoa dịu tình hình hiện tại, giảm căng thẳng để đối phó với những chuyện cấp bách hơn (Triều Tiên) vì xét cho cùng, COC vẫn chỉ là một cơ chế quản lý chứ không phải là giải quyết tranh chấp.
Tác giả: VŨ THÀNH CÔNG-NGUYỄN THẾ PHƯƠNG

38 nhận xét:

Zo nói...

Trung Quốc đột nhiên muốn đàm phán với ASEAN để xây dựng COC không phải vì Trung Quốc thực lòng mà là Trung Quốc chỉ muốn giảm nhẹ căng thẳng với Philippin khi mà Philippin vừa kiện ra tòa án quốc tế, vừa tập trận chung với Mỹ. Đây là chiêu bài ru ngủ, làm đối phương mất cảnh giác của Trung Quốc

Unknown nói...

COC vẫn chỉ là một cơ chế quản lý chứ không phải là giải quyết tranh chấp. Mà chúng ta đã ở gần trung quốc quá lâu để hiểu người "anh em tốt" này như thế nào. Nói về COC dù có được đem ra bàn thảo hay không thì mục đích độc chiếm biển đông nó đã ăn sâu gọi là thâm căn cố đế đối với trung quốc rồi. Nhưng dù gì đi chăng nữa có một cơ chế rang buộc giữa trung quốc và ASEAN trong vấn đề biển đông còn hơn là không có gì. Có điều các nguyên tắc, các điều khoản phải tính toán một cách kỹ càng đừng để đến lúc "bút sa, gà chết" có muốn rút chân ra thì cũng là quá muộn màng.

Unknown nói...

Đây là một dạng vừa ăn cắp vừa la làng của Trung Quốc. Chúng vừa đi gây hấn, xâm phạm chủ quyền biển đảo của nước khác, giờ đây lại muốn ngồi thảo luận về COC à ? Không biết xấu hổ!

Unknown nói...

Dù sao đi chăng nữa thì ta với Trung Quốc không thể là anh em tốt được. Trung Quốc luôn dòm ngó và muốn thôn tính đất nước ta từ hàng ngàn năm nay nhưng vẫn chưa được nên chúng hậm hực và thích gây hấn với nước ta

Unknown nói...

bọn tàu khựa nham hiểm lắm, không biết được là trong bụng hắn nghĩ gì đâu. Xem phim tàu mãi thì phải biết chứ, một cái COC chỉ làm xoa dịu đi tình hình Biển Đông thôi, cần phải cảnh giác và đề phòng với chúng, không biết nó quay lại cằn mình lúc nào đâu

Quế Hương nói...

Thật ra phải nói thẳng một điều trung quốc nó tính toán cả rồi thôi, việc đề nghị COC cũng là một điều tốt, chúng ta cần phải tranh thủ mọi cơ hội để có thể giữ vững hòa bình, ổn định cho đất nước, giữ vững chủ quyền quốc gia, Nhưng không vì thế mà chúng ta mất cảnh giác, khinh thưởng trung quốc, chúng ta đã phải trả giá nhiều trước bọn khựa nảy rồi.

Dương Trần nói...

đây có phải chăng là hành động vừa đấm vừa xoa của Trung Quốc? Vừa thấy vấn đề biển Đông được đưa ra hội nghị quốc tế, và Mỹ bắt đầu có những phản ứng mạnh đầu tiên thì Trung Quốc lại giở ngay bài đàm phán. chó không chịu được.

Dragon Huu Long nói...

Thế giới thật quá phức tạp, con người với nhau nhưng cứ đố kỵ, tranh chấp làm tổn thương lần nhau. Quyền lực là cái gì mà khiến cho tất thảy dẫm đạp lên nhau? Một bên Tàu thì ngang ngược bành trướng muốn làm bá chủ TG, một bên là Mỹ muốn vươn cánh tay bạch tuộc ra khắp TG. Tất cả chỉ vì lợi ích hẹp hòi ích kỉ của họ.

Me Too! nói...

trung quốc cần tôn trọng chủ qwuyeenf biển đảo của việt nam, tôn trọng công ước luật biển quốc tế,COC vẫn chỉ là một cơ chế quản lý chứ không phải là giải quyết tranh chấp. Mà chúng ta đã ở gần trung quốc quá lâu để hiểu người "anh em tốt" này như thế nào. Nói về COC dù có được đem ra bàn thảo hay không thì mục đích độc chiếm biển đông nó đã ăn sâu gọi là thâm căn cố đế đối với trung quốc

Me Too! nói...

trung quốc cần tôn trọng chủ qwuyeenf biển đảo của việt nam, tôn trọng công ước luật biển quốc tế,COC vẫn chỉ là một cơ chế quản lý chứ không phải là giải quyết tranh chấp. Mà chúng ta đã ở gần trung quốc quá lâu để hiểu người "anh em tốt" này như thế nào. Nói về COC dù có được đem ra bàn thảo hay không thì mục đích độc chiếm biển đông nó đã ăn sâu gọi là thâm căn cố đế đối với trung quốc

Unknown nói...

Trung Quốc muốn đàm phán với ASEAN để xây dựng COC chắc chắn không phải vì Trung Quốc thực lòng vì nếu thực lòng thi trung quốc đã không tăng cường các tàu hải giám tuần tra xua đuổi tàu cá của ngư dan mà là Trung Quốc chỉ muốn giảm nhẹ căng thẳng với Philippin khi mà Philippin vừa kiện ra tòa án quốc tế và tránh để cùng lúc đối đầu với nhiều nước khi mà căng thăng với nhật bản đang nên cao . rồi nguy cơ chiến tranh triều tiên -hàn Quốc

Unknown nói...

Đằng sau sự bắt tay của những kẻ mạnh là những âm mưu không thể lường trước được, nhất là khi kẻ đó lại là TRung Quốc, người Trung Quốc xưa nay nổi tiếng vì lắm mưu nhiều kế mà. Dù gì thì các nước ASEAN cũng cần đề phòng là hơn.

abcd nói...

COC vẫn không có gì là chắc chắn cả , việc trung quốc muốn đàm phán với Asean trong thời gian tới sẽ ẩn chứa nhiều điều mà có thể sẽ là một bước lùi của trung quốc , để có thể củng cố thêm những hành động khác của họ , việc này cần phải xem xét kĩ và đưa ra các tình huống giả định để có thể đối phó một cách tốt nhất , trung quốc nham hiểm và nhiều mưu mẹo , nhất họ lại là một nước mạnh , vì thế chúng ta cần chuẩn bị những ý kiến tốt nhất để có thể đưa ra tranh luận về vấn đề này.

den trang nói...

COC là bộ quy tắc ứng xử mà trung quốc đã vi phạm quy định trong thời gian vừa qua , việc trung quốc muốn đàm phán để xây dựng lại là một sự kiện khiến chúng ta đặc biệt quan tâm , không hẳn tự nhiên mà trung quốc lại quay ngoắt lại đi gây dựng lại những gì đã vi phạm , đọc bài viết tôi thấy có nhiều ý đúng , việc trung quốc lo ngại một mối nguy cơ đe dọa là có thật , vì thế chúng ta cần phải có những hành động theo dõi sát sao vấn đề này để có thể đối phó và đưa ra ý kiến phù hợp nhất trong buổi đàm phán này .

Unknown nói...

Trung quốc đề nghị đàn phán coc vì sau thời gian gây hấn với các phép thử và bị phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc tế, Trung Quốc đã nhận ra rằng họ không thể tiếp tục duy trì chính sách "diều hâu" nếu vẫn muốn tiếp tục phát triển mà không gặp phải sức ép hay sự chỉ trích đây chỉ là bước lùi để có thể có được bước tiến lớn thôi các nước ASEAN vẫn nên cần đề phòng trung quốc trơ mặt

Huỳnh Đức nói...

Rồi cũng đến lúc Trung Quốc phải tôn trong lịch sử, tôn trọng công ước quốc tế, tôn trọng nước láng giềng chứ. Cứ chỗ nào có biển đảo gần TQ thì y như rằng bị TQ tranh chấp. Sự lỳ lơm và tham lam của nó cũng có giới hạn chứ, chắc là thấy xấu hộ nên mới đòi đàm phán COC.

Banh Gio Choi Boi nói...

Lại thêm một chiêu trò nữa của Trung Quốc để xoa dịu dư luận. Chúng ta không còn lạ gì với những chiêu trò này của Trung Quốc. Cần có những biện pháp mạnh hơn để Trung Quốc chấm dứt những hành vi vi phạm chủ quyền biển Đông cũng như những điều luật mà COC đã quy định.

Quế Hương nói...

Dù động cơ của việc đề nghị COC của trung quốc là gì đi chăng nữa chúng ta cũng nên tận dụng cơ hội, bởi lẽ cơ hội không phải lúc nào cũng đến. Có điều là trung quốc nổi tiếng với những nước cờ thâm độc vì thế việt nam phải cảnh giác.

Under the Hood ktv nói...

Dù động thái của Trung Quốc có như thế nào thì Việt Nam cũng nên có những phương án, chính sách chủ động của mình để có thể kêu gọi sự đồng tình ủng hộ từ các quốc gia yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Trong mọi tình hình thì việc nắm thế chủ động là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng

Unknown nói...

trung quốc thực chất chỉ muốn đánh lạc hướng dư luận quốc tế mà thôi, để thế giới nghĩ rằng trung quốc thực sự thiện chí, nhưng thực chất đằng sau đấy trung quốc vẫn ngấm ngầm đi những bước đi nhan hiểm để thực hiện "giấc mộng" trung hoa, xâm lấn lãnh thổ chủ quyền nước khác! kẻ bẩn tính ngụy biện!

Unknown nói...

Mẹ khiếp cái thằng Trung Quốc, làm nhiều chuyện xấu quá giờ đây hỉnh ảnh của nó trên thế giới chẳng hề tốt đẹp gì, vì thế chuyện hợp tác kinh tế và quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới sẽ có nhiều vấn đề. Nó đề nghị tham gia COC là hy vọng có thể một phần nào gỡ bỏ hình ảnh xấu của chúng với bạn bè thế giới đấy mà.

Unknown nói...

Động thái đi ngược lại hoàn toàn với những gi trung quốc thể hiện thời gian qua. đó là việc bành trướng, đe dọa vũ trang tại vấn đề biển đông. Nhưng bây giờ, chính trung quốc lại đề nghị khởi động đàm phán COC. Một động thái hết sức đáng lưu ý và cần những suy nghĩ của các quốc gia có liên quan. Nói cho cùng, COC chỉ là một cơ chế quản lý, nhưng đó sẽ là mấu chốt để giải quyết các tranh chấp từ việc giải quyết các lợi ích phù hợp của các bên. Phải chăng đó là sự hợp tác cùng phát triển của trung quốc, hay chỉ là một chiêu bài nhằm xoa dịu dư luận, tránh đối đầu trực tiếp với mỹ? Đó là vấn đề chúng ta cần lưu ý. Bất cứ một hành động, động thái nào của trung quốc thì chú ta nên thận trọng và có những chính sách ngoai giao, đối ngoại thật hợp lý.

Unknown nói...

"Trung Quốc hiện đang bị phương Tây chỉ trích và gây sức ép về chính sách tiền tệ của mình với việc giữ giá nhân dân tệ thấp, trong khi đó, chính sách biển Đông của Trung Quốc thời gian qua lại càng làm hình ảnh của nước này xấu đi trong mắt các nước láng giềng và các quốc gia khác". phải chăng đây chính là lý do mà trung quốc chủ động kêu gọi tổ chức đàm phán COC? là hành động cứu vãn khi mà uy tín của trung quốc trên trường quốc tế đang ngày càng giảm sút? là một hành động nhằm xoa dịu dư luận? nhưng nói cho cùng, chúng ta cũng nên cẩn thận và đề phòng trước những động thái của trung quốc, nhất là trong thời điểm hiện tại.

I F B nói...

Chuẩn rồi , Trung quốc có những hành động khác thường như thế này cũng phải đặt ra một mối nghi ngờ lớn với họ chứ , việc thay đổi ngoắt với việc đề nghị các bên ngồi vào bàn đàm phán COC khiến cho các hành động của trung quốc khó lường hơn và chúng ta cần phải có những hành động đối phó kịp thời và cần tỉnh táo trong mọi hành động cũng như bước đi của mình để có hiệu quả tốt nhất.

A C I nói...

Trung quốc cần có những bước đi có lợi nhất cho mình vì thế mà chúng không từ bỏ một ý định nào để có thể đạt được mục đích cao nhất của mình là sở hữu được quần đảo hoàng sa và trường sa và những đảo lân cận đó , với nước ta trên phương diện ngoại giao là chính , đây cũng là một cơ hội tốt để chúng ta tận dụng được việc này để có thể ngăn chặn được những bước leo thang của trung quốc và cũng cần phải cảnh giác cao độ với những ý đồ của họ.

00 7 nói...

Nói về tranh chấp biển đông thì trung quốc chúng không từ bỏ một ý định nào để có thể thực hiện được ý đồ của mình , chúng ta cần phải tỉnh táo trong vấn đề này , nhất là trung quốc đang tiến hành đàm phán với ASEAN để xây dựng một COC theo ý của chúng , vì thế chúng ta cần có giải pháp và vận dụng vào sự ủng hộc của các nước trong khu vực để có thể lmaf lợi cho chúng ta một cách tốt nhất.

bo gia nói...

Đằng sau hành động Trung Quốc đề nghị COC thì đây vừa là cơ hội tốt vừa là một sự quan ngại nghi ngờ của Việt Nam ta với trung quốc , việc trung quốc tiến hành việc này để làm dịu đi tình hình căng thẳng với những hành động của mình thời gian qua thì chúng ta cần có những biện pháp đối phó với chúng để có thể làm tốt nhất tình hình trên biển đông với những biện pháp ngoại giao mềm dẻo.

Under the Hood ktv nói...

COC là bộ quy tắc ứng xử với mục đích bảo đảm không xảy ra tranh chấp trên biển, thế nhwung Trung Quốc lại muốn biến COC thành những ràng buộc do TQ tự xây dựng nên để chiếm hữu Biển Đông của chúng ta.

Đoàn Việt nói...

Dù sao chăng nữa, chúng ta vẫn phải hết sức cẩn thận, đề phòng với mọi âm mưu, hành vi của "người láng giếng" TH này. Có thể đây là hành động nhằm xoa dịu căng thẳng với các nước nhằm ru ngủ các nước mà TH đang tranh chấp thôi. Cần phải hết sức cẩn thận

laptop cu nói...

Trung Quốc thật là qá đáng..đất lớn như vậy mà chưa chịu..còn đòi chiếm nữa là sao tar

nguoihanoi197655 nói...

Không hiểu Trung Quốc đang toan tính điều gì khi mà họ đã thay đổi hẳn chiến lược của mình . Với cách suy tính như vậy đòi hỏi các nước Asean phải có sự chuẩn bị thật kĩ, cẩn thận với những âm mưu thâm độc của Trung Quốc.

nghingo27 nói...

Trung Quốc chấp nhận ký COC là một cơ hội cho các nước ASEAN đảm bảo an ninh trên biển, vấn đề nóng bấy lâu cần phải giải quyết. Các nước ASEAN phải tập trung nghiên cứu đề ra Bộ nguyên tắc COC thật hoàn thiện sao cho giải quyết được hầu hết những tranh chấp trên biển hiện nay

klinkvn1821 nói...

Trung Quốc nổi tiếng với sự lươn lẹo của mình, các nước ASEAN phải cẩn thận tránh mắc lừa Trung Quốc, cũng như tránh sự tham gia của Mỹ vào khu vực. Mỹ có thể tác động vào các nước ASEAN, đặc biệt là Philippin để có những tác động vào Bộ luật.

mrtuananh43 nói...

Các nước ASEAN cần phải liên hiệp lại, không để cho Trung Quốc và Mỹ thao túng. Chúng ta phải cùng nhau xây dựng một khu vực Đông Nam Á an toàn và ổn định. Việt Nam là một nước yêu chuộng hòa bình.

Unknown nói...

Thật là ma cô, Trung Quốc, cảm thấy không ăn được thì có biện pháp mới ngày, lập tức quay sang đám phán, lấy lại bộ mặt của minh,thấy được sự chỉ trích từ nhiều bên liên quan> vì thế việc làm của TQ là sai hoàn toàn, khong được mọi người ủng hộ

Unknown nói...

Thật là ma cô, Trung Quốc, cảm thấy không ăn được thì có biện pháp mới ngày, lập tức quay sang đám phán, lấy lại bộ mặt của minh,thấy được sự chỉ trích từ nhiều bên liên quan> vì thế việc làm của TQ là sai hoàn toàn, khong được mọi người ủng hộ

vĩnh phong nói...

Lắm trò thật. Đúng là bọn Tàu, thật không thể theo nổi bọn chúng về cái khoản bày trò. Quá nham hiểm. Chẳng qua bị chỉ trích quá mạnh nên chúng muốn xoa dịu tình hình thôi. GÌ là thảo luận chứ. Chúng nghĩ gì thật khó để đoán được. Đối với bọn tàu thì luôn nên cảnh giác cao độ.

Unknown nói...

Một mặt Trung Quốc cố gắng xoa dịu căng thẳng các bên. Mặt khác Trung Quốc đầy mạnh những hành động chiếm đóng trái pháp của mình