9 thg 5, 2013
18 thg 4, 2013
Đằng sau hành động Trung Quốc đề nghị COC
Việc Trung
Quốc đột nhiên đưa ra đề nghị đàm phán COC với ASEAN sau thời gian gây hấn vừa
qua cũng làm cho các quốc gia liên quan thực sự cảm thấy không thể hiểu nổi.
Ngày 11/4, Ngoại trưởng Indonesia Marty
Natalegawa tuyên bố trong Hội nghị bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN tại
Brunei rằng Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ ngồi lại với nhau nhằm bàn thảo về
việc xây dựng nên Bộ Quy tắc ứng xử về biển Đông (COC). Điều đặc biệt trong
tuyên bố này đó chính là cuộc gặp được đề xuất bởi chính Trung Quốc, nước trong
thời gian gần đây tăng cường thực hiện các hành vi gây hấn tại các khu vực
tranh chấp ở biển Đông.
Sự chủ động đề xuất
tiến hành đàm phán COC của Bắc Kinh đã gây một chút ngạc nhiên cho nhiều
người vì thời gian gần đây Trung Quốc vẫn liên tục thực thi các hành động xác
quyết chủ quyền tại biển Đông. Đó chủ yếu là các hành động đơn phương dựa trên
sức mạnh, phủ nhậnlợi ích và quyền lợi của các nước khác ở khu vực tranh chấp.
Những tưởng Bắc Kinh sẽ tiếp tục cứng rắn trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, thì
họ lại đề xuất cho việc bàn thảo về COC, cơ chế mà Trung Quốc luôn nhiều lần
trì hoãn đàm phán.
COC về nguyên tắc sẽ
là một thiết chế có tính ràng buộc cao hơn nhiều so với Tuyên bố các bên về ứng
xử trên biển Đông (DOC), cụ thể hơn thì COC sẽ trở thành một bộ quy tắc ứng xử
với mục đích quản lý tranh chấp, không để cho tranh chấp diễn tiến thành những
xung đột không đáng có. Sự chủ động của Trung Quốc trong trường hợp này có thể
sẽ tạo ra nhiều sự lúng túng, nhưng chắc chắn sẽ nhận được sự hoan nghênh lớn
từ các nước ASEAN. Cho đến nay, việc COC bị trì hoãn đã khiến cho tình hình ở
biển Đông trở nên bất định và khó có thể dự đoán. Trung Quốc vẫn đang làm những
gì mà họ cho là đúng, trong khi các nước khác như Việt Nam hay Philippines vẫn
phải vất vả để bảo vệ chủ quyền của chính mình. COC được ký kết sẽ mang lại
không ít lợi ích lâu dài, và lợi ích gần nhất chính là giảm căng thẳng tại biển
Đông, góp phần biến khu vực quan trọng này thành một khu vực hòa bình, ổn định
và phát triển bền vững.
Nhưng việc Trung Quốc
đột nhiên đưa ra đề nghị đàm phán COC với ASEAN sau thời gian gây hấn vừa qua
cũng làm cho các quốc gia liên quan thực sự cảm thấy không thể hiểu nổi. Tuy
nhiên, có một số dự đoán có thể đưa ra cho tình hình này.
Thứ nhất, dường như
sau thời gian gây hấn với các phép thử và bị phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc
tế, Trung Quốc đã nhận ra rằng họ không thể tiếp tục duy trì chính sách
"diều hâu" nếu vẫn muốn tiếp tục phát triển mà không gặp phải sức ép
hay sự chỉ trích.
Trung Quốc hiện đang
bị phương Tây chỉ trích và gây sức ép về chính sách tiền tệ của mình với việc
giữ giá nhân dân tệ thấp, trong khi đó, chính sách biển Đông của Trung Quốc
thời gian qua lại càng làm hình ảnh của nước này xấu đi trong mắt các nước láng
giềng và các quốc gia khác.
Vừa xấu đi trong quan
hệ kinh tế với các đối tác, lại vừa xấu đi trong quan hệ chính trị với các nước
láng giềng chắc chắn không phải là một biểu hiện khả quan cho sự "trỗi dậy
hòa bình", và tuyên bố "chung sống hòa bình" càng lộ rõ là một
sự dối trá. Vì vậy, việc đưa ra đề nghị đàm phán COC có thể là một sự chuyển
biến tích cực(!), thể hiện mong muốn hòa giải của Trung Quốc, là biểu hiện của
sự tự giới hạn sức mạnh và sẵn sàng tham gia thể chế, từ đó giảm sự đe dọa cho
các nước láng giềng và cải thiện hình ảnh của Trung Quốc(?).
Thứ hai, có thể Trung
Quốc lo ngại về vụ kiện của Philippines đối với nước này tại Tòa án quốc tế khi
Philippines đang tỏ ra khá tự tin. Nếu Philippines thành công trong vụ kiện,
Trung Quốc sẽ phải chịu những phán quyết pháp lý bắt buộc, thậm chí là phải từ
bỏ tham vọng "đường lưỡi bò". Nhưng nguy hiểm hơn là vụ kiện này sẽ
tạo ra các tiền lệ pháp lý để các quốc gia có tranh chấp biển với Trung Quốc
tận dụng và tiếp tục kiện Trung Quốc.
Với cơ sở pháp lý yếu
kém chủ yếu dựa vào sự xuyên tạc thì khả năng Trung Quốc có thể bảo vệ mình
trước các vụ kiện là không cao, lúc đó các lợi ích trên biển của Trung Quốc
cũng sẽ không còn. So sánh với viễn cảnh đó thì một COC, nếu có ràng buộc, cũng
là một lựa chọn thông minh hơn vì nó vẫn đảm bảo được những lợi ích lâu dài của
Trung Quốc. Hơn nữa, trong quá trình xây dựng COC, Trung Quốc cũng có thể hi
vọng Philippines sẽ rút lại vụ kiện của mình.
Thứ ba, trước sức ép
của cộng đồng quốc tế và vụ kiện Philippines, Trung Quốc thấy rằng họ không hề
muốn bị động hoặc bị thúc ép, do đó, để tránh các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ
đưa họ vào luật chơi mà họ không mong muốn, thì Trung Quốc sẽ chủ động thiết
lập luật chơi của mình. Trong nhiệm kì trước, chính quyền tổng thống Obama đã
thể hiện quan điểm sẽ nỗ lực thông qua UNCLOS, vì vậy trong nhiệm kì này, việc
thông qua UNCLOS rất có thể xảy ra nếu Trung Quốc tiếp tục hành động bất chấp
luật pháp quốc tế.
Với tư tưởng là người
lãnh đạo và bảo vệ trật tự thế giới, Mỹ sẽ dựa vào luật pháp quốc tế để tạo
tính chính danh, can thiệp vào vấn đề biển Đông và thúc đẩy xây dựng một COC
mang tính ràng buộc pháp lý lớn hơn với Trung Quốc. Khi đó, Trung Quốc sẽ đồng
thời bị kiềm chế bởi cả sức mạnh quân sự Mỹ, lẫn những ràng buộc pháp lý do Mỹ
tạo ra.
Trong khi đó, việc
cùng hoạch định về xây dựng COC một cách chủ động sẽ giúp Trung Quốc đưa ra
những quy định có lợi cho họ, từ đó đảm bảo lợi ích lâu dài của Trung Quốc ở
biển Đông, đồng thời giúp loại bỏ cái cớ để Mỹ có thể tham gia vào khu vực.
Thứ tư, từ bài học
của quá trình đàm phán COC với Trung Quốc giai đoạn 1999 - 2002 đã cho thấy
rằng, trước sức ép ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế và sự khẳng định sẽ hỗ
trợ xây dựng COC từ phía Mỹ, rất có thể Trung Quốc đề nghị đàm phán COC để đánh
lạc hướng dư luận thế giới mà không hề có thiện chí hợp tác xây dụng COC.
Trong quá khứ, Trung
Quốc đồng ý đàm phán COC với ASEAN cũng chỉ vì nhận thấy sức ép từ dư luận quốc
tế và nguy cơ chiến tranh tăng cao trong khu vực. Nhưng quá trình đàm phán đã
thất bại do bất đồng giữa các bên và thay vì COC, hội nghị chỉ dừng lại ở một
DOC lỏng lẻo, không có giá trị pháp lý.
Do đó, trong sự việc
lần này, có thể lo ngại rằng Trung Quốc chỉ đưa ra đề nghị để loại bỏ sức ép từ
cộng đồng quốc tế, cũng như sự can thiệp của Mỹ trong quá trình xây dựng COC.
Từ đó, Trung Quốc có thể gây sức ép lên các nước ASEAN trong quá trình đàm
phán, và rất có thể, COC lần này sẽ lại đi vào viết xe đổ của COC giai đoạn
1999 - 2002 nếu các nước ASEAN không có sự chuẩn bị kĩ càng và các hỗ trợ cần
thiết.
Một COC phù hợp, cần
phải hội đủ nhiều yếu tố căn bản mà quan trọng nhất chính là tính ràng buộc mà
tất cả các nước liên quan tới tranh chấp, đặc biệt là Trung Quốc, phải ủng hộ
và tuân theo. Cơ chế như vậy cần thiết được thiết lập dựa trên tính chất hợp
tác và đa phương giữa các bên với nhau. Động thái chủ động đưa COC ra thảo luận
của Bắc Kinh, như đã phân tích ở trên, sẽ không có tác động gì lớn tới chủ
quyền thực địa và thực trạng hiện tại ở biển Đông. Hành động này chỉ như một
cách để Trung Quốc xoa dịu tình hình hiện tại, giảm căng thẳng để đối phó với
những chuyện cấp bách hơn (Triều Tiên) vì xét cho cùng, COC vẫn chỉ là một cơ
chế quản lý chứ không phải là giải quyết tranh chấp.
Tác giả: VŨ THÀNH CÔNG-NGUYỄN THẾ PHƯƠNG
16 thg 4, 2013
Dân biểu nói bừa
Phát biểu trước buổi điều trần về nhân quyền Việt Nam tại Hạ
viện Mỹ, dân biểu Chris Smith, Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền của Ủy ban Đối
ngoại Hạ viện Mỹ nói trên BBC rằng: Cần đưa Việt Nam quay lại danh sách các
nước gây quan ngại (CPC) về tôn giáo. Một trong những lý do theo ông Smith là
các cuộc đàn áp tôn giáo tại Việt Nam có tính “hệ thống”, dẫn đến những trường
hợp “đánh đập, tra tấn và tống giam” đối với những người theo Phật giáo, Công
giáo hay các tín ngưỡng khác.
Chỉ mới nghe qua giọng điệu ấy, dư luận người Việt Nam chân
chính ở cả trong và ngoài nước đã hiểu dụng ý của dân biểu Chris Smith – một
người chưa bao giờ có thiện chí với Việt Nam.
Cần khẳng định một điều rằng: Nhà nước Việt Nam luôn tôn
trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, coi đó là nhu cầu tất yếu
trong đời sống tinh thần của người dân. Các tôn giáo ở Việt Nam được bảo đảm
hoạt động bình thường trong khuôn khổ pháp luật. Các chủ trương, chính sách về
tôn giáo mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đề ra là hết sức đúng đắn. Những chủ
trương, chính sách đó đã đem lại những kết quả tốt đẹp, hoạt động tôn giáo ngày
càng phát triển tích cực, sinh hoạt tôn giáo ổn định; lòng tin của đồng bào có
đạo vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố; bản
thân từng tôn giáo hoạt động thuận lợi hơn... Hiện nay, trên cả nước Việt Nam
có 13 tôn giáo với 36 tổ chức tôn giáo và 1 pháp môn tu hành được Nhà nước công
nhận và cấp đăng ký hoạt động với gần 24 triệu tín đồ (chiếm khoảng 27% dân
số), 83.000 chức sắc, 250.000 chức việc, 46 cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo,
25.000 cơ sở thờ tự, trong đó riêng Phật giáo có khoảng 11 triệu tín đồ, Công
giáo khoảng 7 triệu tín đồ…
Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của nhân dân, nhưng Việt Nam không thể chấp nhận những kẻ cơ hội, đội
lốt tu hành, lợi dụng tôn giáo để kích động chống đối chính quyền, gây rối an
ninh, đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc như một số nhân vật mà dân
biểu Chris Smith đang “ca tụng”. Một thực tế không thể chối bỏ là các thế lực
thù địch phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để
kích động, chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm mất ổn định chính
trị-xã hội ở Việt Nam. Cùng với tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân, nhất là
đồng bào có đạo hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, từ đó đề cao
cảnh giác để không mắc mưu chúng, Việt Nam tỏ rõ thái độ kiên quyết đấu tranh,
lên án mọi hành động sai trái, làm tổn hại đến lợi ích của dân tộc. Mặt khác,
bằng nhiều biện pháp, các cơ quan chức năng của Việt Nam kịp thời ngăn chặn
những việc làm sai trái, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh những hành vi
kích động tôn giáo nhằm mất ổn định chính trị, xã hội. Những nhân vật mà ông
Chris Smith dẫn ra trong lời phát biểu là những người đã vi phạm pháp luật Việt
Nam. Mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật và dù theo hay không
theo tôn giáo nào những người đó đều phải chịu những hình phạt của luật pháp.
Đây là việc làm bình thường không chỉ ở Việt Nam mà với mọi quốc gia trên thế
giới.
Những phát biểu của ông Chris Smith, thực chất là hành vi
bao che, dung túng và hậu thuẫn cho phần tử đội lốt tôn giáo, lợi dụng tôn giáo
để chống đối Nhà nước Việt Nam. Mặt khác, đó là hành động trắng trợn can thiệp
công việc nội bộ, xuyên tạc, vu khống Nhà nước Việt Nam về dân chủ, nhân quyền,
tự do tôn giáo.
KIM NGỌC - QĐND
13 thg 4, 2013
Một hiện tượng xấu cần loại bỏ trong đời sống xã hội
Đó là hiệu ứng đưa quan tài đi giải quyết vụ việc. Tháng 8
năm 2010 gia đình anh Khương ở Bắc Giang cùng nhiều người đưa quan tài đến UBND
tỉnh để đòi giải quyết cái chết oan khuất của anh tại trụ sở CA huyện Tân Yên;
Tháng 12 năm 1012 người dân Đông Triều, Quảng Ninh đem theo cả quan tài để
chống thu hồi dất; Tháng 1 năm 2013 gia đình anh Ái ở TX Thái Hòa, Nghệ An đem
quan tài đến CA thị xã đòi công lí; Rồi ngày 17 tháng 3 vừa rồi người dân thành
phố Vĩnh Yên lại đem quan tài đến một địa điểm trung tâm TP đòi làm rõ cái chết
của anh Tuấn Anh.
Những hình ảnh hết sức phản cảm và loạn về trật tự luật
pháp. Đúng là “chết mà chẳng yên”, câu “nghĩa tử là nghĩa tận” đã không còn chỗ
đứng trong xã hội khi mà cái xác của họ còn phải làm thêm một việc đòi công lí.
Hình ảnh chỉ có thể xuất hiện tại Việt Nam.
Vì vậy, chính quyền cần phải có thái độ ứng xử sao cho có
trách nhiệm, xứng đáng là người công bộc của nhân dân. Việc đưa quan tài đến
trụ sở công quyền gây sức ép có nguyên nhân từ cách làm việc tắc trách, hoặc
thái độ ứng xử không đúng mực của cán bộ, bao che cho cái sai của thuộc cấp làm
dân nghi ngờ, phẫn nộ. Trong vụ ở Bắc Giang gia đình và người dân phẫn nộ do
lúc đầu chính quyền không minh bạch về nguyên nhân gây nên cái chết của anh
Khương. Còn vụ ở Vĩnh Phúc, rõ ràng là án mạng nhưng ban đầu những người có
trách nhiệm xử lí như là một vụ tai nạn do say rượu, khiến gia đình và người
dân cảm thấy khuất tất.
Về phía người dân, luật khiếu nại, tố cáo đã có, thiết nghĩ
nếu còn điều gì đó bất đồng với chính quyền thì cũng đừng hành hạ người chết
như vậy. Chắc chắn vụ việc có được giải quyết rốt ráo thì cũng không phải vì sợ
cái quan tài đâu. Làm như vậy là có tội với linh hồn người chết. Hơn nữa, đem
quan tài đến công sở để đấu tranh là việc làm bất hợp pháp, những người chủ
xướng, tham gia đều có thể vi phạm luật pháp về hành vi ứng xử của mình.
Bổn cũ soạn lại!
Lâu nay, các “nhà dân chủ, nhân quyền” trên thế giới đều cho mình
một quyền tối cao là can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Dù đó là
việc của anh nông dân, kỹ sư, luật sư cho đến đảng viên, họ đều cho rằng Việt
Nam vi phạm nhân quyền! Sau phiên tòa xét xử Đoàn Văn Vươn cùng
5 bị cáo khác phạm tội "Giết người, chống người thi hành công vụ",
hàng loạt tổ chức quốc tế đều lên tiếng can thiệp. Phil Robertson - Phó
giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế (Human
Rights Watch) phát biểu rằng: “Vụ án Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng)
là tín hiệu cảnh báo cho nhà cầm quyền Hà Nội về hậu quả của tình trạng thiếu
nhân quyền…”.Đúng là ông Phill Robertson và các “nhà dân chủ” khác không hiểu
về bản chất của nhân quyền thì phải.
Nhân quyền (hay quyền con người) là một giá trị của toàn nhân loại.
Nhân quyền có những tiêu chí được cả thế giới thừa nhận và có tính
đặc thù của mỗi quốc gia. Nhân quyền là quyền có giới hạn, không
gì là tự do tuyệt đối (trước đó, HRW đã yêu cầu “tự do báo chí tuyệt đối”, văn
nghệ tuyệt đối...không lẽ “Thuyết tương đối” của Albert
Einstein sai chăng?). Xin lưu ý, khi xét xử Đinh Đăng Định, ông Phil
Robertson cũng đã có những lời lẽ như thế. Quyền tự do dân chủ của công
dân phải nằm trong khuôn khổ của luật pháp. Hành động của ông Phil Robertson là
vô lý, áp đặt không căn cứ. Không thể nhân danh nhân quyền can thiệp thô bạo,
vô lý vào công việc nội bộ của nước khác. Những hành vi lợi dụng các quyền này
mà vi phạm pháp luật thì không chỉ Việt Nam mà bất kỳ quốc gia nào trên thế
giới đều không thể chấp nhận.
Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, luật pháp Việt Nam luôn bảo vệ
và phát huy các quyền của công dân; tạo điều kiện thuận lợi, động viên, khích
lệ mọi người tích cực tham gia bảo vệ các quyền đó. Đồng thời, pháp luật Việt
Nam cũng kiên quyết xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm quyền con người hoặc
lợi dụng quyền con người để hành động trái pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân.
Trong sự việc ở Tiên Lãng, Đoàn Văn Vươn và các bị cáo đã vi phạm
nghiêm trọng pháp luật Việt Nam. Các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho
thấy các bị cáo đã quyết tâm thực hiện đến cùng tội phạm... Do đó, cần phải có
hình phạt thật nghiêm khắc để thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật cũng như
để răn đe, phòng ngừa tội phạm nói chung. Thực tế tại phiên tòa càng cho thấy
rõ những gì ông Phil Robertson nói là không phù hợp với thực tế, thể hiện một
thái độ thiếu thiện chí với Việt Nam.
Góc nhìn khách quan về hành vi của Đoàn Văn Vươn
Dư luận đang quan tâm đến vụ xét xử Đoàn Văn Vươn, nhiều ý kiến còn cho rằng có "uẩn khúc" trong quá trình xét xử này, TỄU xin lấy một vài số liệu chân thực để cộng đồng mạng hiểu đúng, hiểu rõ về vụ việc, đừng để bị lôi kéo vào những hành động bộc phát.
1. Đoàn Văn Vươn đã bàn bạc với Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh,
Đoàn Văn Thoại, Đoàn Văn Vệ, Phạm Thái làm hàng rào, trải rơm, làm mìn tự tạo,
chuẩn bị súng bắn đạn hoa cải và đã sử dụng mìn, súng bắn vào những người làm
nhiệm vụ cưỡng chế khu đầm của Đoàn Văn Vươn theo sự phân công của UBND huyện
Tiên Lãng. Hậu quả, làm 7 người đang thực thi công vụ bị thương. Tuy các lần nổ
súng và hành vi gây nổ mìn, bình ga trên lối vào của đoàn công tác chưa dẫn đến
hậu quả chết người nhưng tính chất là rất manh động, nguy hiểm... Như vậy, có
đủ cơ sở xác định các bị cáo đã có cùng hành vi phạm tội giết người theo quy
định tại Điều 93 Bộ Luật hình sự. Việc Đoàn Văn Vệ không mua được súng là ngoài
ý muốn, vì vậy Đoàn Văn Vệ là đồng phạm tội giết người. Trong vụ án này, Đoàn Văn
Vươn là người chủ mưu; Đoàn Văn Quý tham gia một cách đắc lực; Đoàn Văn Vệ,
Đoàn Văn Sịnh đóng vai trò đồng phạm trợ giúp.
2. Đối với Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu đã giúp sức cho
Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh chống lại những người thi hành công
vụ và có hành vi trực tiếp tham gia làm hàng rào, trải rơm, mua xăng, mua mũ
len để tạo điều kiện cho các bị cáo khác thực hiện hành vi chống đối những
người thi hành công vụ, do vậy, đủ cơ sở xác định các bị cáo Thương và Báu đã
có hành vi chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 257 Bộ Luật hình
sự.
10 thg 4, 2013
Thực hư về những người khởi xướng: Công lý cho Đoàn Văn Vươn
Với bản lĩnh và phong cách sinh viên Luật,
trước mỗi sự việc, chúng ta phải có sự tiếp nhận thông tin một cách đa chiều và
biết thể hiện tiếng nói của mình đúng nơi, đúng lúc. Đặc biệt, là sinh viên Đại
học Luật Tp. Hồ Chí Minh, chúng ta phải biết nói “KHÔNG” trước những hành động
sai trái, đi ngược lại với đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của
Đảng, Nhà nước.
Gần đây, một số trang mạng và phương tiện
thông tin đại chúng đang đề cập đến bản “Tuyên ngôn: Công lý cho Đoàn Văn
Vươn” được khởi xướng bởi nhóm ba sinh viên trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí
Minh. Đi kèm bản tuyên ngôn là lời kêu gọi cộng đồng mạng ký tên ủng
hộ cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn nhằm tạo sức ép
lên các cơ quan chức năng trong bối cảnh Tòa án nhân dân
Tp. Hải Phòng đang tiến hành xét xử vụ án này. Dưới góc độ những sinh
viên đang học tập tại trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, chúng tôi
xin đề cập đến những khía cạnh thực chất đằng sau những sinh viên khởi
xướng vấn đề này.
Thứ nhất, phải khẳng định
rằng những cá nhân này không phải là đại diện
cho tiếng nói sinh viên Đại học Luật Tp. Hồ Chí
Minh nói chung trong việc khởi xướng nên “tuyên ngôn”
này.Thực chất, đây chỉ là hành động nhằm mục đích đánh bóng tên tuổi cá nhân
hoặc bị ảnh hưởng bởi những luồng tư tưởng phiến diện. Bởi vì, đây
chỉ là những sinh viên năm hai, năm ba, chưa có
sự tiếp cận một cách đầy đủ nhất về những quy định của pháp luật Việt
Nam cũng như hệ thống pháp luật quốc tế.
Bên cạnh đó, sự hạn chế về
mặt tư duy pháp lý của những sinh viên này còn được thể hiện phần nào qua
sự hạn chế về kết quả học tập. Điển hình như: sinh viên Phạm Lê Vương
Các điểm tích lũy học tập chỉ đạt 5.23 (xếp loại Trung bình yếu theo điểm
tín chỉ) và có nhiều môn thi chưa đạt, trong đó có môn Luật
Hình sự phần chung; sinh viên Bùi Quang Viễn là học viên văn bằng hai với
điểm tích lũy là 5.19 và cũng trong tình trạng còn nợ nhiều
môn. Như vậy, phải chăng bản “tuyên ngôn” này là sản phẩm của
những người có tư duy pháp lý chặt chẽ hay thực chất chỉ là hình thức đánh
bóng tên tuổi cá nhân? Mượn "mác" sinh viên Luật để đánh bóng tên
tuổi cá nhân?
Thứ hai, đa phần những sinh
viên này hầu như không tham gia vào các hoạt động của trường nên
không nắm bắt được hết tư tưởng, quan điểm định hướng dành cho sinh viên Luật.
Do vậy, ở một khía cạnh nào đó, họ có thể đã bị tác động bởi những
luồng tư tưởng không chính thống dẫn đến những hành động mang
tính chất như vậy. Do đó, nội dung “tuyên ngôn” của nhóm sinh
viên này trong những ngày qua không thể nào tạo nên sức
ép đối với cơ quan xét xử được.

Vụ án
Đoàn Văn Vươn đã có kết luận và Tòa đã tuyên án theo tinh thần "đúng luật,
đúng người, đúng tội"
Bởi lẽ, Hiến pháp nước ta quy
định rất rõ: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật.”(Điều 130). Nếu theo dõi vụ
án này một cách đầy đủ và cặn kẽ thì có thể thấy rằng hành vi sử dụng
súng hoa cải và vật liệu nổ để chống lại lực lượng cưỡng chế của anh
em ông Đoàn Văn Vươn là hành vi vi phạm pháp luật. Dẫu
biết rằng, một phần nguyên nhân dẫn đến sự
việc này cũng xuất phát từ những hạn chế trong quản
lý của chính quyền địa phương. Việc xác định trách nhiệm pháp lý của
các bên thuộc về thẩm quyền của các cơ quan nhà nước. Và
hiển nhiên,mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật. Cho nên, hành động khởi
xướng “tuyên ngôn” như vậy không thể đem lại hiệu quả đòi
công lý giống như trong nội dung của nó, ngược lại hành động này
lại tạo nên ảnh hưởng xấu đến dư luận nói chung và cộng
đồng Đoàn viên, sinh viên trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí
Minh nói riêng.

Sinh
viên Luật đi đầu trong trong chấp hành và tôn trọng pháp luật là một trong
4 tiêu chí của chương trình Phong cách sinh viên Luật
Từ sự việc nêu trên,
với vai trò là Đoàn viên, sinh viên Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh,
chúng ta phải biết cách lên tiếng thể hiện quan điểm của
mình trước những vấn đề của xã hội. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa
là chúng ta sẽ cổ súy cho những hành động tiêu cực để vô tình trở
thành mục tiêu cho dư luận và các thế lực thù địch chống phá. Với bản lĩnh
và phong cách sinh viên Luật, trước mỗi sự việc, chúng ta phải có sự tiếp
nhận thông tin một cách đa chiều và biết thể hiện tiếng nói của mình đúng
nơi và đúng lúc. Đặc biệt, là sinh viên Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh,
chúng ta phải biết nói “KHÔNG” trước những hành động sai
trái, đi ngược lại với đường lối, chủ trương, chính sách và pháp
luật của Đảng và Nhà nước.
TRUNG NHÂN/Đoàn trường ĐH
Luật TPHCM
9 thg 4, 2013
Góp ý dự thảo Hiến pháp 1992 – Không có chổ cho những kẻ cơ hội
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được công
bố rộng rãi và đang được toàn Đảng, toàn dân ta hưởng ứng sôi nổi với ý thức
trách nhiệm cao. Lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là
công việc rất hệ trọng. Việc lấy ý kiến người dân phải “vừa sâu, vừa rộng...”.
Đi kèm với đó cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể cần nêu cao tinh thần cảnh
giác, ý thức tự “đề kháng”, năng lực phản bác của nhân dân trong cuộc đấu tranh
làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn, luận điệu sai trái của các thế lực thù
địch...
Những quan điểm sai trái, những luận điệu phản
động được họ soạn thảo thành những tài liệu xấu mạo danh, nặc danh, thậm chí họ
còn soạn ra hẳn một dự thảo sửa đổi Hiến pháp mới với Bản dự thảo Hiến pháp duy
nhất do Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Quốc hội công bố tổ chức
lấy ý kiến nhân dân… phát tán trên internet nhằm kích động, lôi kéo người dân;
lợi dụng việc đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để xuyên tạc, công kích,
chống phá Đảng, Nhà nước. Đó là những luận điểm hết sức sai trái và không thể
chấp nhận. Thực tế đòi hỏi các cơ quan chức năng cùng với việc quan tâm tạo
điều kiện thuận lợi nhất để người dân nghiên cứu; thể hiện rõ quan điểm, thái
độ, ý kiến đồng tình hay không đồng tình của mình đối với từng điều khoản trong
dự thảo, cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền cung cấp cho người dân
đầy đủ thông tin, định hướng để người dân hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của công
việc hệ trọng này, giúp người dân nâng cao tinh thần cảnh giác, phát hiện, đấu
tranh kịp thời với mọi tư tưởng, quan điểm sai trái, không vì mục đích xây dựng
đại cục mà theo đuổi động cơ, mục đích cá nhân để chống phá Đảng và Nhà nước
ta.
Vụ Đoàn Văn Vươn và những ý đồ đen tối
Vụ việc TAND Thành phố Hải Phòng xét xử vụ “Đoàn Văn Vươn”
đang được sự quan tâm của dư luận xã hội. Chỉ cần lên google tìm kiếm là có hơn
1 triệu kết quả khác nhau. Nhưng có lẽ “ấn tượng” hơn cả là một nhóm người đang
cố ý, cố tình lợi dụng quá trình xét xử vụ án để thực hiện ý đồ của mình. Họ -
những người tự xưng là “dân chủ” mà vi phạm thô bạo quyền tự do dân chủ của
công dân. Họ yêu cầu thực thi pháp luật nhưng cố tình vi phạm pháp luật. Liệu rằng
những “nhà dân chủ” được gì khi làm những việc đó? Chắc là vài đồng bạc lẻ từ
nước ngoài gửi về để phục vụ lợi ích cá nhân!
Nguyễn Nam
8 thg 4, 2013
Tạm định nghĩa về "Báo chí la liếm"
Hồi học
Báo chí trong trường Đại học, tôi không được các thầy cô mình dạy về báo chí
“la liếm”.
Thời
đó, mạng xã hội chưa thật phổ biến như bây giờ, tính kết nối cũng yếu. Các mối
quan hệ xã hội do đó cũng bớt “ảo” hơn.
Tôi
cũng phải nói thật là tôi không quan tâm lắm đến những scandal của các cá nhân,
trừ phi người đó có vai trò lịch sử, có sức ảnh hưởng đủ lớn, can thiệp đủ sâu
và vẫn còn giá trị thời sự. Tôi trịch thượng cho rằng, những kẻ bám víu, cấu xé
những scandal loại đó là non nớt về trí tuệ, nhẫn tâm về nhân cách, tầm thường
về ứng xử.
Người
tạo nên báo chí la liếm, ngoài các chủ bút thì đương nhiên còn là các La
liếm viên.
Kinh
nghiệm cá nhân tôi nhận thấy, La liếm viên ở các báo Việt Nam có 2 loại
chính:
- Loại
thứ nhất chỉ cần ngồi một chỗ và lướt web, có cái gì lạ là vồ lấy ngay. Ăn cắp
ảnh, clip sex, ăn cắp comment rồi đưa vào bài viết, đánh giá thông tin dựa vào
phán đoán. Sau đó, họ tự cho đó là công sức tìm kiếm của mình.
- Loại
hai thì có sức khỏe hơn, nhưng ngu si hơn, từ những thông tin nóng như ảnh giết
người, clip sex, la liếm viên sẽ tìm tới tận hiện trường để la liếm bà hàng
nước, ông xe ôm xem thử, hôm đó thằng giết người ăn mì tôm loại gì trước khi
gây án; cô ca sĩ thích mặc quần lót hiệu gì để đến nỗi bị tung clip lên mạng
như thế kia....
Dạo gần
đây, có cả loại la liếm viên biết người trong cuộc đang cố tình tạo scandal
nhưng vẫn cứ cố la liếm, nhưng loại này tôi chưa nghiên cứu kĩ, nên chưa thể
đưa vào. Có nhiều cách, và dù loại nào thì họ sẽ cố gắng khai thác vấn đề ở góc
độ lá cải nhất.
Anh
thợ massage và sức công phá của các La liếm viên
Tối nay
5/4 thôi, tôi lên mạng đọc thấy trên trang Kenh14 một bài viết mang
tên “Nước mắt đau đớn của mẹ nữ sinh "làm chuyện người lớn"
nơi công cộng”. Một bài viết mà xét trên khía cạnh đạo đức lẫn nghiệp vụ đã
mang đầy đủ những đức tính ngu học và vô liêm sỉ của la liếm viên. Xét ở góc độ
người đọc, thứ người ta tìm ở đó có lẽ sẽ không phải là “nước mắt người
mẹ” mà là những hình ảnh khiêu dâm, đồi trụy; người ta dễ link từ bài
viết này sang các diễn đàn, web sex để tìm kiếm đoạn clip nói trên.
Người
viết bài viết trên đã miêu tả một cách tỉ mỉ địa điểm và kỹ năng hành sự; nêu
lên một cách đầy kiêu hãnh những thông tin mà họ la liếm được trên mạng về vụ
việc rồi chèn vào cho dài bài viết. Bài viết nhờ đó đã đổ thêm dầu vào lửa, làm
scandal trở nên tai tiếng hơn. Dư luận nhìn vào đó và quy chụp vào đạo đức xã
hội, đạo đức học đường, đạo đức của cả ngành báo chí – truyền thông thông qua
dăm ba bài viết như vậy.
Blogger Sinh Lao Ta
Blogger Sinh Lao Ta
27 thg 3, 2013
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 - một bước tiến lớn về hiến định chế độ "đa nguyên, đa đảng" ở Việt Nam
Từ hàng chục năm nay các “lực lượng dân chủ” ở nước
ta (cả quốc nội lẫn quốc ngoại) đã bằng nhiều con đường khác nhau, với nhiều
cách khác nhau để có thể xoá bỏ được chế độ - mà một số người vẫn gọi là “chế
độ đảng trị” - ở Việt Nam. Mặc dù cuộc đâú tránh đó đã tỏ ra bền bỉ, đã tranh
thủ được sự đồng tình, trợ giúp của bạn bè ở các chế độ dân chủ trên thế giới
song Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tỏ ra kiên trì quan điểm “độc quyền lãnh đạo”
của mình và thực lòng có lẽ cả đa số người dân trong nước đều không mấy mặn mà,
đồng tình với “con đường dân chủ hóa” mà các “nhà dân chủ” của chúng ta đã đưa
ra.
Thế nhưng, gần đây một điều khó tin mà có thật đã
xảy ra làm nức lòng những nhà dân chủ. Đó chính là sự kiện ngày 2 tháng 01 năm
2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của nhà nước Việt Nam chính
thức công bố “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992” trên các phương tiện thông
tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân. Tại điều 120 Dự
thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã đưa ra chế định “Hội
đồng Hiến pháp” và Hội đồng Hiến pháp có
quyền hạn “kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc
hội, Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành; kiến nghị
Quốc hội xem xét lại văn bản quy phạm pháp luật của mình khi phát hiện có vi
phạm Hiến pháp; yêu cầu Chủ tịch nước, ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật của mình hoặc đề nghị cơ quan có
thẩm quyền hủy bỏ văn bản vi phạm Hiến pháp; kiểm tra tính hợp hiến của điều
ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trước khi trình Quốc hội, Chủ tịch
nước phê chuẩn”.
Như
vậy, nếu được thông qua, Hội đồng Hiến pháp (nếu mạnh dạn hơn thì phải đưa ra
chế định về Toà án Hiến pháp chứ không phải Hội đồng Hiến pháp – có lẽ các nhà
hoạch định còn ngần ngại gì đó mà không dám nêu thẳng ra chăng?) là tổ chức có
chức năng điều hoà lợi ích của các đảng phái chính trị, là cơ quan độc lập,
đứng ngoài và đứng trên các đảng phái, kể cả đảng phái chính trị đối lập lẫn
đảng cầm quyền.
Là
những người dân chủ, các bạn có phấn khởi không nếu quy định nói trên trở thành
hiện thực trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Tôi cho
rằng nếu điều này trở thành hiện thực thì có lẽ không cần thiết phải bỏ Điều 4
(quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với nhà nước và xã hội)
của Hiến pháp nữa vì tự nó đã vô hiệu hóa Điều 4 rồi./.
Dân
sinh
22 thg 3, 2013
Vai trò của Đảng đối với nhà nước và xã hội
Thời gian qua, lợi dụng việc Đảng,
Nhà nước ta tiến hành sửa đổi Hiến pháp 1992, đưa bản dự thảo Hiến pháp ra lấy
ý kiến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân, trên một số trang mạng Internet các
cá nhân, tổ chức phản động tăng cường hoạt động tuyên truyền đòi xóa bỏ Điều 4
Hiến pháp, thực chất là đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
đối với nhà nước và xã hội; đòi thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng.
Các
đối tượng sử dụng nhiều lập luận với những thủ đoạn khác nhau để phủ nhận vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng tựu chung lại chúng cho rằng độc
đảng là độc quyền, là không có dân chủ; độc đảng sẽ không khắc phục được quan
liêu, tham nhũng, tha hóa và như vậy đất nước sẽ không phát triển được. Rằng xóa
bỏ Điều 4 trong Hiến pháp đang là nguyện vọng của người dân Việt Nam, từ đó
chúng hô hào mọi người ký tên này nọ, tranh đấu này kia như những “con rối”.
Đây
thực sự là những luận điệu thể hiện ý thức chống đối sâu sắc trên một nền tư
duy chính trị non nớt, vô căn cứ khoa học và thực tiễn.
Trước
hết phải khẳng định rằng, sự lãnh đạo của Đảng là một tất yếu lịch sử,
đã và hiện nay vẫn đang được đại đa số người dân Việt Nam ủng hộ
là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Vai trò lãnh đạo của Đảng đã được thực
tiễn lịch sử chứng minh: Từ khi thành lập năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam trở
thành hạt nhân lãnh đạo, là lực lượng đại diện, đại biểu trung thành lợi ích của
nhân dân Việt Nam, đã đoàn kết toàn dân tộc ta đấu tranh giành được những thắng
lợi vẻ vang: Đánh bại hai tên thực dân, đế quốc sừng sỏ bậc nhất thế giới là
Pháp và Mỹ, giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc. Cùng với tiến trình lịch sử
vẻ vang của dân tộc ta, Đảng Cộng sản với bản chất cách mạng chân chính đã dần
tạo được niềm tin và được quần chúng nhân dân suy tôn là lực lượng lãnh đạo, là
nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Sau khi đất nước thống nhất, Đảng tiếp
tục chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua mọi khó khăn, đưa đất nước không ngừng
phát triển. Những thành tựu đạt được của gần 30 năm đổi mới trên các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, an
ninh - quốc phòng đã minh chứng năng lực lãnh đạo của Đảng, xứng đáng với niềm
tin của quần chúng.
Tuy còn một số tồn tại, yếu kém trong
lãnh đạo quản lý kinh tế, xã hội; trong Đảng còn một bộ phận cán bộ, đảng viên
có biểu hiện thoái hóa, biến chất, phai nhạt lý tưởng dẫn đến có hiện tượng
tiêu cực về đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng, lãng phí gây ảnh hưởng đến
uy tín của Đảng đối với nhân dân; nhưng điều quan trọng là Đảng ta đã nhận rõ và
đang tăng cường các biện pháp quyết liệt (Nhất là thực hiện Nghị quyết Hội nghị
TW4 Khóa XI) xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy
thoái, tiêu cực, để Đảng luôn giữ được
niềm tin yêu và hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nhân dân giao phó.
Và hơn hết, trái
ngược hẳn với những luận điệu tuyên truyền của các đối tượng phản động thù địch,
hiện nay nhân dân Việt Nam vẫn đặt niềm tin vào Đảng Cộng sản Việt Nam, với một
quá khứ lịch sử vẻ vang cùng dân tộc, với bản chất cách mạng sẽ thực hiện thành công công cuộc xây
dựng và chỉnh đốn Đảng, khắc phục vấn đề còn tồn tại, hạn chế, xây dựng Đảng
trong sạch, vững mạnh để tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo đất nước vượt qua
những khó khăn thách thức, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Những
ai không cảm nhận được niềm tin đó của nhân dân, thì hoặc là kẻ sa rời
thực tiễn, hoặc là kẻ thâm thù với Đảng, với cách mạng Việt Nam.
Thứ hai, quan
điểm cho rằng độc Đảng lãnh đạo là độc quyền, là mất dân chủ, là dẫn đến quan
liêu, tham nhũng là không có cơ sở lý luận và thực tiễn. Về lý luận, độc quyền tức là quyền lực Nhà nước
nằm trong tay một người hoặc một nhóm người nào đó và chúng sử dụng quyền lực
này để mưu lợi cho bản thân. Như vậy Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng do sự
tín nhiệm của nhân dân mà được nhân dân suy tôn giữ vai trò đại diện gánh sứ mệnh
lãnh đạo Nhà nước và xã hội nhằm bảo vệ lợi ích cho toàn thể nhân dân lao động
và dân tộc Việt Nam, do đó, nói Đảng Cộng sản Việt Nam là độc quyền, mất dân chủ
trên phương diện này là hoàn toàn sai lầm.
Về thực tiễn cho
thấy, ngay ở các nước tư bản với chế độ đa nguyên, đa đảng lại thường xuyên xảy
ra hiện tượng độc quyền, quyền lực Nhà nước do một người hoặc một nhóm người
năm giữ để phục vụ lợi ích cho nhóm thiểu số đó, điển hình như các chế độ độc
tài gia đình trị ở các nước Bắc Phi và Trung Đông, mà trong thời gian gầy đây
chúng ta biết đến với các cuộc nổi dậy của người dân lật đổ các chế độ độc tài
này ở Ly Bi, Ai Cập, Tuynidi….. Hay lùi về lịch sử đó là chế độ độc tài Duce Benito Mussolini, từ 1925 tới 1943 tại Ý;
chế độ độc tài Ferdinand Marcos ở
Philipin, từ 1972 đến 1986; chế độ độc tài Pinochet ở Chi Lê, từ năm 1973 tới
1990; Chế độ độc tài Park Chung Hee, từ năm 1961 – 1979, tại Hàn Quốc….
đã gây ra bao tội ác đối với nhân dân của các nước này. Do vậy đánh đồng độc Đảng
lãnh đạo là độc quyền, đa Đảng là tự do, dân chủ như chúng thấy ở trên là áp đặt
không có căn cứ thực tiễn.
Như vậy, không cần phải đưa ra kết luận
thì mọi người đều có thể tự mình đánh giá được những luận điệu trên đúng hay sai?
cũng như bản chất thực sự của những kẻ đưa ra những luận điệu xuyên tạc, áp đặt,
vu khống đó. Liệu chúng có phải vì sự phát triển của dân tộc Việt Nam như chúng
đang tự tung hô với nhau hay là vì động cơ thấp hèn, bởi sự hận thù sâu sắc với
cách mạng, tâm lý của những kẻ bại trận, một thời ôm chân đế quốc phản bội lại
tổ quốc Việt Nam này?.
Hơn bao giờ hết, với lần sửa đổi Hiến
pháp lần này, khi các thế lực thù địch, phản động với cách mạng đang ra sức
tuyên truyền đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp, chúng ta không được mơ hồ, mất cảnh
giác, phải tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã
hội, đó cũng chính là ý chí và nguyện vọng của đại bộ phận nhân dân Việt Nam
ĐTC - YN
Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng!
Có thể nói trên thế giới, mỗi quốc gia đều có một thể chế
chính trị - xã hội khác nhau nên có lúc đã xảy ra mâu thuẫn giữa các khuynh
hướng và định hướng phát triển xã hội. Những nước có bản chất xã hội giống nhau
vẫn có những nét đặc thù khác nhau: Chủ nghĩa tư bản Mỹ khác với chủ nghĩa tư
bản ở Pháp và cũng khác ở Nhật. Các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc hay
Việt Nam cũng có những nét đặc thù riêng. Cho nên ngày nay điều được các nước
quan tâm và đặt lên hàng đầu là lợi ích của quốc gia, lợi ích dân tộc nên chế
độ chính trị của một nước sẽ do nhân dân nước đó chọn ra để cống hiến cho người
dân và đất nước. Ở Viêt Nam cũng vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam và con đường Xã
hội Chủ nghĩa đã được lịch sử và nhân dân Việt Nam lựa chọn; đại diện và vì lợi
ích của nhân dân và dân tộc Việt Nam.
Thực tế lịch sử đã chứng minh khi đất nước phải trải qua những
giai đoạn bị sự đô hộ, xâm lăng của thực dân, đế quốc thì Đảng Cộng sản Việt
Nam đã xuất hiện lãnh đạo nhân dân đứng lên dành lại độc lập; Đảng lấy nền tảng
cơ sở tư tưởng là Chủ nghĩa Mac Lênnin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đại diện cho
giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức, Đảng đã lãnh đạo nhân dân xây
dựng, giữ vững chính quyền mới. Một Nhà nước khác về bản chất so với Nhà nước
dưới các chế độ khác, là Nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân. Chính nhân dân là chủ nhân của Nhà nước, mọi quyền lực của Nhà nước đều là
quyền lực của nhân dân, thuộc về nhân dân.
Thời kỳ đất nước ta trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp, đế
quốc Mỹ rồi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây – Nam, biên giới
phía Bắc là một thời kỳ lịch sử đặc biệt: “Đảng ta phải áp dụng những phương
thức lãnh đạo đặc biệt, với các biện pháp chính trị cứng rắn, quyết đoán. Đảng
lãnh đạo Nhà nước bằng các nguyên tắc lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn
diện, nhằm thống nhất cao độ sự lãnh đạo chính trị và thực hành chính trị, buộc
toàn Đảng, toàn dân phải hy sinh một phần các quyền dân chủ cho mục tiêu trước
mắt lớn hơn là độc lập, thống nhất nước nhà. Đặc điểm lãnh đạo của Đảng đối với
Nhà nước thể hiện ở sự hòa quyện, không phân biệt rõ chức năng Đảng lãnh đạo
Nhà nước và chức năng Nhà nước quản lý xã hội, Đảng với Nhà nước dường như là
một. Đảng đóng vai trò tổng chỉ huy và tổ chức toàn bộ công cuộc kháng chiến và
giải phóng đất nước. Do đó, đường lối, chủ trương của Đảng không dừng lại ở các
nguyên tắc chung mà thường rất cụ thể, bao quát các chức năng của Nhà nước”.
Sau khi
thống nhất đất nước năm 1975 thì cơ chế là Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, theo đó ta hiểu Đảng lãnh đạo Nhà nước
nhưng không điều hành xã hội thay Nhà nước; Nhà nước quản lý xã hội nhưng không
xa rời sự lãnh đạo của Đảng. Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011) nói rõ phương thức lãnh đạo của Đảng: “Đảng lãnh đạo
xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương
công tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra
và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng giới thiệu những đảng viên ưu
tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính
quyền và các đoàn thể. Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong
hệ thống chính trị”.
Đảng đã lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước đạt được rất
nhiều thành tựu to lớn trong đó, xây dựng một đất nước Việt Nam với chủ trương
giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, thực hiện mục tiêu:
Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Quá trình hoạch định đường
lối cách mạng, Đảng luôn nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo, không
giáo điều, bảo thủ, trì trệ hoặc chủ quan, nóng vội. Qua mỗi kỳ Đại hội, Đảng
đều có những chủ chương phù hợp với từng thời kỳ cách mạng của đất nước, thẳng
thắn nhận những khuyết điểm, những hạn chế còn tồn tại và đã được Đảng nghiêm
túc kiểm điểm, khắc phục thông qua các nghị quyết. Đứng trước những khó khăn
trong tình hình mới, Đảng cần có những bổ sung, sửa đổi sao cho phù hợp để tiếp
tục phát triển đất nước, điều đó là trách nhiệm của Đảng, của mỗi Đảng viên và
cũng là trách nhiệm của toàn dân tộc. Điều đó càng hết sức quan trọng trong
tình hình hiện nay khi các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá cách mạng
Việt Nam; đặc biệt là một số người tự nhận là trí thức, họ bôi nhọ, nói xấu,
phủ nhận vai trò của Đảng, đưa ra những luận điểm hết sức phản động mà tự xưng
là vì tự do, vì dân chủ, ủng hộ thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập,
đòi xóa bỏ nội dung Điều 4 Hiến pháp, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Tôi rất đồng tình với ý kiến rằng: “Bản
chất của một nền dân chủ không phụ thuộc vào chế độ đa đảng hay chế độ một
đảng, mà phụ thuộc ở chỗ, Ðảng cầm quyền đại diện cho lợi ích của ai, sử dụng
quyền lực nhà nước vào những mục đích gì”. Vai trò lãnh đạo của Đảng đã được lịch sử va thực tiễn
chứng minh; đó là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công con đường cách
mạng Việt Nam, phát triển đất nước, cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ và văn
minh.
Yêu nước
14 thg 3, 2013
Cái “tâm”, cái “tầm” trong góp ý sửa đổi Hiến Pháp
Thời gian gần đây, trên một số mạng
internet xuất hiện cái gọi là “bản kiến
nghị sửa đổi Hiến pháp 1992” còn được gọi là “kiến nghị 72” (do 72 “trí thức” Việt Nam soạn thảo và đề nghị), ký
tên tập thể, đòi bỏ điều 4 Hiến pháp năm 1992, xóa bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng, chế
độ cộng hòa Tổng thống; đề nghị tam quyền phân lập; áp dụng quyền sở hữu cá
nhân về đất đai; phi chính trị lực lượng vũ trang... Thậm chí, họ còn ngang nhiên xây
dựng một bản “Dự thảo Hiến pháp mới”
xem đó như là bản Hiến pháp mới của Việt Nam trong tương lai.
Theo
được đăng tải trên trang Bauxite Vietnam đến ngày 10/3/2013 đã có 8.959
người ký tên vào bản kiến nghị này.
Không biết những thông tin này là xác thực hay mạo
danh, ngụy tạo;“Bản kiến nghị” này có
xuất phát từ lợi ích của quốc gia, dân
tộc, hay xuất phát từ tư tưởng đối nghịch, thù địch với Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta của một nhóm người nào đó? Trước hết chúng ta khoan hãy bàn đến sự chân
thực của nó mà hãy bàn đến cái “tâm” của những con người đã đưa ra bản kiến
nghị này. Cá nhân tôi xin đưa ra một số quan điểm của riêng mình.
Với những người thực sự có cái “tâm”, cái “tầm”,
luôn xuất phát từ lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân hẳn sẽ
không bao giờ đưa ra những “góp ý”, “kiến nghị” như vậy. Bởi lẽ, với một quốc
gia như Việt Nam, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cha ông ta đã phải hy sinh
biết bao công sức, xương máu để giành được độc lập, tự do, xây dựng đất nước do
chính nhân dân làm chủ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân
ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đánh thắng những tên đế quốc,
thực dân xâm lược luôn muốn biến Việt Nam thành thuộc địa, biến nhân dân chúng
ta thành nô lệ của chúng; lãnh đạo nhân dân ta xây dựng một nước Việt Nam cường
thịnh, phồn vinh, nhân dân được hưởng cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc.
Chúng ta cũng
cần nhớ rằng, lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cho
thấy, Việt Nam luôn là mục tiêu mà các thế lực phương Tây, phương Bắc nhòm ngó
nhằm biến chúng ta thành thuộc địa, thành nô lệ của chúng. Chính vì vậy, họ sẵn
sàng tìm mọi cách, lợi dụng mọi sơ hở của chúng ta; sẵn sàng tài trợ, hậu
thuẫn, ủng hộ cho bất kỳ một lực lượng nào để chống phá Đảng, Nhà nước ta,
chống phá dân tộc ta. Thế mà nay những con người này, dưới cái mác những nhà
“trí thức” lại thản nhiên đưa ra góp ý, Việt Nam cần thực hiện chế độ đa
nguyên, đa đảng, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy,
có phải họ đang trà đạp lên chính lịch sử, trà đạp lên chính công lao của cha
ông mình. Họ thản nhiên xây dựng một bản Hiến pháp mới mà theo Điều 9 của bản
Hiến pháp do họ tự xây dựng này thì “Các
đảng phái chính trị được tự do thành lập và hoạt động theo các nguyên tắc dân
chủ. Quyền đối lập chính trị được tôn trọng”.
Ở một đất
nước như Việt Nam chúng ta, lịch sử đã chứng minh khi nào chúng ta chấp nhận đa
nguyên, nhiều đảng phái hoạt động thì khi đó xã hội sẽ trở nên loạn lạc. Ấy vậy
mà họ dám ngang nhiên cho rằng các đảng phái chính trị được tự do hoạt động.
Chúng ta thử nhìn sang các nước xung quanh chúng ta, khi thực hiện chế độ đa
đảng, trong xã hội các phe nhóm, đảng phái biểu tình, bạo loạn liên miên để
tranh giành quyền lực. Thử hỏi những nước ấy xem khi xã hội như vậy, nhân dân
có được hưởng cuộc sống tự do, hạnh phúc không hay suốt ngày chỉ lo bảo vệ tính
mạng cho bản thân và gia đình mình trước các cuộc bạo loạn, đánh bom tự sát mà bất
kể lúc nào cũng có thể gây nên cảnh chết chóc với bất kỳ người nào.
Không chỉ vậy, họ còn ngang nhiên đề xuất, lực
lượng vũ trang là lực lượng mang tính dân sự, không thuộc một đảng phái chính
trị nào. Thử hỏi, khi đất nước có xâm lăng, có kẻ thù xâm lược, trong khi các
phe nhóm, đảng phái đang tranh giành quyền lực với nhau thì lấy ai ra chiến đấu
bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân hay tự đem đất nước mình, dân tộc mình và cả
nhân dân mình giao nộp cho bọn xâm lăng. Thật là những đề xuất nực cười. Thử
hỏi cái “tâm”, cái “tầm” của những người này ở đâu hay chỉ là xuất phát từ lợi
ích, động cơ trục lợi của những kẻ hèn nhát, đố kỵ với Đảng, Nhà nước. Câu hỏi
ấy chúng ta có thể trả lời ngay được.
Và
vấn đề cuối cùng, không biết những người đã ký tên vào “bản kiến nghị” là mạo
danh, hay có chủ ý. Nhưng theo quan điểm của cá nhân tôi, số lượng 8.959 người
ký tên theo thông báo của trang Bauxite Vietnam, trong đó có rất
nhiều người là nông dân ở các địa phương. Chúng ta hãy thử hình dung, với những
người nông dân chân chất, suốt ngày chân lấm tay bùn, kiếm tiền nuôi gia đình,
lấy đâu thời gian mà vào mạng, lướt web, để ký tên kiến nghị những điều mà bản
thân họ không hiểu. Trong khi nếu có, họ cũng sẽ dành thời gian cho việc làm
những việc khác chứ sẽ chẳng bao giờ làm những việc đi ngược lại với đạo lý,
với lợi ích của chính bản thân và dân tộc mình như vậy.
Ấy vậy, chúng ta cần phải xét đến cái “tâm”, cái
“tầm” của những người đang góp ý vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của
Nhà nước. Việc Nhà nước ta đưa bản Dự thảo sử đổi Hiến pháp ra lấy ý kiến góp ý
của các tầng lớp nhân dân là đề cao tính dân chủ, muốn tranh thủ trí tuệ của
các giai tầng xã hội, của cả dân tộc. Những con người muốn lợi dụng việc này để
thực hiện những mưu đồ đen tối sẽ phải tự vấn với lương tâm, với chính bản thân
mình.
Người
con đất Việt
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)