15 thg 1, 2013

Khẳng định Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN


Ngày 18/11/2012, tại Phnôm Pênh, Cam-pu-chia, lãnh đạo các nước ASEAN đã ký thông qua Bản Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN (AHRD). Đây là văn kiện đầu tiên của ASEAN nhằm tạo khuôn khổ chung cho tăng cường hợp tác ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền của ASEAN.

Tuyên bố nhân quyền ASEAN bao gồm 07 phần với 40 Điều, khẳng định mọi công dân ASEAN có 4 nhóm quyền căn bản về dân sự, chính trị(14 quyền) – kinh tế, xã hội, văn hóa (8 quyền), quyền phát triển, và quyền hưởng hòa bình. Các quyền này được xây dựng trên những nguyên tắc căn bản là bình đẳng, tôn trọng đặc thù khu vực và sự đa dạng của mỗi quốc gia.
Thế nhưng ngay lập tức, sau khi Bản Tuyên ngôn được thông qua, nhiều tổ chức nhân quyền phi chính phủ (NGOs) ở một số nước trong khu vực và Hoa Kỳ đã lên tiếng phê phán một cách phiến diện, áp đặt các tiêu chí theo suy nghĩ chủ quan của họ. Đây là một vài nhận xét: “Không nghi ngờ gì nữa, nó không đáp ứng các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, huống hồ lại thêm thắt cho nó. Nó đi ngược lại các nguyên tắc nhân quyền đã tồn tại trong hơn sáu thập kỷ qua… nó xé nát những khái niệm cốt lõi của quyền con người vốn đã được chấp nhận từ lâu”. Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc tổ chức hoạt động cho nhân quyền Human Rights Watch ở Hoa Kỳ thì nói: “Tất cả những gì họ làm là tạo ra những kẽ hở và rồi tìm cách trau chuốt chúng”. Chúng ta sẽ trở lại những chứng cứ và “phản biện” của họ sau.
Thật là nực cười - những cái nhìn thiển cận và phiến diện. Từ trước đến bây giờ, chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” thường chỉ được lợi dụng để can thiệp vào nội bộ của một quốc gia, nay lại được mở rộng ra toàn bộ một khu vực rộng lớn 10 quốc gia với hơn 600 triệu người đang trên con đường trở thành một liên minh đoàn kết vững chắc. Đã qua lâu rồi thời kỳ những nước đang phát triển ở Đông Nam Á cần các nước phát triển đến khai sáng và cứu rỗi. Khi mà lợi ích của các “nước lớn” bị ảnh hưởng thì những phát ngôn thiếu thiện chí như trên có thể xuất hiện và tác động ngay lập tức. Phải chăng có những âm mưu chính trị nào đứng đằng sau những phát ngôn trên?
 Thông qua Tuyên ngôn, những nỗ lực của khối ASEAN trên lĩnh vực nhân quyền là không thể phủ nhận được. Điều này được thể hiện:
Thứ nhất, đây là một bước tiến lớn trong việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người trong ASEAN. kết tinh những giá trị cao đẹp nhất trong nền văn hóa của nhân loại, được hình thành với sự đóng góp của tất cả các quốc gia nội khối, trên nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế.
Thứ hai, thể hiện sự đồng thuận của các quốc gia đối với Tuyên ngôn, bất chấp sự phản ứng của nhiều tổ chức nhân quyền của các nước phương Tây trên một lĩnh vực tế nhị, phức tạp là một thắng lợi chính trị của mỗi quốc gia cũng như của cả ASEAN. Là văn kiện không mang tính ràng buộc pháp lý, nó chỉ thể hiện nỗ lực cũng như sự đồng thuận của các nhà lãnh đạo ASEAN trong việc ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền lợi chính đáng của người dân ASEAN, sự thống nhất trong việc giải quyết các công việc chung của khối: quyền con người, tranh chấp Biển Đông, Khủng bố, Tự do thương mại…
Thứ ba, việc thông qua văn kiện này là cơ sở pháp lý ngăn chặn âm mưu, hoạt động lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia như: đưa tiêu chí “nhân quyền phương Tây” áp đặt vào ASEAN nói chung, Việt Nam nói riêng - tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị đối lập hoạt động…
Thứ tư, đây là bước khởi đầu để đi đến ký kết các thỏa thuận, các điều ước quốc tế trong nội khối trên các lĩnh vực nhạy cảm, nhiều “bất đồng ý kiến” nhằm đưa ASEAN trở thành một khu vực ổn định, hòa bình và phát triển.
                                                                           Hoa đất

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

phải loại bỏ mọi âm mưu lợi dụng nhân quyền chống phá cách mạng nước ta. nhân quyền nghĩa đơn giản nhất phải là tôn trọng quyền của người khác.

Nặc danh nói...

Phải đoàn kết mới làm được!