4 thg 12, 2012

Chủ nghĩa đa nguyên – Vì sao không chấp nhận? (tiếp)


Phần 3: Bản chất cái gọi là “đa nguyên, đa đảng” ở các nước tư bản
Hòa chung trong các luận điệu tuyên truyền chống Việt Nam, một số nước tư bản đứng đầu là Mĩ tự hào “vỗ ngực” là mình thực hiện đa nguyên, đa đảng và chính vì thế nên mới có dân chủ. Đồng thời họ yêu cầu Việt Nam cũng phải thực hiện đa nguyên, đa đảng? Vậy vấn đề là ở chỗ liệu có đúng là ở các nước tư bane như Mĩ đều “đa nguyên, đa đảng” theo đúng nghĩa và chính vì thực hiện đa nguyên, đa đảng nên mới có dân chủ?
Trước hết cần phải thấy rằng cái gọi là đa nguyên ở các nước tư bản chỉ là cái vỏ bên ngoài, là cái hình thức bên ngoài để che giấu cái bản chất thực sự bên trong đó là chế độ nhất nguyên. Ở các nước tư bản về mặt hình thức có thể có nhiều đảng thay nhau lãnh đạo xã hội nhưng các đảng đó đều là đảng của giai cấp tư sản, nó đại diện cho các tập đoàn tư bản khác nhau và đều nhằm bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản. Do đó về mặt hình thức thì họ là đa đảng nhưng thực chất đó là nền “đa đảng nhất nguyên” và nhất nguyên một cách triệt để chứ không phải là “đa đảng đa nguyên” như họ vẫn mạnh miệng tuyên bố.
Thứ hai dân chủ không đồng nghĩa với “đa nguyên, đa đảng” và không phải cứ thực hiện “đa nguyên, đa đảng” thì mới có dân chủ. Bất cứ một nền dân chủ nào, cũng đều nhằm đảm bảo sự thống trị của giai cấp thống trị, cầm quyền. Dân chủ không phụ thuộc vào cơ chế độc đảng hay đa đảng, mà nó phụ thuộc vào bản chất của chế độ cầm quyền phục vụ cho giai cấp nào. Bản thân nền dân chủ tư sản, dù có được tô vẽ như thế nào chăng nữa, thì nền dân chủ đó vẫn là nền dân chủ của giai cấp tư sản, nhằm bảo đảm sự thống trị, bóc lột của giai cấp tư sản đối với xã hội và lao động.
Đối với nước Mĩ qua xem xét thực tiễn nền chính trị Mĩ có thể khẳng định 3 vấn đề sau: thứ nhất, chế độ đa đảng của nước Mỹ “thực chất chỉ là một đảng”, là sự cầm quyền của đảng tư sản; thứ hai, dân chủ ở nước Mỹ là dân chủ tư sản, không phải là dân chủ của đa số, không thực hiện quyền lực thực sự thuộc về nhân dân; thứ ba, thực chất đa đảng đối lập trong xã hội tư bản chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là bảo đảm quyền lực cho giai cấp tư sản.
Búa liềm

Không có nhận xét nào: