27 thg 12, 2012

Việt Nam có vi phạm nhân quyền ?


Phần 2: Vấn đề nhân quyền tại Việt Nam – nhìn dưới góc độ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam
Có lẽ ai cũng hiểu rằng muốn đánh giá đúng thực chất nhân quyền của một nước thì phải căn cứ vào chủ trương, chính sách của Nhà nước đó trong thực tế đang vận hành như thế nào? Đem lại hiệu quả, lợi ích gì trên tất cả các bình diện của đời sống kinh tế- xã hội?
Đi lên từ một nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Việt Nam có quyền tự hào về những cố gắng và tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện nhân quyền thông qua các biểu hiện cơ bản sau đây:
Về kinh tế, thành tựu lớn nhất không chỉ chúng ta hoan nghênh mà được cả dư luận thế giới chú ý là đường lối, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đúng đắn do Đảng đề ra. Các nghị quyết của Đảng thừa nhận có 6 thành phần kinh tế đồng thời cũng đã thể chế hoá trong Hiến pháp. Hiến pháp thừa nhận chế độ kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bao gồm 6 thành phần: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư  bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Chúng ta tôn trọng 6 thành phần kinh tế có nghĩa là chúng ta tôn trọng tất cả sức vóc, của cải vật chất của nhân dân, những người có năng lực, có điều khiện tham gia phát triển thành phần kinh tế nào đều được Đảng và Nhà nước hoan nghênh và tạo điều kiện. Đây là nội dung biểu hiện nhân quyền cụ thể nhất của công dân Việt Nam  về mặt kinh tế.
Về chính trị, Việt Nam công khai nói rõ trong Hiến pháp: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đây là điểm mà thế giới đánh giá cao. Nhà nước Việt Nam không theo hình thức của Nhà nước tư sản kiểu “tam quyền phân lập”. Các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước Việt Nam làm nhiện vụ độc lập, nhưng lại có sự phân công, phối hợp chặt chẽ với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quan điểm trên thể hiện sự dân chủ và tính nguyên tắc, đã được nhân dân thảo luận kỹ và đồng tình.
Tại Việt Nam dân chủ hoá đời sống xã hội đang được từng bước mở rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhà nước Việt Nam đã ban hành quy chế dân chủ cơ sở, được đông đảo cán bộ và nhân dân đồng tình, hưởng ứng, do vậy vai trò, vị trí của người lao động làm chủ cơ sở được đề cao. Đương nhiên, việc thực hiện ở mỗi nơi, mỗi lúc có khác nhau, nhưng việc xây dựng được quy chế dân chủ ở cơ sở rõ ràng là một cố gắng lớn. Việt Nam rất coi trọng giải quyết nguyện vọng chính đáng của nhân dân, nhiều việc oan sai được giải toả, đem lại sự công bằng cho mọi người.
Về mặt xã hội, có thể nói rằng , quan điểm  đúng đắn của Đảng ta đã nói rõ trong các Văn kiện Đại hội Đảng cũng như được thể chế hoá trong Hiến pháp: tăng trưởng kinh tế đi liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo sự công bằng và tiến bộ xã hội. Đây là quan điểm thể hiện sự khác biệt về chất giữa chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ tư bản chủ nghĩa. Một trong những biểu hiện được Liên Hợp quốc đánh gia cao nhất là chính sách xoá đói giảm nghèo của Việt Nam trong những năm qua đã thu được những kết quả tốt đẹp, thể hiện khá rõ nét ở nhiều vùng núi, vùng sâu, vùng xa với “điện, đường, trường, trạm” mọc lên ở nhiều nơi.
Về giáo dục, khoa học, Việt Nam rất coi trọng giáo dục khoa học. Hiến pháp xác định giáo dục khoa học là quốc sách hàng đầu. Trên thực tế nạn xoá mù chữ đã được xoá bỏ, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Đây cũng là tiêu chí quan trọng của nhân quyền. Thế nhưng, những thế lực thù địch Nhà nước Việt Nam cố tình “lờ đi” không thừa nhận những thành tựu này là vì lẽ gì?
Về văn hoá, Nghị quyết TW 5 (khoá XIII) chỉ rõ, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hoá thống nhất trong đa dạng và đa dạng trong thống nhất của 54 cộng đồng các dân tộc anh em sống trên dải đất hình chữ S này. Mặc dù còn khó khăn nhiều mặt, nhưng năm 2000, riêng việc nghiên cứu phục hồi nền văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, Nhà nước ta đã đầu tư hơn 20 tỷ đồng. Đấy cũng là sự tôn trọng quyền của công dân trong việc hưởng thụ văn hoá.
Về tự do báo chí, quyền tự do báo chí được Hiến pháp thừa nhận, ghi trong điều 69: “Công dân có quyền được tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin”. Quốc hội đã thông qua Luật Báo chí, Luật Xuất bản để cụ thể hoá Hiến pháp. Chưa bao giờ báo chí ta phát triển mạnh mẽ như 26 năm đổi mới vừa qua. Hiện nay cả nước có 894 cơ quan báo chí, trong đó có 759 cơ quan báo in với 1003 ấn phẩm, 67 đài phát thanh truyền hình TW và địa phương, 68 cơ quan báo điện tử và tạp chí điện tử, gần 17 000 phóng viên được cấp thẻ nhà báo. Các cơ quan báo chí này đều để nhằm phục vụ lợi ích cho nhân dân lao động Việt Nam.
Tóm lại, tại Việt Nam người dân hoàn toàn được hưởng các quyền tự do dân chủ. Những người cố tình phủ nhận những thành tựu cuả Việt Nam trong vấn đề đảm bảo quyền con người phải chăng là vì sự thiếu thiện chí với Việt Nam hay là vì một mưu đồ chính trị sâu xa nào khác???
Búa liềm

Không có nhận xét nào: