13 thg 12, 2012

Mối bất an mang tên tham vọng Trung Hoa


Ông Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai đã ký kết "đối tác chiến lược" song phương giữa hai nước. Quy chế này cho phép Trung Quốc đầu tư và cung cấp học bổng cho sinh viên Afghanistan sang nghiên cứu và học tập tại Trung Quốc. Các con số vẫn còn nhỏ, với tổng kim ngạch nhập khẩu hàng từ Afghanistan vào Trung Quốc chỉ đạt 4,4 triệu USD năm 2011.
Cam kết viện trợ là một phần của 75 triệu USD dự kiến mà Trung Quốc đã quyết định dành cho Afghanistan trong 5 năm tới. Con số này chưa là gì nếu so sánh với 10 tỷ USD các khoản cho vay phát triển đã cam kết với các nước thành viên SCO riêng tại hội nghị thượng đỉnh tháng Sáu. Một phần nào cho thấy sự miễn cưỡng chung của Trung Quốc khi phải dốc hầu bao viện trợ phát triển bên ngoài. Vấn đề này gây tranh cãi trong nước. Nhưng một cảm giác bất trắc về điều gì sẽ xảy ra tiếp theo ở Afghanistan cũng là một nhân tố đáng nghĩ.
Hỗ trợ của Trung Quốc có xu hướng tỷ lệ nghịch với các đầu tư quốc tế của các công ty SOE của nước này. Mỏ đồng lớn thứ hai thế giới ở Mes Aynak là phần thưởng cho tập đoàn MCC vào năm 2008 với một hợp đồng 30 năm. Nhà đầu tư được bảo vệ bằng việc tặng cho Chính phủ Afghanistan một số lời khổng lồ: 20% số tiền khai thác được từ mỏ đồng này; các kế hoạch xây dựng một nhà máy nhiệt điện 400 MW để phục vụ mỏ này ở Kabul; và các đề xuất xây dựng trường học và cơ sở hạ tầng vận tải xung quanh mỏ, bao gồm một đường sắt xuyên biên giới Afghanistan để đưa đồng ra thị trường.
Nhưng theo đánh giá qua những nghiên cứu tại Afghanistan, rất ít nếu không muốn nói là không kế hoạch nào trong số này tiến triển. Trung Quốc đã không giữ được lời hứa trước kia là phát triển một tuyến đường sắt kết nối khu mỏ này tới các thị trường có thể. Dự án khai thác đã bị trì hoãn, theo báo cáo chính thức, vì tàn tích Phật giáo 1.500 tuổi được tìm thấy tại nơi đây. Việc trì hoãn này vì lý do an ninh nhiều hơn. Người ta nói Tập đoàn MCC đã thiết lập các quan hệ với giới lãnh đạo và quân sự địa phương nhằm đảm bảo an toàn cho dự án, nhưng dường như chiến lược thận trọng nhất là quan sát những gì diễn ra sau khi Mỹ rút quân vào năm 2014.Ngược lại, đầu tư vào dầu mỏ của CNPC tại lưu vực sông Amu Darya ở miền Bắc Afghanistan dường như tiến triển hết tốc độ. Người giành quyền khoan dầu 25 năm cũng đã thắng thầu nhờ tặng một khoản chia hào phóng 15% doanh thu từ khai thác mỏ này và 20% thuế thu nhập tập đoàn. 70% lợi nhuận sẽ đến tay Chính phủ Afghanistan.
CNPC cũng đã tiết lộ các kế hoạch xây dựng một nhà máy lọc dầu nho nhỏ để tăng cường lượng dầu tiêu thụ trong nước, nơi vốn đang phụ thuộc vào dầu nhập khẩu. Chính phủ Afghanistan có thể sớm bắt đầu thấy một phần trong 300 triệu USD/năm mà họ kỳ vọng. CNPC đã vận hành với vận tốc tia chớp của mình; công việc sản xuất dự kiến bắt đầu vào năm 2013.
Đây là một phần phải làm với quy mô khiêm tốn của dự án và sự gần gũi về địa lý của mặt bằng thi công. Với dự kiến 87 triệu thùng/ngày, trữ lượng của mỏ này đáng để so sánh với các mỏ dầu ở vịnh Persic hay biển Caspean. Chính vì vậy, như đã nói ở trên, người ta đồn là mục đích dài hạn của CNPC trong khu vực là khai thác trữ lượng khí tự nhiên tiềm ẩn.
CNPC đã thông báo các kế hoạch về đoạn thứ tư của đường ống dẫn khí đốt Trung Á - Trung Quốc sẽ chạy từ Turkmenistan qua phía Bắc Afghanistan và Tajikistan tới lãnh thổ Trung Quốc - một dự án thay thế cho con đường hiện đi qua Uzbekistan và Kazakhstan. Dự án này một phần xuất phát từ các tranh chấp trong vận chuyển khí giữa Astana và Bắc Kinh, nhưng giới chức Trung Quốc ra sức nói về lợi ích phát triển cho Afghanistan. Đoạn thứ ba của đường ống này vẫn chưa hoàn thiện, vì vậy đường đến đoạn thứ tư có thể tùy thuộc vào sự ổn định tương đối của các tỉnh phía Bắc của Afghanistan trong vài năm tới.
Dù đã đạt nhiều thành quả khi vận hành trong không khí chính trị khó khăn và tại các vùng xung đột trên thế giới, nhưng các công ty Trung Quốc tại Afghanistan thể hiện sức chịu đựng ở mức vừa phải trước các nguy cơ. Giống như các nước láng giềng của Afghanistan và nhiều yếu tố trong nước này, các tác nhân Trung Quốc hướng đến thời kỳ sau khi quân Mỹ rút đi để xác định chiến lược của mình ở quốc gia này. Xét đến quan hệ mật thiết Trung Quốc - Pakistan, Bắc Kinh dường như sẽ tìm kiếm sự chỉ dẫn từ Islamabad. Afghanistan vẫn là một phần quan trọng của vương quốc ít được chú ý của Trung Quốc tại Trung Á. Sự tìm kiếm tài nguyên của Bắc Kinh và thái độ hăm hở xây dựng cơ sở hạ tầng của họ để đưa nguồn tài nguyên này một cách hiệu quả về Trung Quốc đã khiến Trung Quốc đóng một vai trò chính trị tại quốc gia này và trao cho họ một tầm vóc địa chính trị trong khu vực.
Đây là câu chuyện được lan truyền khắp Trung Á. Dù các tác nhân khác nhau của Trung Quốc tập trung vào các phần riêng lẻ của cam kết tổng thể trong khu vực, nhưng tổng cộng các cam kết này lớn hơn tổng các phần đó cộng lại. Các chiến lược gia tại Bắc Kinh có thể không có một chiến lược chặt chẽ đối với Trung Á, nhưng không có lực lượng nước ngoài nào khác liên quan một cách toàn diện như vậy và năng động trong cam kết như vậy, hay cam kết dài hạn như vậy tại tất cả 6 nước Trung Á, kể cả Afghanistan. Nhìn vào thực tế này, giới lãnh đạo chính phủ và giới chủ doanh nghiệp Trung Á ngày càng lao như thiêu thân vào các hợp đồng với Trung Quốc. Kyrgyzstan làm vậy vì họ phải làm. Turkmenistan, cũng được nhiều nước khác tán tỉnh, nhưng làm vậy vì họ muốn thế. Tại các nước còn lại, tình hình ở giữa hai trường hợp trên.
Nhưng mạng lưới các liên kết mà Trung Quốc đang thúc đẩy khắp khu vực là kết quả toàn cục. Đó là kết quả của tầm nhìn "Con đường tơ lụa mới" mà Bộ Ngoại giao Mỹ và ADB đã nói tới nhưng với các liên kết chủ yếu hướng về Tân Cương. Nguồn tài nguyên được tiếp cận nhờ các liên kết này hướng tới tiêu dùng trong nước của Trung Quốc. Các câu hỏi vẫn đặt ra là trong tương lai, liệu Ấn Độ hay các nước ven biển Caspea có gắn với mạng lưới này hay không. Nga có thể thấy ít hòa nhập vào mạng lưới mới này, việc có thể dẫn tới căng thẳng lớn hơn giữa Nga và Trung Quốc hoặc thái độ hung hăng ngày một gia tăng của Nga tại khu vực.
SCO có thể ngăn chặn một số sự đối địch nước lớn giữa Bắc Kinh và Moscow, và đến nay các lãnh đạo Nga đã phản ứng vương quốc ít được chú ý này của Trung Quốc bằng cách ngầm bằng lòng với việc thiết lập một "liên minh Á Âu" hoặc các thỏa thuận thuế quan thay vì thiết lập các hàng rào thuế quan yếu ớt chống lại hàng hóa của Trung Quốc. Giới lãnh đạo Bắc Kinh và các chủ doanh nghiệp Trung Quốc không hề bối rối với bất cứ nỗ lực nào. Trong khi thiếu nghiêm trọng năng lực thể chế, SCO hiện đang nổi lên như tổ chức toàn diện và được quốc tế tôn trọng nhất tại Trung Á, và nó đã âm thầm mở rộng tầm ảnh hưởng địa chính trị của mình. Gần đây họ đã hoan nghênh Thổ Nhĩ Kỳ trở thành "đối tác đối thoại", một biểu hiện của quan hệ đối tác xuyên lục địa đang nổi giữa Trung Quốc với các nền kinh tế năng động khác của Trung Á. Phép thử thực sự của SCO sẽ là làm thế nào giải quyết vấn đề tương lai Afghanistan, nơi vai trò của Trung Quốc tại Trung Á ảnh hưởng lớn nhất đến các lợi ích của Mỹ.
Không phải Trung Quốc cũng chẳng phải SCO sẽ chịu trách nhiệm cho Afghanistan sau khi quân đội Mỹ rút đi vào năm 2014. Tuy nhiên, các đầu tư của Trung Quốc, những lo ngại an ninh liên quan đến Tân Cương và quan hệ mật thiết của Bắc Kinh với Islamabad, sẽ xác định hướng đi của nước này trong thập kỷ tới. Về lâu dài, vương quốc ít được chú ý của Trung Quốc tại Trung Á sẽ có các hậu quả địa chính trị đối với sự ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây tại khu vực trọng điểm về địa lý nhất hành tinh này, từ mà Mackinder đã nói. Nếu Washington trở nên quan tâm nhiều hơn tới châu Á - Thái Bình Dương trong chính sách Trung Quốc của mình, thì họ sẽ không chỉ bỏ lỡ biểu hiện sâu hơn của ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc mà còn có thể thấy khó khăn hơn trong việc xây dựng quan hệ với các quốc gia Trung Á. Trung Quốc có thể không tìm kiếm một đế chế trong khu vực, mà họ chỉ là cường quốc năng động duy nhất theo một cách toàn diện và lâu dài. Nếu các nước bên ngoài khác không cam kết vào đây, thì chìa khóa của Trung Quốc ở Trung Á, để gạt Mỹ ra, sẽ không chỉ là ít được chú ý mà sẽ là không thể tránh khỏi./.
CHÂU GIANG THEO NATIONAL INTEREST

Không có nhận xét nào: