27 thg 12, 2012

Việt Nam không cần đa nguyên, đa đảng!


Đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá CNXH, trước hết là trên lĩnh vực tư tưởng là vấn đề có ý nghĩa sống còn của cách mạng Việt Nam, là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
Hiện nay, các TLTĐ tăng cường hoạt động phá hoại tư tưởng đối với Việt Nam. Mục tiêu của chúng là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCS, hướng Việt Nam theo con đường XHCN. Để thực hiện được âm mưu đó, các TLTĐ trong nước đã câu kết với các “Trung tâm phá hoại tư tưởng”, các chuyên gia chiến tranh tâm lý ở nước ngoài, huy động tối đa lực lượng, phương tiện tuyên truyền, xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, trong đó chúng đòi Việt Nam phải thực hiện đa nguyên, đa đảng.
Đa nguyên chính trị xuất hiện vào đầu thế kỷ XVIII, khi giai cấp tư sản còn là giai cấp tiến bộ trong đấu tranh bảo vệ sự đa dạng, bình đẳng của các nhóm xã hội có lợi ích khác nhau, phát triển quyền tự do dân chủ tư sản, là một khuynh hướng xã hội – triết học, tuyệt đối hóa sự đa dạng đối kháng của các nhóm, đảng phái, tổ chức chính trị khác nhau trong xã hội. Hệ thống đa đảng là hệ thống mà ở đó có nhiều đảng chính trị có khả năng điều hành chính phủ một cách độc lập hay liên minh với nhau.
Việt Nam không chấp nhận đa nguyên, đa đảng vì những lý do sau:
- Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không phải là chế độ chính trị của thể chế XHXN.
Đa nguyên chính trị xuất hiện khi giai cấp tư sản còn là giai cấp tiến bộ trong xã hội. Khi các tổ chức độc quyền xuất hiện, đa nguyên chính trị mất dần ý nghĩa ban đầu, trở thành thủ đoạn để điều chỉnh lợi ích trên nguyên tắc cạnh tranh giữa các nhóm, tổ chức độc quyền và là bình phong “dân chủ” che đậy sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội tư bản.
Khi CNXH xuất hiện, đa nguyên chính trị trở thành công cụ tư tưởng để giai cấp tư sản chống lại các nhà nước XHCN, phong trào công nhân và các trào lưu tiến bộ trên thế giới. Bằng việc đòi mở rộng quyền tự do dân chủ đã thực hiện chế độ đa đảng nhằm vô hiệu hóa và từng bước đẩy ĐCS ra khỏi vị trí lãnh đạo xã hội.
- Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không đảm bảo được dân chủ đích thực.
Bản chất của dân chủ là mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Không phải là cứ thực hiện đa đảng, nhiều đảng cạnh tranh thì sẽ dân chủ. Một ví dụ điển hình, người Mỹ luôn hô hào nước họ có “tự do”, “dân chủ” thực sự, người dân được tự do biểu tình, báo chí tự do phanh phui những chuyện nhạy cảm, các đảng phái cạnh tranh, hạ uy tín lẫn nhau. Nhưng điều đó không phải là bản chất thực sự của dân chủ. Đa đảng của nước Mỹ thực chất chỉ là một đảng, là sự cầm quyền của đảng tư sản; dân chủ ở Mỹ là dân chủ tư sản, không phải là dân chủ của đa số; thực chất đa đảng đối lập trong xã hội tư sản chỉ là nhằm mục tiêu đảm bảo quyền lợi cho giai cấp tư sản.
Dân chủ không phụ thuộc vào cơ chế độc đảng hay đa đảng mà nó phụ thuộc vào bản chất của chế độ cầm quyền phục vụ cho giai cấp nào.
- Lịch sử cách mạng Việt Nam đã khẳng định Việt Nam không cần đa đảng.
Tháng 8/1945, ĐCS Việt Nam đã lãnh đạo toàn dân tộc đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền, lập ra nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Toàn bộ cách mạng Việt Nam là do ĐCS Việt Nam lãnh đạo. Nhân dân Việt Nam đã lựa chọn ĐCS Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất của mình.
- ĐCS Việt Nam – một chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã và đang xây dựng đất nước vững mạnh, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của ĐCS, sự nghiệp cách mạng ở nước ta đã đem lại những quyền cơ bản cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động. Đó là độc lập, tự do cho dân tộc, quyền bình đẳng với các quốc gia trên thế giới.
- Dư luận quốc tế và nhân dân các nước dân chủ, tiến bộ trên thế giới đánh giá cao, ủng hộ ĐCS và chế độ nhất nguyên ở Việt Nam.
Nếu Việt Nam thực hiện đa đảng thì đất nước sẽ lâm vào cảnh hỗn loạn, mất ổn định, ĐCS mất vai trò lãnh đạo xã hội, Việt Nam không còn là đất nước phát triển theo con đường XHCN, mọi thành quả cách mạng sẽ bị tiêu tan. Điển hình là bài học đau xót về thực thi dân chủ sai nguyên tắc ở Liên xô trong thời gian cải tổ. Những đơn thuốc “công khai hóa”, “dân chủ hóa”, “đa nguyên chính trị” được đưa ra nhằm cải tổ chủ nghĩa xã hội lại tạo thời cơ, điều kiện thuận lợi cho các thế lực chống đối hoạt động ráo riết hơn, dẫn đến hậu quả tất yếu là chủ nghĩa xã hội ở Liên xô đã sụp đổ.
Có thể nói, ĐCS Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật. (Điều 4 – Hiến pháp 1992)
Dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, đất nước ta đã giành được những thắng lợi to lớn. Trong thời gian tới cần tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo duy nhất của đảng để đưa con thuyền cách mạng vững bước tới tương lai.
Nguyễn Nam

Không có nhận xét nào: