27 thg 12, 2012

Việt Nam có nhất thiết phải thực hiện đa nguyên, đa đảng?


Chủ nghĩa đa nguyên ra đời vào cuối thế kỷ XVIII, nhấn mạnh sự đa dạng trong đời sống xã hội, không có sự phân chia giai cấp, đa lực lượng, đa đảng phái, quan hệ với nhau theo nguyên tắc hiệp thương, xây dựng nhà nước phúc lợi chung.
Đòi Việt Nam phải đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập thực chất là gì?
Ở Việt Nam, một số người muốn đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập thực chất là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, hướng lái Việt Nam theo con đường của các nước tư bản phương Tây và Mỹ: có nhiều phe phái, đảng phái cùng nhau điều hành đất nước. Nền dân chủ “kiểu Mỹ” thực chất chỉ có trên lý thuyết, còn trên thực tế, nước Mỹ là do một đảng thống trị, đó là đảng của chủ nghĩa tư bản, dù là Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa. Quyền lực tập trung vào tay của giai cấp tư sản chứ không phải thuộc về nhân dân. Vậy, về thực chất, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập cùng hướng đến mục tiêu duy nhất là đảm bảo quyền lợi cho giai cấp tư sản.
Đa nguyên, đa đảng sẽ dẫn Việt Nam đến đâu?
Theo lý luận của các thế lực thù địch, đa nguyên, đa đảng sẽ đưa nước ta tiến tới nền dân chủ toàn diện, đất nước sẽ phát triển hơn, đời sống nhân dân sẽ tốt đẹp hơn. Nhnưg thực tế thì không phải như vậy. Đất nước ta sẽ rơi vào cảnh hỗn loạn, mất ổn định, bất ổn về kinh tế, chính trị, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội sẽ bị chặn lại, Đảng cộng sản mất vai trò lãnh đạo xã hội, mọi thành quả cách mạng của nhân dân ta đều sẽ tiêu tan. Liên xô, Ba Lan, Ucraina,… là những “tấm gương” về thực hiện đa nguyên, đa đảng. Những chiêu bài “công khai hóa”, “dân chủ hóa”, “đa nguyên chính trị” đưa ra nhằm cải tổ chủ nghĩa xã hội, lại tạo “thời cơ”, điều kiện thuận lợi cho các thế lực thù địch hoạt động ráo riết hơn, quyết liệt hơn và chúng đã thành công, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ.
Việt Nam không thực hiện đa nguyên, đa đảng là vì sự ổn định và phát triển của nền dân chủ, của mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định, đảm bảo sự ổn định và phát triển của đất nước, tiến tới xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa mà ở đó  con người thực sự được ấm no, hạnh phúc.
Mặt khác, ở Việt Nam, quyền lực thuộc về quần chúng nhân dân, mọi công dân đều có quyền tham gia quản lý xã hội trực tiếp hoặc gián tiếp, mọi ý kiến đóng góp đều được đảm bảo thực hiện.
Chính vì các lý do đó mà Việt Nam không cần đa nguyên, đa đảng.
Hoa nắng

Không có nhận xét nào: