13 thg 12, 2012

Tự do báo chí “tuyệt đối, không điều kiện” và những mưu toan, hệ lụy của nó


Việc cổ xúy về một sự tự do báo chí “tuyệt đối, không điềukiện” được phương Tây khởi xướng trên thực tế đã trở thành con bài được các thếlực thù địch lợi dụng để che đậy cho những thủ đoạn bịa đặt, xuyên tạc, chốngphá, xâm phạm quyền lợi chính đáng của cá nhân, tổ chức và sự ổn định của nhiềuquốc gia, trong đó có Việt Nam.
Vạch trần những thủ đoạn xảo trá, nham hiểm của cácthế lực thù địch và phát huy tốt vai trò, hiệu lực của báo chí, truyền thôngchân chính là giải pháp thiết thực, bảo đảm cho sự phát triển, tiến bộ về tự dobáo chí ở Việt Nam. Sau các sự kiện “Cách mạng màu” và “Mùa xuân Ả-rập”, vấn đềđòi hỏi tự do báo chí “không điều kiện” được khuấy động lên nhiều hơn bất cứthời kỳ nào trước đó. Những ai quan tâm tới tình hình quốc tế sau các sự kiệntrên đều thấy rằng: theo sau con bài “dân chủ”, “nhân quyền” có sự dẫn đườngtích cực của truyền thông, báo chí; và chính truyền thông, báo chí đã tạo ra sựbất đồng sâu sắc trong nội bộ các quốc gia có các sự kiện trên. Điều đó đượckết hợp với sự can thiệp của nước ngoài, thông qua các thiết chế kinh tế, quânsự quốc tế để lật đổ chế độ điều hành tại nhiều quốc gia được cho là “độc tài”,“mất dân chủ”. Những việc làm này đã được áp dụng có hiệu quả và chắc chắn sẽtiếp tục được thực hiện ráo riết hơn đối với nhiều quốc gia khác; trong đó,không loại trừ Việt Nam.Gần đây, tổ chức “Ngôi nhà tự do” – một tổ chức phi chính phủ, có trụ sở tạiMỹ, với chức năng cổ súy cho dân chủ, tự do, nhân quyền đã tiến hành khảo sát,đánh giá, xếp hạng về tự do báo chí năm 2011 đối với 197 quốc gia. Với lý dobáo chí, truyền thông đã đóng góp thiết thực vào việc thay đổi các thể chế cầmquyền, nhiều nước Bắc Phi, Trung Đông được tổ chức này cho rằng đã có sự tiếnbộ đáng khích lệ về tự do báo chí, truyền thông và họ đưa Việt Nam vào nhóm cácnước không có tự do báo chí! Chưa bàn tới mức độ khách quan của việc làm này,nhưng qua đó, người ta đã thấy có sự khác biệt lớn không những về tiêu chí, màcòn cả về mục đích thực chất trong nhìn nhận về tự do báo chí của họ chẳng khácgì một công cụ để can thiệp vào nội bộ của các quốc gia có chủ quyền. Đối vớichúng ta: tự do báo chí là sự tự do thể hiện chính kiến cá nhân, những phảnbiện xã hội với mục đích góp phần làm cho xã hội tốt đẹp, tiến bộ hơn; song,không phải là tự do xuyên tạc, bôi nhọ, kích động bất chấp pháp luật, gây tổnhại đến cá nhân, tổ chức, nhất là đối với sự ổn định chính trị, xã hội của đấtnước. Nếu nói tự do báo chí một cách “tuyệt đối, không điều kiện”, bỏ qua cácthiết chế bảo đảm về pháp luật, ý thức, trách nhiệm công dân… thì sự tự do nhưvậy, sớm hay muộn sẽ dẫn tới tình trạng hỗn loạn, bất ổn về chính trị. Gần đây,bộ phim báng bổ Đạo Hồi “Sự ngây thơ của các tín đồ Hồi giáo” do nhà làm phimMỹ Na-kon-la Ba-se-ly Na-kon-la tung ra thị trường, đã ngay lập tức thổi bùnglên sự phẫn nộ, phản kháng dữ dội của hơn 1,2 tỷ tín đồ Đạo Hồi trên khắp thếgiới. Biểu tình, bạo động đã xảy ra ở hàng chục quốc gia Hồi giáo, làm hàngchục người bị thiệt mạng và nhiều nhà thờ bị đốt phá; đại sứ quán Mỹ ở nhiềunước bị vây hãm… Trước sự kiện đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban-ki-mun đã lêntiếng: “Tự do ngôn luận được bảo vệ khi nó được sử dụng vào mục đích công lý vàcộng đồng… Khi một số người sử dụng quyền tự do này để khiêu khích hoặc sỉ nhụccác giá trị niềm tin của người khác thì hành động đó sẽ không được bảo vệ”.Thiết nghĩ, bài học về sự kiện này là rất cần thiết cho những ai cổ xúy mộtchiều với dụng ý xấu về sự tự do báo chí “tuyệt đối, không điều kiện”. Trên thực tế, ngay cả ở các nướctự cho mình là khuôn mẫu về tự do, dân chủ và đem điều đó để soi xét, áp đặtcho nước khác, song đâu phải vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí ở đó khôngcó sự giám sát chặt chẽ của pháp luật. Ngay như cuộc biểu tình “Chiếm phốWall”, nhằm đấu tranh cho sự bình đẳng xã hội và các giá trị nhân văn chínhđáng nổ ra tại Mỹ vào tháng 9 năm 2011, mặc dù đã nhanh chóng bùng phát và lanrộng trên 950 thành phố, thuộc 82 quốc gia trên thế giới, nhưng không có sự bảotrợ của luật pháp và hệ thống truyền thông, báo chí do các ông chủ tư bản nắmgiữ, nên sau đó không lâu đã phải ngưng nghỉ. Hiến pháp nước Mỹ quy định: “Quốchội sẽ không ban hành một luật nào giới hạn quyền tự do ngôn luận hay tự do báochí của công dân”. Mặc dù vậy, trước yêu cầu thực tế của lĩnh vực ngôn luận,báo chí; năm 1798 với việc ban hành đạo luật “Phản loạn”, Quốc hội Mỹ đã đưa raquy định: “Việc viết, in, phát biểu hay phổ biến… mọi văn bản sai sự thực, cótính chất xúc phạm hay ác ý chống chính quyền đều là tội”. Thực tế đó cho thấy,mọi sự tự do, dân chủ thuộc bất cứ thể chế chính trị nào cũng cần có hành langpháp lý bảo đảm và đây cũng là điều quan tâm của bất cứ nhà nước nào thuộc mọithể chế chính trị. Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa XHCN Việt Namquy định rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, có quyền được thông tin… theoquy định của pháp luật”. Nhằm ngăn ngừa, xử lý tội phạm trong hoạt động ngônluận, báo chí, Điều 88 trong Bộ Luật Hình sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đãquy định việc “Tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyêntruyền chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, làmra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nướcCộng hòa XHCN Việt Nam” sẽ bị phạt tù từ 03 đến 12 năm. Cũng như mọi quốc giakhác, việc các cơ quan chức năng của Nhà nước Việt Nam thực hiện xét xử ngườivi phạm trong hoạt động ngôn luận, báo chí theo đúng luật định (như vụ xét xửNguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải trong tháng 9 vừa qua) là điều hếtsức bình thường. Thế nhưng, như đã trở thành điệp khúc, mỗi khi điều đó diễn rangười ta lại thấy ồn ào lên sự phản đối việc Chính quyền Việt Nam “bóp nghẹt”, “đàn áp” báo chí.Phi lý hơn nữa, nhiều trường hợp phạm tội còn được đánh đồng với người yêunước, suy tôn là “người hùng” vì đã có công đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền,chủ quyền quốc gia”. Nguyên do của tình trạng bất công, phi lý đó là sự địnhkiến, chủ quan áp đặt trong cách nhìn đối với tình hình dân chủ, nhân quyền ởViệt Nam của một số tổ chức, cá nhân có tư tưởng thù địch với Việt Nam và từnhững mưu toan chống phá với ảo tưởng xoay chuyển chế độ của các phần tử cơhội, bất mãn chính trị, chống cộng cực đoan. Hiện nay, có hơn 04 triệu ngườiViệt Nam đang định cư ở nhiều quốc gia trên thế giới; hầu hết kiều bào yêunước, một lòng hướng về Tổ quốc, ủng hộ công cuộc xây dựng và phát triển đấtnước, song vẫn còn những phần tử phản động lưu vong, như: Nguyễn Đình Thắng,Cao Quang Ánh, Võ Văn Ái,… luôn tìm mọi cách để bôi nhọ đất nước, ngăn cản xuhướng đoàn kết, hòa hợp dân tộc, thậm chí đang tâm kêu gọi, vận động các tổchức, cá nhân có tầm ảnh hưởng để can thiệp, cấm vận, trừng phạt chính ngay Tổquốc, nhân dân mình. Điển hình là việc phản đối Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thếgiới (WTO) trước đây và ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hiện nay.Gần đây, nhằm chống phá công cuộc đổi mới, phát triển đất nước và vai trò củaĐảng, Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực truyền thông, báo chí, các thế lực thùđịch triệt để lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và sự phát triểncủa công nghệ thông tin, những biến động từ Trung Đông, Bắc Phi,… để đẩy mạnhlên mức độ chưa từng có, bằng các phương thức, thủ đoạn xảo trá, nham hiểm mới.Thực tế đó đã đặt ra những thách thức cao độ đối với bản lĩnh, trí tuệ của Đảngta cùng lúc với việc phải giải quyết nhiều vấn đề hệ trọng cả về đối nội, đốingoại và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Hoạt động chống phá trên lĩnh vựctruyền thông, báo chí của các thế lực thù địch đối với Việt Nam vừa qua đã đượcthực hiện với nhiều hình thức, phương tiện khác nhau, nhất là các trang mạngtrên in-tơ-nét (phương tiện đang có 34% dân số Việt Nam sử dụng). Theo báo cáocủa các cơ quan chức năng, hiện nay đang tồn tại hơn 50 trang mạng thường xuyêncó nội dung sai lệch, xuyên tạc tình hình Việt Nam, gần đây nhất là các trang:“Quan làm báo”, “Dân làm báo”, “Biển Đông”… có máy chủ đặt ở nước ngoài, hoạtđộng móc nối với các đối tượng chống cộng trong nước và ngoài nước. Việc pháttán các thông tin với nhiều suy diễn, mục đích khác nhau còn được các đài: RFA,RFI, Á châu tự do, BBC… hỗ trợ đắc lực. Chỉ trong 04 tháng gần đây, trang “Quanlàm báo” đã đưa lên mạng gần 900 bài viết (40% bài được soạn từ nước ngoài, hơn150 bài đăng lại từ các trang mạng khác). Bên cạnh số lượng người truy cập vìsự tò mò, đã có nhiều ý kiến phản bác về nội dung, hình thức, nhất là tínhthiếu trung thực và mục đích thâm thù của các trang này; trong đó, có không ítchính kiến của các nhà báo không nằm trong hệ thống báo chí chính thống củaViệt Nam. Trên trang mạng “Diễn đàn thế kỷ”, tác giả Ka-mi đã bày tỏ: “Nhìn từgóc độ báo chí thì Blog “Quan làm báo” nhận được sự phản ứng mạnh mẽ, không mấythiện cảm từ những nhà làm báo chuyên nghiệp hay Blogger nổi tiếng vì tínhtrung thực của Blog này… Blog này mất đi tính trung thực của hệ thống thông tinlề trái theo kiểu “con sâu bỏ rầu nồi canh”. Nhà báo Lê Đức Diễn cho rằng:“Nhìn từ khía cạnh chuyên môn tờ “Quan làm báo” không đạt tiêu chuẩn, có thểxem nó như một tờ báo vỉa hè, thậm chí tệ hơn, do cách trình bày thiếu chuyênnghiệp, hành văn cẩu thả với nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. Quan trọng hơn nữalà chủ nhân tờ báo là người giấu mặt, đồng nghĩa với sự phủi bỏ trách nhiệmtrước dư luận và pháp luật”…

Cũng như “Quan làm báo”, những gì đã và đang diễn ra trên các trang mạngcó nội dung xấu độc khác đều cho thấy: mục đích thực chất của nó hoàn toànkhông phải từ sự quan tâm đến những vấn đề chung của đất nước, bởi nội dungthông tin chủ yếu được nhào trộn giữa hư và thực với sự giảo trá, bịa đặt, suydiễn một cách chủ quan, tùy tiện. Việc dựng lên chuyện đấu đá phe phái, hậuthuẫn cho tham nhũng, tiêu cực, những sai phạm về kinh tế, tài chính cùng sựnhu nhược trong vấn đề chủ quyền quốc gia… không gì khác hơn, đó là sự bôi nhọ,vu cáo trắng trợn, nhằm kích động tạo sự bất đồng sâu sắc trong nội bộ Đảng,làm cho nhân dân hoài nghi về đường lối phát triển đất nước, quan hệ quốc tế vàcông cuộc đổi mới, xây dựng chỉnh đốn Đảng ta…

Hơn lúc nào hết, sự chống phá Đảng, Nhà nước và chếđộ XHCN ở Việt Nam trên lĩnh vực truyền thông, báo chí của các thế lực thù địchngày càng được tăng cường với các âm mưu, thủ đoạn mới. Sự tăng cường chống phánày diễn ra trên nhiều phương diện, song hiện nay, được tập trung trước hết vàoviệc chống phá quá trình tổ chức thực hiện công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảngtheo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảnghiện nay”. Với ý nghĩa đó, cùng với tiến hành đồng bộ các giải pháp khác, việctổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), ngăn chặn vàđẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phậnkhông nhỏ cán bộ, đảng viên; khắc phục tình trạng tham nhũng, tiêu cực, nêu caovai trò gương mẫu đi đầu của cán bộ chủ chốt các cấp có ý nghĩa như một giảipháp tổng thể, hàng đầu làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhànước, chế độ XHCN trên lĩnh vực truyền thông, báo chí.
THƯỜNG VŨ

Không có nhận xét nào: